TÌM HIỂU VỀ CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
Để việc trình bày luận cứ trong bài văn nghị luận được rõ ràng cụ thể, sinh động hơn, có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn cần phải có các yếu tố tự sự và miêu tả.
- Bài học cùng chủ đề:
- Soạn bài Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận - Ngắn gọn nhất
- Soạn bài Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận
- Đoạn văn nghị luận có yếu tố tự sự và miêu tả - Bài viết số 1
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
I. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG
1. Để việc trình bày luận cứ trong bài văn nghị luận được rõ ràng cụ thể, sinh động hơn, có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn cần phải có các yếu tố tự sự và miêu tả.
2. Các yếu tố tự sự và miêu tả được dùng làm luận cứ phải phục vụ cho việc làm rõ luận điểm và không phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn.
II. TRẢ LỜI CÂU HỎI PHẦN BÀI HỌC
Câu hỏi 1.
a. Muốn xác định một văn bản tự sự, miêu tả hay nghị luận phải xác định được văn bản ấy được tạo ra nhằm mục đích nào là chủ yếu. Hai đoạn văn trích có yếu tố tự sự (kể về một thủ đoạn bắt lính) và yếu tố miêu tả (tả lại cảnh khốn khổ của người bị bắt lính) nhưng hai đoạn văn đó không phải là đoạn văn tự sự hay đoạn văn miêu tả, vì tác giả Nguyễn Ái Quốc viết hai đoạn trích trên với mục đích vạch trần sự tàn bạo giả dối của thực dân Pháp trong cái gọi là “mộ lính tình nguyện”. Vì thế, hai đoạn trích của Nguyễn Ái Quốc nằm trong số những văn bản được tạo lập nhằm làm rõ phải trái, đúng sai: Như vậy, hai yếu tố tự sự và miêu tả chỉ là các yếu tố trong đoạn trích.
b. Mặc dù tự sự và miêu tả chỉ là các yếu tố trong một văn bản nghị luận, nhưng hai yếu tố này có những vai trò đáng kể đề bài văn nghị luận có tính thuyết phục cao. Giả sử trong đoạn trích (a) không có những chi tiết cụ thể kể lại một kiểu bắt lính kì quặc và tàn ác, thì người đọc không thể hình dung được việc “mộ lính tình nguyện” diễn ra trắng trợn đến mức nào. Còn trong đoạn trích (b), nếu không có những dòng miêu tả sinh động về người lính Việt Nam bị xích tay, hay bị nhốt trong trường học, “có lính Pháp canh gác, lưỡi lê tuốt trần, đạn lên nòng sẵn” thì ta không thể nào hình dung rõ sự giả dối, lừa gạt và sự mỉa mai trong lời rêu rao về lòng sốt sắng đầu quân tấp nập và không ngần ngại” của thực dân Pháp.
c. Yếu tố tự sự và miêu tả giúp cho việc trình bày luận cứ trong bài văn nghị luận được rõ ràng, cụ thế, sinh động hơn và do đó bài văn nghị luận có sức thuyết phục hơn.
Câu hỏi 2.
a. Hai câu chuyện Chàng Trăng của dân tộc Mơ-nông và Nàng Han của dân tộc Thái được dẫn ra làm luận cứ nhằm chứng tỏ rằng hai truyện cổ của dân tộc miền núi đó có nhiều nét giống với truyện Thánh Gióng ở miền xuôi. Vì thế, tác dụng của yếu tố tự sự và biểu cảm trong văn bản này là để làm sáng rõ luận điểm, giúp luận điểm có sức thuyết phục hơn.
b. Tác giả không kể đầy đủ và cặn kẽ toàn bộ hai câu chuyện, mà chỉ tả cụ thể một số hình ảnh và kể kĩ một số chi tiết như chàng Trăng không nói, không cười, chàng Trăng cười ngựa đá, sau chiến thắng quân thù, chàng Trăng bay lên mặt trăng. Nàng Han thành tiên trên trời sau khi thắng giặc. Đó là những hình ảnh có lợi cho việc làm sáng tỏ luận điểm hai truyện trên có nhiều nét rất giống với truyện Thánh Gióng ở miền xuôi nên mới được tác giả miêu tả kĩ.
Câu hỏi 3. Từ việc tìm hiểu những văn bản trên, cho thấy khi đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận, cần chú ý các yếu tố đó chỉ được dùng làm luận cứ phục vụ cho việc làm rõ luận điểm và không được phá vỡ mạch nghị luận của bài văn.
III. RÈN KĨ NĂNG GIẢI BÀI TẬP SGK
Bài tập 1. Trong văn bản được dẫn, yếu tố tự sự giúp người đọc hình dung rõ hơn hoàn cảnh sáng tác của bài thơ và tâm trạng của nhà thơ. Còn yếu tố biểu cảm làm cho người đọc như trông thấy trước mắt mình khung cảnh của đêm trăng và cảm xúc của người tù - thi sĩ trước một đêm trăng đẹp và trong lành. Cảnh đẹp của đêm trăng như mời gọi, như giục giã, nhưng bao nhiêu cái đẹp, cái lạnh của đêm trăng ấy phải lẫn vào bên trong, vùi vào im lặng.
Bài tập 2. Đối với đề bài: “Nêu ý kiến của em về vẻ đẹp của bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen” cần phải đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài làm. Yếu tố miêu tả để gợi lên vỏ đẹp của hoa sen đó là yếu tố tự sự.
- Bài 1 sgk ngữ văn 8
- Bài 2 sgk ngữ văn 8
- Bài 3 sgk ngữ văn 8
- Bài 4 sgk ngữ văn 8
- Bài 5 sgk ngữ văn 8
- Bài 6 sgk ngữ văn 8
- Bài 7 sgk ngữ văn 8
- Bài 8 sgk ngữ văn 8
- Bài 9 sgk ngữ văn 8
- Bài 10 sgk ngữ văn 8
- Bài 11 sgk ngữ văn 8
- Bài 12 sgk ngữ văn 8
- Bài 13 sgk ngữ văn 8
- Bài 14 sgk ngữ văn 8
- Bài 15 sgk ngữ văn 8
- Bài 16 sgk ngữ văn 8
- Bài 17 sgk ngữ văn 8
- Bài 18 sgk ngữ văn 8
- Bài 19 sgk ngữ văn 8
- Bài 20 sgk ngữ văn 8
- Bài 21 sgk ngữ văn 8
- Bài 22 sgk ngữ văn 8
- Bài 23 sgk ngữ văn 8
- Bài 24 sgk ngữ văn 8
- Bài 25 sgk ngữ văn 8
- Bài 26 sgk ngữ văn 8
- Bài 27 sgk ngữ văn 8
- Bài 28 sgk ngữ văn 8
- Bài 29 sgk ngữ văn 8
- Bài 30 sgk ngữ văn 8
- Bài 31 sgk ngữ văn 8
- Bài 32 sgk ngữ văn 8
- Bài 33 sgk ngữ văn 8
- Bài 34 sgk ngữ văn 8
- Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo