DẤU NGOẶC KÉP

Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp; đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai; đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san... dẫn trong câu văn.

I. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG

Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp; đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai; đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san... dẫn trong câu văn.

II. TRẢ LỜI CÂU HỎI PHẦN BÀI HỌC

Dấu ngoặc kép trong những đoạn văn ở SGK dùng để đánh dấu:

a. Lời dẫn trực tiếp một câu nói của thánh Găng-đi.

b. Từ ngữ được hiểu theo một nghĩa đặc biệt, nghĩa được hình thành trên phương thức ẩn dụ: dùng từ “dải lụa” để chỉ chiếc cầu.

c. Từ ngữ có hàm ý mỉa mai. Ở đây tác giả mỉa mai sự cai trị, khai hóa văn minh cho dân tộc Việt Nam một thế kỉ qua đi mà không có gì là văn minh cả.

d. Dùng để đánh dấu tên các vở kịch.

III. RÈN KĨ NĂNG GIẢI BÀI TẬP SGK

Bài tập 1. Giải thích công dụng của dấu ngoặc kép:

a. Câu nói được dẫn trực tiếp. Đây là câu nói mà lão Hạc tưởng như là con chó Vàng nói với lão.

b. Từ ngữ được dùng với hàm ý mỉa mai: Một anh chàng được coi là “hầu cận ông lí” mà bị một người đàn bà đang nuôi con mọn túm tóc lẳng cho một cái.

c. Từ ngữ được dẫn trực tiếp, dẫn lại lời của người khác.

d. Từ ngữ được dẫn trực tiếp, hàm ý mỉa mai.

e. Từ ngữ được dẫn trực tiếp, cũng mang hàm ý mỉa mai.

Bài tập 2. Đặt dấu hai chấm và dấu ngoặc kép vào chỗ thích hợp: 

a. Biển vừa treo lên, có người qua đường xem, cười bảo:

- Nhà này xưa quen bán cá ươn hay sao giờ phải đề biển là “cá tươi”? Nhà hàng nghe nói, bỏ ngay chữ “tươi” đi.

b. Nó nhập tâm lời dạy của chú Tiến Lê: “Cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu”.

c. Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà.Tihắm mắt! Lão đừng lo lắng gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn; cụ thà chết chứ không bán đi một sào...”

Bài tập 3.

a. Dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép để đánh dấu lời dẫn trực tiếp, dẫn nguyên văn lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

b. Không dùng dấu hai chấm hay dấu ngoặc kép như trên vì câu nói không được dẫn nguyên văn (lời nói gián tiếp).

Bài tập 4. Học sinh tự làm.

Bài tập 5.

- Hôm sau bác sĩ bảo Xiu: "Cô ấy khỏi nguy hiểm rồi, chị đã thắng. Giờ chỉ còn việc bồi dưỡng và chăm nom - thế thôi”

(Trích Chiếc lá cuối cùng - o Hen-ri)

-> Dấu ngoặc kép trích lời dẫn trực tiếp: Lời của bác sĩ nói với Xiu về tình hình của em gái cô.

- Người anh kể về giây phút sau khi thấy mình được em gái vẽ trong tranh (người anh vốn hay ghen tị với em gái mình).

(Trích Bức tranh của em gái tôi - Tạ Duy Anh)

-> Phần trong ngoặc kép là để bổ sung, thuyết minh thêm thông tin.

c. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

(Trích Tôi đi học - Thanh Tịnh)

-> Dấu hai chấm dùng để thuyết minh cho ý trước. Nếu bỏ phần sau dấu hai chấm thì câu không có nghĩa: hôm nay tôi đi học nên thấy cảnh vật xung quanh thay đổi, lòng tôi có sự thay đổi lớn.

Các bài học liên quan
PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH
CÂU GHÉP (tiếp theo)
ÔN DỊCH, THUỐC LÁ - (Nguyễn Khắc Viện)
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN THUYẾT MINH
CÂU GHÉP

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 8 mới cập nhật