NÓI GIẢM NÓI TRÁNH

Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu tế nhị.

I. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG

1. Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu tế nhị.

2. Nói giảm nói tránh thể hiện thái độ lịch sự, nhã nhặn của người nói, sự quan tâm, tôn trọng của người nói đối với người nghe, góp phần tạo phong cách nói năng đúng mực của con người có giáo dục, có văn hóa.

II. TRẢ LỜI CÂU HỎI PHẦN BÀI HỌC

Câu 1. Những bộ phận in đậm trong các đoạn trích có nghĩa “chết” nhưng để tránh gây cảm giác quá đau buồn, nặng nề nên tác giả dùng từ “đi”, “chẳng còn”.

Câu 2. Trong câu này tác giả dùng từ “bầu sữa” mà không dùng từ khác. Đây là cách diễn đạt tế nhị để nói lên tình cảm của cậu bé Hồng đối với người mẹ thân yêu và sự nhớ mong, xa cách, mong được sống trong tình thương yêu, nuôi nấng của mẹ.

Câu 3. So sánh hai câu:

- Con dạo này lười lắm: là cách nói thẳng thắn, có vẻ không bằng lòng.

- Con dạo này không được ngoan lắm: là cách nói giảm, tế nhị, uyển chuyển, có ý động viên với người nghe.

III. RÈN KĨ NĂNG GIẢI BÀI TẬP SGK

Bài tập 1.

a. đi nghỉ.                          b. chia tay nhau.                          c. khiếm thị.

d. có tuổi.                          e. đi bước nữa.

Bài tập 2.

a. Câu a1: nói giảm.           b. Câu b2: nói tránh.                    c. Câu c1: nói giảm,

d. Câu d1: nói tránh,          e. Câu e1: nói giảm.

Bài tập 3.

- Công việc này anh làm chưa được tốt lắm, cần chú ý học hỏi thêm.

- Việc này chị nói hơi quá lời rồi đấy!

- Con gái mẹ chưa được ngoan lắm!

- Xin chị nói năng nhẹ nhàng hơn!

- Anh không nên nói thêm gì nữa!

Bài tập 4. Trong các trường hợp cần thiết phải bộc lộ tư tưởng, quan điểm của mình thì nên nói thẳng. Hoặc khi phải trình bày, tường thuật một vấn đề gì đó để tránh cho người nghe có sự hiểu lầm thì cần nói đúng mức độ sự thật, không nói giảm, nói tránh vì như thế là bất lợi.

Các bài học liên quan
Kể về một lần em mắc khuyết điểm làm thầy, cô giáo buồn.
NÓI QUÁ
HAI CÂY PHONG (trích Người thầy đầu tiên) - Ai-ma-tốp
LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM
CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG (trích) - O Hen-ri
TÌNH THÁI TỪ

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 8 mới cập nhật