“Nói không với tệ nạn xã hội” trong bài thi Văn lớp 8 học kì 2 có gợi ý giải đầy đủ chi tiết
DayHocTot.com xin gửi tới các em học sinh “Nói không với tệ nạn xã hội” trong bài thi Văn lớp 8 học kì 2 có gợi ý giải đầy đủ chi tiết. Hy vọng nó sẽ giúp các em học và làm bài tốt hơn.
- Đề thi, bài kiểm tra liên quan:
- Đề Thi cuối kì 2 môn Văn 8 Buôn Đôn: Nghị luận nêu về hiện tượng chơi Game
- Trường THCS Cẩm Văn – Thi kì 2 Văn 8 năm 2017:Vẻ đẹp của bức tranh làng chài trong bài thơ ‘Quê hương’ của...
- Đề thi cuối năm môn Văn lớp 8: Lựa chọn trang phục sao cho thể hiện được nét đẹp của người có văn hóa
- Ngữ pháp tiếng anh đầy đủ nhất
Đề cập nhật ngày 24.04.2018: Tập làm văn – Nói không với tệ nạn xã hội; Nêu suy nghĩ của em về vai trò của quê hương đối với cuộc đời của mỗi con người ?
Xem thêm:
Phần I. Đọc – Hiểu(4,0đ)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
” … Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang”
( Ngữ văn 8, tập 2, NXBGD)
1.Đoạn thơ trên được trích trong văn bản nào? (0,25đ)
2. Ai là tác giả của đoạn thơ đó (0,25đ)
3. Nội dung chính của đoạn văn là gì? .(0,25đ)
4. Câu thơ “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã” sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó.(1,0đ)
5. Xét về cấu tạo ngữ pháp, từ ” mạnh mẽ ” thuộc từ gì? (0,25đ)
6. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn sau: “Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá“, . (0,5đ)
7. Viết đoạn văn từ 5-7 câu, nêu suy nghĩ của em về vai trò của quê hương đối với cuộc đời của mỗi con người ? (1,5đ)
Phần II. Làm văn (6đ)
Câu 2(6đ). Hãy nói không với tệ nạn xã hội.
Hướng dẫn làm bài:
I. Đọc – hiểu
1. Đoạn thơ trên trích trong văn bản: Quê hương |
2. Tác giả Tế Hanh |
3. Nội dung: miêu tả cảnh dân chài ra khơi đánh cá |
4. Biện pháp tu từ: so sánh
-Tác dụng: + Làm nổi bật vẻ đẹp khỏe khoắn của con thuyền khi ra khơi +Làm cho câu thơ trở lên sinh động, hấp dẫn. + Thấy được tài quan sát, trí tưởng tượng phong phú của tác giả. |
– Từ “mạnh mẽ” là từ láy |
Phân tích được cấu tạo ngữ pháp
– Dân trai tráng: CN – bơi thuyền đi đánh cá: VN |
* Yêu cầu về kĩ năng: Viết thành đoạn văn; đủ số câu, diễn đat rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi dùng từ, lỗi câu.
* Yêu cầu về kiến thức: – Quê hương có vai trò quan trọng đối với cuộc đời mỗi con người. Bởi: + Quê hương là cái nôi con được sinh ra và lớn lên. + Quê hương là nơi có những người thân yêu. + Quê hương là nơi in dấu những kỷ niệm tuổi thơ…. – Phê phán những kẻ thờ ơ, quay lưng lại với quê hương. – Liên hệ bản thân. |
II. Làm văn
Mở Bài: Dẫn dắt vấn đề nghị luận: ma túy là vấn đề nhức nhối của cả loài người. Nó hủy hoại sức khỏe con người và là nguyên nhân dẫn đến nhiều loại tội phạm nguy hiểm.
– Nêu vấn đề: Vì vậy hãy tránh xa nói không với tệ nạn ma túy. |
Thân bài: Xác định đúng, đủ luận điểm của bài viết:
+ Giải thích vấn đề: “Ma túy là gì?” – Nó là loại thuốc kích thích gây hưng phấn khiến con người ta tìm được cảm giác sung sướng như thoát lên trên nhưng bắt con người phải phụ thuộc vào nó và trở thành nghiện. – Người nghiện không điều khiển được hành vi của mình, nếu thiếu thuốc sẽ lên cơn co giật ảnh hưởng đến mọi chức năng trong cơ thể. + Ma túy có tác hại như thế nào tới đời sống con người và xã hội? – Ảnh hưởng của ma túy đến đời sống con người: + Cơ thể bất bình thường, yếu đuối mệt mỏi ảnh hưởng tới sức khỏe. + Không có khả năng lao động vì sức khỏe cơ bắp và thần kinh bị suy giảm. + Tiêu tốn tiền của vì nhu cầu thuốc ngày càng lớn trong khi người nghiện không kiếm ra tiền. + Khi không có khả năng kinh tế người nghiện sẽ chuyển sang chích, làm nát mạch máu khiến sức khỏe suy giảm nhanh chóng có khả năng dẫn đến tử vong. + Ma túy gắn liền với bệnh AIDS, một bệnh chết người chưa có thuốc chữa khỏi. – Ma túy ảnh hưởng đến xã hội: + Lực lượng lao động bị ảnh hưởng khi xã hội nhiều người nghiện ma túy. + Kinh tế xã hội bị suy giảm + Ma túy là sự bắt nguồn của nhiều loại tội phạm nguy hiểm từ trộm cắp cho đến giết người, cướp của, buôn bán ma túy. + Ma túy khiến gia đình, tế bào của xã hội tan vỡ. – Đối với thế hệ trẻ: Ma túy đặc biệt nguy hiểm: + Vì thế hệ trẻ là tương lai của đất nước, là lực lượng lao động chính của xã hội. + Là đối tượng nhạy cảm với tệ nạn xã hội dễ bị lôi kéo. + Chúng ta phải làm gì để loại ma túy ra khỏi đời sống? (Tránh xa ma túy hoặc nói không với ma túy) – Hiểu rõ tác hại và sự nguy hiểm của ma túy để phòng tránh. – Không giao du với những người nghi mắc nghiện ma túy. – Cảnh giác đề phòng với sự rủ rê lôi kéo của những kẻ xấu. – Dứt khoát không thử dù chỉ một lần thứ thuốc độc hại chết người này vì tò mò. – Có lối sống lành mạnh, học tập và rèn luyện sức khỏe để không có cơ hội cho ma túy tiếp cận bạn. |
LUẬN CỨ, LUẬN CHỨNG: Sử dụng luận cứ và luận chứng phù hợp với từng luận điểm.
– Biết chọn lọc những luận cứ và luận chứng tiêu biểu, có giá trị để làm rõ luận điểm. |
LẬP LUẬN: Lập luận rõ ràng, hệ thống.
– Lập luận làm sáng rõ luận điểm, vấn đề nghị luận và thuyết phục. |
KẾT BÀI: Khẳng định lại vấn đề: Vì sự nguy hiểm của ma túy nên hãy tránh xa tệ nạn ma túy, nói không với độc dược này. Tránh xa ma túy là bạn góp phần làm cho xã hội ngày một tốt đẹp hơn.
– Bài học của bản thân. |
Một số lưu ý:
– Sử dụng ngôn từ chính xác, trong sáng, viết câu chuẩn ngữ pháp, đúng chính tả. – Diễn đạt trôi chảy. – Bộc lộ được quan điểm cá nhân, thái độ với vấn đề nghị luận theo hướng tích cực. – Văn viết giàu cảm xúc, chân thành, sâu sắc. – Bộc lộ sự sáng tạo trong cách viết, cách trình bày luận điểm, luận cứ, luận chứng, cách diễn đạt, tư duy … |