Ông Giuôc-đanh mặc lễ phục là một lớp kịch trọn vẹn (lớp 5, hồi II) trích từ hài kịch nổi tiếng Trưởng giả học làm sang của Mô-li-e, nhà hài kịch cổ điển ở Pháp.
Tôi đi học là một trang hồi ức của Thanh Tịnh, là trang văn đầy chất thơ về kỉ niệm của ngày tựu trường đầu tiên. Giọng văn nhẹ nhàng, truyền cảm, nhắc lại kí ức ngày đầu tiên cắp sách đến trường của mỗi người. Tôi đi học là tiếng lòng man mác, bâng khuâng của một thời để thương, để nhớ và yêu quý vô cùng.
Đoạn trích Trong lòng mẹ đã thể hiện tính nhân đạo trong hồi kí. Những ngày thơ ấu của nhà văn Nguyên Hồng. Nhân vật chính trong đoạn trích này là bé Hồng. Hồng ở trong tình huống hết sức tội nghiệp: bố chết, mẹ phải đi bước nữa và bị gia đình nhà chồng ruồng rẫy, bé Hồng phải sống nhờ vào họ hàng và bị hắc hủi, soi mói tàn nhẫn. Em thương mẹ, nhớ mẹ vô cùng mà phải xa mẹ. Vì vậy ta hiểu vì sao em vô cùng sung sướng khi mẹ trở về.
Cảnh Tức nước vỡ bờ để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc về nhân vật chị Dậu. Trong hoàn cảnh đáng thương, chị vẫn là người vợ, người mẹ giàu tình thương chồng con... Nhưng chị cũng là người đàn bà cứng cỏi. Đã dám chống lại bọn cường hào để bảo vệ chồng
Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chữ viết hoa đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tưởng tương đối hoàn chỉnh
Khi đọc lại những Câu “Hàng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường” của bài Tôi đi học lòng em lại náo nức khó tả
Thuở ấy, tôi mới từ miền Trung chuyển vào Nam theo ba mẹ. Chương trình lớp bảy chẳng có gì khó đối với tôi, vấn đề là giọng nói của tôi so với mọi người. Trong lớp học, tôi chẳng dám phát biểu. Giờ ra chơi, tôi cũng chẳng nói chuyện được với ai. Tôi trở nên đơn độc trong trường.
Truyện Lão Hạc vừa nêu bật một hình ảnh đáng thương, đáng kính của một con người với cái chết đau đớn; vừa cho thấy cảnh sống cơ cực của người nông dân trong xã hội đương thời.
Nghĩa của từ bao giờ cũng có tính chất khái quát những đặc điểm, những nét chung của sự vật, hiện tượng và loại bỏ những nét nghĩa ngẫu nhiên, phi bản chất của sự vật, hiện tượng đó. Nói một cách khác, nghĩa của từ không chỉ một sự vật, hiện tượng cụ thể với tất cả mọi dáng vẻ của nó mà chỉ sự vật, hiện tượng khái quát hóa.
Khi chuyển từ đoạn văn này sang đoạn văn khác, cần sử dụng các phương tiện liên kết. Việc sử dụng các phương tiện liên kết có tác dụng làm cho ý giữa các đoạn văn liền mạch với nhau một cách hợp lí, tạo tính chỉnh thể cho văn bản
Tác phẩm tự sự thường là những tác phẩm có cốt truyện với các nhân vật, chi tiết và sự kiện tiêu biểu. Tuy nhiên, trong thực tế có một số tác phẩm dường như không có cốt truyện (ví dụ như một số truyện ngắn trữ tình của Thạch Lam) nên rất khó tóm tắt hoặc bản tóm tắt sẽ rất đơn giản. Tóm tắt tác phẩm tự sự là tóm tắt những nhân vật, chi tiết, sự kiện chính, tiêu biểu đó và tước bỏ đi những chi tiết, nhân vật và các yếu tố phụ không liên quan.
Tóm tắt truyện "Lão Hạc" bằng văn bản: Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó. Con trai lão đi phu đồn điền cao su, lão chỉ còn lại cậu Vàng. Vì muốn giữ lại mảnh vườn cho con, lão phải bán con chó, mặc dù rất buồn bã và đau xót...
Qua truyện ngắn Cô bé bán diêm, tác giả như muốn đối chiếu cảnh đói rét khốn cùng của em bé bán diêm với cảnh sống sung túc, hoan hỉ của mọi nhà vào đêm giao thừa. Dường như tất cả đều quay lưng lại, thờ ơ với cuộc sống của em. Em đã bị bỏ rơi giữa cuộc đời no đủ, giàu sang. Đó là ý nghĩa nhân đạo của tác phẩm, là tấm lòng của An-đéc-xen với những cuộc đời khốn cùng, khổ đau.
Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.
Thán từ là những từ dùng làm dấu hiệu biểu lộ cảm xúc, tình cảm, thái độ của người nói hoặc dùng để gọi đáp. Thán từ thường đứng ở đầu câu, có khi nó được tách ra thành một câu đặc biệt
Trong một văn bản tự sự luôn có sự kết hợp và tác động qua lại giữa các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm của người viết. Các yếu tố miêu tả và biểu cảm kết hợp với nhau có tác động làm cho văn bản tự sự sinh động và sâu sắc hơn.
Đằng sau những câu văn, dòng chữ của đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió, chúng ta luôn bắt gặp nụ cười hóm hỉnh của tác giả. Nhưng đằng sau nụ cười chế giễu lại là sự đề cao của nhà văn đối với nhân vật Đôn Ki-hô-tê về một tình yêu tự do, bình đẳng, sống thiết thực yêu đời, có tính nhân vật trong một chừng mực nhất định.
Trong một văn bản tự sự bao giờ cũng có sự kết hợp, đan xen giữa các yếu tố miêu tả và biểu cảm, có tác dụng làm cho văn bản tự sự sinh động và sâu sắc hơn.
Đây là “bức thông điệp màu xanh” tạo cho người đọc một ấn tượng đặc biệt về lòng nhân ái của con người, ca ngợi tình bạn chung thủy, ca ngợi mục đích và ý nghĩa cao quý của nghệ thuật: hãy yêu thương con người, hãy hi sinh vì sự sống của con người, ở đây tình bạn bè, tình chị em, lòng nhân hậu, bác ái, đức hi sinh, của người họa sĩ già làm cho ta tin yêu và kính phục.
Bố cục của một văn bản tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm bao giờ cũng gồm ba phần: mở bài, thân bài, kết bài. Khi làm một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm phải biết lựa chọn và sắp xếp các ý trong bài văn đó theo một trình tự hợp lí.
Đoạn văn trích Hai cây phong là trang văn hay, đầy ấn tượng, lồng vào tình cảm đó là kỉ niệm đẹp của tuổi thơ về lòng biết ơn người thầy đầu tiên, đã làm nên chất thơ của truyện, nó thể hiện rất sâu sắc tình yêu quê hương, tình yêu cây cỏ, cảnh sắc thiên nhiên...
Nói quá là một biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. Nói quá còn gọi là khoa trương, thậm xưng, phóng đại, cường điệu, khoa ngữ.
Tuy đã trôi qua nhiều năm nhưng hình ảnh của cô Lan - cô giáo đã dạy tôi khi còn ở tiểu học vẫn in đậm trong tâm trí tôi. Cô là cô giáo mà tôi yêu quý nhất nhưng có lần tôi đã làm cho cô buồn và thất vọng. Cho đến bây giờ tôi vẫn nhớ rõ như in câu chuyện năm xưa.
Khi đứa em gái út của tôi cất tiếng khóc chào đời thì lúc đó tôi mới tám tuổi và em trai tôi lên sáu tuổi. Trước đó, tôi thường được cha mẹ là “chị lớn” còn thằng em tôi là “em bé”...
Văn bản Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 là văn bản thuyết minh nói về tác hại của bao ni lông. Văn bản có sức thuyết phục nhờ phân tích một cách khoa học các độc tố có trong đó. Những đề nghị mà Sở Khoa học - Công nghệ Hà Nội nêu lên là rất cần thiết, đó là những điều ai cũng có thể làm được để góp phần bảo vệ môi trường - ngôi nhà chung của thế giới.
Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu tế nhị.
Bài học này giúp học sinh ôn tập những kiến thức đã học về văn miêu tả và biết kể trước tập thể một cách rõ ràng, gãy gọn, sinh động một câu chuyện có kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
Câu ghép là câu có từ hai cụm chủ vị trở lên và chúng không bao nhau. Mỗi cụm chủ vị của câu ghép có dạng một câu đơn và được gọi chung là một vế của câu ghép.
Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức về các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
Ôn dịch, thuốc lá là một văn bản thuyết minh được viết bằng một văn phong hiện đại, độc đáo. Các lí lẽ và dẫn chứng được tác giả nêu lên qua sự phân tích sắc bén, qua sự so sánh liên tưởng đầy sức thuyết phục. Bài văn đã thể hiện sự quan tâm và lo lắng của Nguyễn Khắc Viện trước tệ nạn.
Câu ghép đẳng lập là kiểu câu ghép có các vế ngang hàng nhau về ngữ pháp. Câu ghép đẳng lập có thể không dùng quan hệ từ hoặc dùng các quan hệ từ và, rồi, mà, còn, chứ, hay...
Muốn làm tốt bài văn thuyết minh, người viết phải nghiên cứu tìm hiểu sự vật, hiện tượng, cần thuyết minh, nhất là phải nắm bắt đi bản chất, đặc trưng của chúng để tránh xa vào trình bày các biểu không tiêu biểu, không quan trọng.
Chủ đề bao trùm văn bản Bài toán dân số là thế giới đang đứng trước nguy cơ bùng nổ và gia tăng dân số quá nhanh. Đó là hiểm họa cần phải báo động vì đó là con đường “tồn tại hay không tồn tại" của chính loài người.
Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu thêm phần có chức năng chú thích (giải thích, bổ sung, thuyết minh thêm).
Dấu hai chấm dùng để đánh dấu phần bổ sung, giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó; đánh dấu lời dẫn trực tiếp hay lời đối thoại.
Để làm một bài văn thuyết minh, trước hết phải nhận thức rõ yêu cầu của đề bài, xác định rõ phạm vi tri thức khách quan, khoa học về đối tượng thuyết minh.
Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp; đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai; đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san... dẫn trong câu văn.
Muốn thuyết minh về một đồ dùng, trước hết phải quan sát, tìm hiểu cấu tạo, tính năng, tác dụng, cơ chế hoạt động của nó. Khi trình bày ý phải mạch lạc, âm lượng vừa phải, rõ ràng, giọng điệu thuyết phục người nghe.
Tục ngữ Việt Nam có câu “Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân”. Suy ngẫm nhiều, chúng ta thấy đúng là y phục góp phần quan trọng vào vẻ đẹp mỗi con người, góp phần quan trọng vào dáng vẻ thướt tha của phụ nữ. Một trong những kiểu y phục ấy là chiếc áo dài Việt Nam.
Người Việt Nam chúng ta, chắc hẳn nhiều người biết về đôi dép lốp hay còn gọi là dép cao su. Đó là sản phẩm của một thời đánh giặc gian khổ nhưng anh hùng của dân tộc, gắn bó với hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ của nhân dân ta.
Chó được nhiều người gọi là con cầy. Có những tên quen thuộc đặt cho nó như Cún, Ki Ki, nhưng cũng có nhiều người đặt cho nó nhiều tên kiểu cách. Nó thuộc loại động vật bốn chân, ăn tạp.
Muốn thuyết minh đặc điểm một thể thơ, một thể loại văn học hay văn bản cụ thể thì trước hết phải quan sát, nhận xét, sau đó khái quát thành những đặc điểm.
Bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu được làm ngay sau khi cụ bị bắt giam vào nhà ngục Quảng Đông, đã truyền vào tâm hồn chúng ta một niềm tự hào về truyền thống bất khuất, hiên ngang của các nhà cách mạng tiền bối. Tinh thần của bài thơ lại thể hiện sự đàng hoàng, hiên ngang, tràn đầy niềm lạc quan cách mạng.
Đập đá ở Côn Lôn là bài thơ rất đặc sắc và độc đáo. Ngôn ngữ hàm súc, kết hợp tả thực với tưởng tượng, sử dụng biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, khoa trương, tác giả đã sáng tạo nên những vần thơ đẹp bằng một tư thế hiên ngang. Bài thơ làm người đọc xúc động về một khí phách hiên ngang, một tấm lòng thủy chung với nước, với dân, với sự nghiệp cách mạng của người chiến sĩ vĩ đại Phan Châu Trinh.
Bài ôn luyện này giúp học sinh tránh được các lỗi sau: Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc; dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc; thiếu dấu thích hợp để ngắt các bộ phận của câu khi cần thiết; lẫn lộn công dụng của các dấu câu.
Học sinh ôn tập, củng cố lại những kiến thức về từ vựng đã học ở học kỳ I như cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ, từ tượng thanh và tượng hình, trường từ vựng, từ ngữ địa phương và từ ngữ các tầng lớp xã hội, các biện pháp tu từ từ vựng.
Cây tre là một cây khẳng khiu nhưng có nhiều công dụng. Lá tre thường được người Việt Nam lấy để gói bánh vào dịp tết Đoan Ngọ. Thân tre thì dùng để làm đũa, muỗng...
Đoạn trích Tức nước vỡ bờ kể lại chuyện anh Dậu sau khi bị ngất xỉu ở sân đình, bọn tay sai sợ bị vạ lây nên đem anh Dậu trả về gia đình trong tình trạng thừa sống thiếu chết...
Bài thơ Nhớ rừng được Thế Lữ viết năm 1934, in trong tập Mấy vần thơ xuất bản năm 1935. Bài thơ mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn Bách thú để thể hiện ý chí căm hờn, u uất và niềm khát khao tự do mãnh liệt của tác giả cũng như những người bị giam cầm, bị nô lệ.
Ông đồ là những nhà nho, không đỗ đạt cao để đi làm quan, mà chỉ ngồi dạy học “chữ nghĩa thánh hiền”. Ông đồ được nhà thơ nói đến là nhà nho tài hoa. Ông xuất hiện vào độ hoa đào nở, bên phố đông người qua. Ông có những tháng ngày đẹp, những kỉ niệm đẹp.
Tố Hữu đã ca ngợi thơ Tế Hanh là những câu hát yêu thương, còn nhà thơ Xuân Diệu thì cho rằng nó như một dòng suối nhỏ nhưng là nguồn tình cảm trong lành và bền vững. Đọc bài Quê hương của Tế Hanh ta cảm thấy yêu thơ và tâm hồn thơ của Tế Hanh. Với ông những cảnh sắc về bầu trời, dòng sông, cánh buồm, bến đỗ, con cá... là màu sắc, là hương vị là hình bóng thân yêu của quê nhà. Những nét nhân hóa trong bài thơ Quê hương rất sáng tạo và hấp dẫn người đọc. Đó chính là điểm nhấn giúp bài thơ giàu tình cảm và cảm xúc.
Trong nhiều trường hợp câu nghi vấn không dùng để hỏi mà dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, biểu lộ tình cảm, cảm xúc,... và không yêu cầu người đối thoại trả lời.
Bài thơ Khi con tu hú được sáng tác vào tháng 7 năm 1939, khi Tố Hữu đang trên bước đường hoạt động cách mạng thì bị địch bắt giam tại nhà lao Thừa Phủ (Huế).
Khi cần thuyết minh cách làm một đồ vật (hay cách nấu món ăn, may áo, quần,...) người ta thường nêu những nội dung theo trình tự: giới thiệu nguyên liệu, trình bày cách làm và cuối cùng có yêu cầu thành phẩm. Lưu ý khi thuyết minh cách làm thì phải nêu rõ cái gì làm trước, cái gì làm sau theo một thứ tự nhất định thì mới đạt được kết quả như mong muốn.
Tức cảnh Pác Bó là một bài thơ hồn nhiên, giản dị mà sâu sắc, đẹp. Thơ là hồn, là cuộc đời, là cách ứng xử của Bác Hồ. Bài tứ tuyệt viết về Pác Bó đã vượt qua một hành trình hơn 60 năm. Nó như một chứng tích lịch sử về những ngày tháng gian khổ của cách mạng Việt Nam và của lãnh tụ nơi suối lạnh hang sâu đầu nguồn. Nó gợi lên trong lòng mỗi chúng ta bài học về tinh thần lạc quan yêu đời, biết sống và hướng về lí tưởng cao đẹp.
Khi viết một văn bản thuyết minh giới thiệu về một danh lam thắng cảnh, thì điều đầu tiên, nhất thiết phải làm là cần có sự quan sát hoặc tra cứu sách vở, phỏng vấn những người hiểu biết về danh lam thắng cảnh đó.
Văn bản thuyết minh có vai trò và tác dụng quan trọng đối với đời sống con người vì nó cung cấp cho con người những tri thức, những hiểu biết để con người có thể vận dụng, phục vụ lợi ích của mình. Trong đời sống hằng ngày không lúc nào có thể thiếu được các văn bản thuyết minh.
Bài thơ Ngắm trăng ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt: giữa chốn lao tù tăm tối của chế độ Tưởng Giới Thạch, thi sĩ - người tù tay bị xích, chân bị cùm, thân thể bị đọa đày nơi ngục lạnh mà lòng thanh thản thưởng thức vẻ đẹp của một đêm trăng sáng.
Đi đường là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt số 30 trong Nhật kí trong tù. Lúc bấy giờ, Hồ Chí Minh đã bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giải lui giải tới qua nhiều nhà lao trên tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Trải qua cay đắng thử thách nặng nề, Người gửi gắm bao suy nghĩ, cảm xúc của mình vào bài thơ Đi đường này.
Câu cảm thán là câu thường có những từ ngữ cảm thán như ổi, than ôi, hỡi ôi, chao ôi, trời ơi... dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người viết) và xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hàng ngày hay ngôn ngữ văn chương.
Câu trần thuật là câu không có những dấu hiệu hình thức của những kiểu câu khác và thường kết thúc bằng dấu chấm, nhưng khi dùng để yêu cầu, đề nghị hay biểu lộ tình cảm, cảm xúc,... nó có thể kết thúc bằng dấu chấm than.
Hoa đào là loài hoa đặc biệt của Tết Nguyên đán. Nhiều người ưa chuộng hoa đào chơi Tết vì cho là đào có hoa màu đỏ sẽ đem lại sự may mắn trong năm. Các cụ xưa còn có thâm ý cắm đào trong nhà để cản gió độc, đuổi tà khí ra ngoài. Sau nhà có trồng hoa đào còn được coi là sân của nhà phú quý.
Quần đảo Cát Bà gồm 366 hòn đảo lớn nhỏ, riêng đảo Cát Bà rộng khoảng 200 km2, cách nội thành Hải Phòng 45 km về phía Đông, cách thành phố Hạ Long 25 km về phía Nam.
Truyện ngắn là một thể loại văn học thuộc hình thức tự sự loại nhỏ. Truyện ngắn khác với truyện vừa ở dung lượng nhỏ, tập trung mô tả một mảnh cuộc sống, một biến cố, một hành động, một trạng thái nào đó trong cuộc đời nhân vật, thể hiện một khía cạnh của tính cách hay một mặt nào đó của đời sống xã hội.
Đọc Chiếu dời đô ta thấy thêm tin yêu đất nước vừa giàu đẹp, vừa thể hiện niềm hi vọng cho mai sau. Ngày nay, mỗi lần đọc lại Chiếu dời đô ta tự hào về ông cha mình sáng suốt đã lấy Thăng Long làm kinh đô. Việc chọn đất và dời đô của Lí Thái Tổ đã phản ánh ý chí độc lập tự cường dân tộc. Vì từ đó đến nay qua nhiều thay đổi và thăng trầm, Thăng Long vẫn là mảnh đất ngày một sầm uất, lớn mạnh.
Núi Côn Sơn trên đất huyện Chí Linh, suốt một trăm năm mươi năm từ khi Trần Nhân Tông khai sáng dòng Thiền Trúc Lâm (1299) cho đến khi Nguyễn Trãi quy thần (1442) đã là một trung tâm tư tưởng của Việt Nam đối diện với Thăng Long, cả hai gắn liền trong đạo xuất xứ của người hiền thời xưa.
Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn là bài ca yêu nước và niềm tự hào dân tộc. Đó là áng văn chính luận hùng hồn, đanh thép sục sôi nhiệt huyết, tràn đầy khí thế quyết chiến, quyết thắng, mang sức mạnh của muôn vạn hùng binh.
Bình Ngô đại cáo là bản tổng kết về cuộc kháng chiến vĩ đại, nêu cao lòng tự hào, niềm hân hoan vô hạn trước thắng lợi của chính nghĩa và khí phách hào hùng của dân tộc.
Mỗi hành động nói có thể được thực hiện bằng kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động đó (cách dùng trực tiếp) hoặc bằng kiểu câu khác (cách dùng gián tiếp).
Bàn luận về phép học giúp ta hiểu được mục đích của việc học là để làm người có đạo đức, có tri thức, góp phần làm hưng thịnh đất nước, chứ không phải để cầu danh lợi. Muốn học tốt phải có phương pháp, học cho rộng nhưng phải nắm cho gọn, đặc biệt, học đi đôi với hành.
Trình bày luận điểm trong bài văn nghị luận cần phải thể hiện rõ ràng, chính xác nội dung của luận điểm trong câu chủ đề. Câu chủ đề trong đoạn văn trình bày luận điểm thường được đặt ở đầu đoạn (đối với đoạn diễn dịch) hoặc ở cuối đoạn (đối với đoạn quy nạp).
Đối với bài luyện tập học sinh cần có sự chuẩn bị kĩ lưỡng ở nhà ở bài luyện tập này nội dung kiến thức cần chuẩn bị là cách xây dựng và trình bày luận điểm trong một bài văn nghị luận.
Đã từ lâu, sách luôn là một món ăn tinh thần không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Sách luôn là một kho tàng huyền bí làm kích thích sự tò mò của biết bao người.
Bài thơ Ngắm trăng nằm trước chùm thơ Trung thu của Hồ Chí Minh. Bài thơ được viết vào mùa thu năm 1942, đó là bài số 21 trong Nhật kí trong tù của Bác.
Đoạn trích Thuế máu được rút trong chương I của Bản án chế độ thực dân Pháp. Các tiêu đề trong phần này lần lượt là Chiến tranh và người bản xứ; Chế độ lính tình nguyện; Kết quả của sự hi sinh. Phần đầu trong văn bản chính là mục Chiến tranh và người bản xứ. Phần này nói về tình cảnh của những người An-nam-mít và những người nô lệ da đen phải làm bia đỡ đạn cho bọn thực dân Pháp và bị đối xử một cách vô cùng tàn nhẫn.
Trong hội thoại, mỗi người phải xác định đúng vị trí xã hội của mình. Đó là các vai xã hội: vai theo quan hệ chức vụ xã hội; vai theo quan hệ thân tộc, gia đình; vai theo quan hệ tuổi tác; vai theo giới tính.
Trong văn nghị luận, yếu tố biểu cảm có vị trí quan trọng. Yếu tố biểu cảm giúp cho văn nghị luận có hiệu quả thuyết phục lâu hơn, vì nó tác động mạnh mẽ tới tình cảm của người nghe (người đọc).
Đi bộ ngao du là đoạn trích trong tác phẩm Ê-min hay Về giáo dục của ông. Đây là văn nghị luận chứng minh có phương pháp trình bày diễn tả rất sinh động mang đậm sắc thái cá nhân của Ru-xô
Trong hội thoại ai cũng được nói. Mỗi lần có một người tham gia hội thoại nói được gọi là một lượt lời. Nhiều khi im lặng khi đến lượt lời của mình cũng là một cách biểu thị thái độ.
Bài học nhằm củng cố chắc chắn hơn những hiểu biết của học sinh về yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận.
Luyện tập giúp học sinh vận dụng những hiểu biết đó để đưa yếu tố biểu cảm vào một câu, một đoạn, một bài văn nghị luận.
Trong một câu có thể có nhiều cách sắp xếp trật tự từ, mỗi cách đem lại hiệu quả diễn đạt riêng. Người nói, người viết cần biết lựa chọn trật tự từ thích hợp với yêu cầu giao tiếp.