LUYỆN NÓI: KỂ CHUYỆN THEO NGÔI KỂ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM

Bài học này giúp học sinh ôn tập những kiến thức đã học về văn miêu tả và biết kể trước tập thể một cách rõ ràng, gãy gọn, sinh động một câu chuyện có kết hợp với miêu tả và biểu cảm.

I. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG

Bài học này giúp học sinh ôn tập những kiến thức đã học về văn miêu tả và biết kể trước tập thể một cách rõ ràng, gãy gọn, sinh động một câu chuyện có kết hợp với miêu tả và biểu cảm.

II. TRẢ LỜI CÂU HỎI PHẦN BÀI HỌC

Câu 1. Kể theo ngôi kể thứ nhất là kể trực tiếp những gì mình nghe, mình thấy, mình trải qua, có thể trực tiếp nói ra cảm tưởng, ý nghĩ của mình. Kể theo ngôi thứ nhất, người kể có thể bộc lộ ý kiến chủ quan của mình đối với sự vật, sự việc, tăng tính chân thật, tính thuyết phục “như là có thật” của câu chuyện.

Kể theo ngôi thứ ba là khi người kể giấu mình, gọi sự vật bằng tên của chúng, kể như “người ta kể”. Kể theo ngôi thứ ba, người kể có thể kể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật.

Câu 2. Lấy ví dụ ở một số tác phẩm tự sự đã học:

Ngôi kể thứ ba: “Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức khỏe của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền...” (Tắt đèn - Ngô Tất Tố).

Ngôi kể thứ nhất: “Tôi đưa mắt thèm thuồng nhìn theo cánh chim. Một kỉ niệm cũ đi bẫy chim giữa cánh đồng lúa bay bên bờ sông Viêm sống lại đầy rẫy trong trí tôi. Nhưng tiếng phấn của thầy tôi gạch mạnh trên bảng đen đã đưa tôi về cảnh thật” (Tôi đi học - Thanh Tịnh).

Câu 3. Tùy vào mỗi cốt truyện cụ thể, ở những tình huống cụ thể mà người viết lựa chọn ngôi kể cho phù hợp. Cũng có khi trong một truyện, người viết dùng các ngôi kể khác nhau để soi chiếu sự việc, nhân vật bằng các điểm nhìn khác nhau. Thay đổi ngôi kể cả tác dụng làm tăng tính sinh động, phong phú khi miêu tả sự vật, sự việc và con người.

III. RÈN KĨ NĂNG GIẢI BÀI TẬP SGK

a. Câu chuyện được kể theo ngôi thứ ba.

b. Yếu tố biểu cảm thể hiện trong các câu đối thoại của chị Dậu vì tên cai lệ và người nhà lí trưởng: ban đầu chị van xin, xưng với người nhà lí trưởng là cháu và ông, tiếp đến, khi bị đánh chị không chịu nổi, xưng bằng tôi, cuối cùng khi bị dồn đến chân tường, chị đã thay đổi hẳn lời xưng hô: mày, bà.

c. Các yếu tố miêu tả: miêu tả cảnh tên cai lệ đánh vào ngực chị Dậu, tiếp đến cảnh chị Dậu liều mạng cự lại, rồi cảnh chị Dậu túm cổ tên cai lệ và vật nhau với người nhà lí trưởng. Các yếu tố miêu tả có tác dụng giúp người đọc hình dung ra quá trình diễn biến của tình tiết câu chuyện.

d. Kể lại câu chuyện theo ngôi kể thứ nhất, tất cả đều dưới cái nhìn của nhân vật xưng “tôi”.

Các bài học liên quan
Kể về một lần em mắc khuyết điểm làm thầy, cô giáo buồn.
NÓI QUÁ
HAI CÂY PHONG (trích Người thầy đầu tiên) - Ai-ma-tốp
LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM
CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG (trích) - O Hen-ri

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 8 mới cập nhật