XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN
Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chữ viết hoa đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tưởng tương đối hoàn chỉnh
- Bài học cùng chủ đề:
- Soạn bài Xây dựng đoạn văn trong văn bản trang 34 SGK Ngữ văn 8
- Luyện tập :Xây dựng đoạn văn trong văn bản lớp 8 trang 36 Ngữ văn 8
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
I. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG
1. Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chữ viết hoa đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tưởng tương đối hoàn chỉnh.
2. Đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề.
3. Các câu trong đoạn văn có nhiệm vụ triển khai và làm sáng tỏ từ ngữ chủ đề và các câu chủ đề.
II. TRẢ LỜI CÂU HỎI PHẦN BÀI HỌC
Phần I: Thế nào là đoạn văn?
Câu hỏi 1.
Văn bản “Ngô Tất Tố và tác phẩm Tắt đèn” gồm hai ý chủ đề, có dấu hiệu hình thức bắt đầu bằng việc viết hoa và thụt đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng.
Câu hỏi 2. Dấu hiệu hình thức để nhận biết đoạn văn: có ý chủ đề, có dấu hiệu hình thức bắt đầu bằng việc viết hoa và thụt đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng.
Câu hỏi 3. Khái quát đặc điểm của đoạn văn (như Ghi nhớ trong sách giáo khoa).
Phần II: Từ ngữ và câu trong đoạn văn
Câu hỏi 1a. Từ ngữ có tác dụng duy trì đối tượng trong đoạn văn thứ nhất: Ngô Tất Tố.
Câu hỏi 1b. Từ ngữ chủ đề trong đoạn văn thứ hai: Tác phẩm “Tắt đèn”.
Câu hỏi 1c. Câu chủ đề trong đoạn văn thứ hai: “Tắt đèn” là tác phẩm tiêu biểu của Ngô Tất Tố.
Câu hỏi 1d.
- Từ ngữ chủ đề là các từ được lặp lại nhiều lần hoặc các đại từ, các từ đồng nghĩa nhằm duy trì đối tượng được nói đến.
- Câu chủ đề là câu mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, đủ hai thành phần chính và thường đứng ở đầu câu hoặc cuối đoạn văn.
III. RÈN KĨ NĂNG GIẢI BÀI TẬP SGK
Bài tập 1. Căn cứ vào mặt hình thức và nội dung của văn bản, văn bản trong SGK có hai loại ý, mỗi ý được diễn đạt thành một đoạn văn.
Bài tập 2.
a. Đoạn văn được trình bày theo lối diễn dịch. Câu chủ đề là câu nói về lòng yêu thương của Trần Đăng Khoa, đứng ở đầu đoạn, các câu sau là những dẫn chứng chứng minh cho lòng yêu thương người ấy của Trần Đăng Khoa.
b. Đoạn văn được trình bày theo cách song hành. Các câu trong đoạn văn miêu tả cảnh vật sau trận mưa.
c. Đoạn văn được trình bày theo lối song hành. Các câu trong đoạn văn trình bày tóm tắt về tiểu sử cũng như sự nghiệp viết văn của nhà văn Nguyên Hồng.
Bài tập 3. Đoạn văn được viết theo lối diễn dịch. Đề bài đã cho câu chủ đề của đoạn văn. Các câu tiếp theo đưa ra những dẫn chứng để chứng minh cho tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Đó là các cuộc đấu tranh vĩ đại của dân tộc chống giặc ngoại xâm như khởi nghĩa Hai Bà Trưng, khởi nghĩa nông dân Tây Sơn... và gần đây nhất là hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của dân tộc ta.
Sau khi đã viết được một đoạn văn theo lối diễn dịch, biến đổi đoạn văn đó thành đoạn văn quy nạp (câu chủ đề nằm ở cuối đoạn văn).
Bài tập 4. Có thể chọn một trong ba ý để viết thành một đoạn văn. Chẳng hạn ý 1 và 2 có thể viết theo lối diễn dịch, ý 3 có thể viết theo lối song hành.
- Bài 1 sgk ngữ văn 8
- Bài 2 sgk ngữ văn 8
- Bài 3 sgk ngữ văn 8
- Bài 4 sgk ngữ văn 8
- Bài 5 sgk ngữ văn 8
- Bài 6 sgk ngữ văn 8
- Bài 7 sgk ngữ văn 8
- Bài 8 sgk ngữ văn 8
- Bài 9 sgk ngữ văn 8
- Bài 10 sgk ngữ văn 8
- Bài 11 sgk ngữ văn 8
- Bài 12 sgk ngữ văn 8
- Bài 13 sgk ngữ văn 8
- Bài 14 sgk ngữ văn 8
- Bài 15 sgk ngữ văn 8
- Bài 16 sgk ngữ văn 8
- Bài 17 sgk ngữ văn 8
- Bài 18 sgk ngữ văn 8
- Bài 19 sgk ngữ văn 8
- Bài 20 sgk ngữ văn 8
- Bài 21 sgk ngữ văn 8
- Bài 22 sgk ngữ văn 8
- Bài 23 sgk ngữ văn 8
- Bài 24 sgk ngữ văn 8
- Bài 25 sgk ngữ văn 8
- Bài 26 sgk ngữ văn 8
- Bài 27 sgk ngữ văn 8
- Bài 28 sgk ngữ văn 8
- Bài 29 sgk ngữ văn 8
- Bài 30 sgk ngữ văn 8
- Bài 31 sgk ngữ văn 8
- Bài 32 sgk ngữ văn 8
- Bài 33 sgk ngữ văn 8
- Bài 34 sgk ngữ văn 8
- Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo