Giải CÂU GHÉP (tiếp theo)

Câu ghép đẳng lập là kiểu câu ghép có các vế ngang hàng nhau về ngữ pháp. Câu ghép đẳng lập có thể không dùng quan hệ từ hoặc dùng các quan hệ từ và, rồi, mà, còn, chứ, hay...

I. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG

1. Câu ghép đẳng lập là kiểu câu ghép có các vế ngang hàng nhau về ngữ pháp. Câu ghép đẳng lập có thể không dùng quan hệ từ hoặc dùng các quan hệ từ và, rồi, mà, còn, chứ, hay...

2. Trong những câu ghép không dùng quan hệ từ, quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu khá phức tạp, muốn xác định phải dựa vào tình huống cụ thể.

II. TRẢ LỜI CÂU HỎI PHẦN BÀI HỌC

Câu 1. Câu ghép cho trong bài có 3 vế:

- Tiếng Việt của chúng ta đẹp.

- Bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp.

- Bởi vì đời sống, ... nghĩa là rất đẹp.

Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong câu ghép trên là quan hệ giải thích. Trong mối quan hệ đó, vế câu thứ nhất đưa ra vấn đề, vế câu thứ hai và thứ ba giải thích cho vấn đề đưa ra ở vế câu thứ nhất.

Câu 2. Các quan hệ ý nghĩa có thể có giữa các vế câu:

- Quan hệ liệt kê:

Ví dụ: Người em chăm chỉ hiền lành còn người anh tham lam, lười biếng.

- Quan hệ đối chiếu:

Ví dụ: Mẹ em là bác sĩ còn ba em là công an.

- Quan hệ nhượng bộ:

Ví dụ: Tuy nó không thông minh nhưng học rất giỏi.

III. RÈN KỸ NĂNG GIẢI BÀI TẬP SGK

Bài tập 1.

a. Câu ghép này có 3 vế câu:

- Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi.

- Vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn.

- Hôm nay tôi đi học.

Quan hệ ý nghĩa giữa vế câu thứ nhất với vế câu thứ hai là quan hệ nguyên nhân - kết quả, trong đó vế câu thứ nhất chỉ kết quả, vế câu thứ hai chỉ nguyên nhân. Quan hệ ý nghĩa giữa vế câu thứ hai với vế câu thứ ba là quan hệ giải thích, trong đó vế câu thứ hai biểu thị điều được giải thích.

b. Câu ghép này có 2 vế câu:

- Nếu trong pho lịch sử ... còn lưu lại.

- Thì cái cảnh tượng nghèo nàn đến bực nào!

Quan hệ ý nghĩa giữa hai vế câu là quan hệ điều kiện - kết quả, trong đó vế câu thứ nhất chỉ điều kiện, vế câu thứ hai chỉ kết quả.

c. Câu ghép này có 5 câu ghép nhỏ:

- Chẳng những thái ấp của ta ... đời đời hưởng thụ.

- Chẳng những gia quyến của ta ... bách niên giai lão.

- Chẳng những tông miếu của ta ... thờ cứng quanh năm.

- Chẳng những thân ta kiếp này ... tiếng vẫn lưu truyền.

- Chẳng những danh hiệu ta ... sử sách lưu thơm.

Mỗi câu ghép nhỏ trên đều có hai vế. Ví dụ:

• Chẳng những thái ấp của ta mãi mãi vững bền.

• Mà bổng lộc các ngươi cũng đời đời hưởng thụ.

Quan hệ ý nghĩa giữa hai vế câu là quan hệ tăng tiến, trong đó vế câu thứ nhất chỉ điều kiện, mức độ cao, vế câu thứ hai chỉ diều kiện, mức độ cao hơn điều kiện và mức độ ở vế câu thứ nhất.

Bốn câu ghép còn lại các em làm tương tự như trên.

d. Câu ghép này có 2 vế:

- Tuy rét vẫn kéo dài.

- Mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương.

Quan hệ ý nghĩa giữa hai vế câu là quan hệ tương phản, trong đó vế câu thứ nhất chỉ điều kiện bất lợi, vế câu thứ hai chỉ điều ngược lại với vế câu thứ nhất.

e. Đoạn trích có 2 câu ghép:

* Câu ghép thứ nhất có 2 vế:

- Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau.

- Rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau.

- Quan hệ ý nghĩa giữa hai vế câu là quan hệ tiếp nối, trong đó vế câu thứ nhất chỉ sự kiện thứ nhất, vế câu thứ hai chỉ sự kiện xảy ra sau sự kiện thứ nhất.

* Câu ghép thứ hai có 2 vế:

- Anh chàng hầu cận ông lí yếu hơn chị chàng con mọn.

- Hắn bị chị chàng túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.

Quan hệ ý nghĩa giữa vế câu thứ nhất với vế câu thứ hai là quan hệ nguyên nhân - kết quả, trong đó vế câu thứ nhất chỉ nguyên nhân, vế câu thứ hai chỉ kết quả.

Bài tập 3.

- Xét về mặt lập luận, không nên tách các bộ phận trong từng việc của lão Hạc ra thành từng câu riêng vì nếu tách mỗi vế câu trong từng câu ghép thành một câu đơn thì sẽ không thể hiện được mối quan hệ ý nghĩa giữa những sự vật, sự việc trong lời kể của lão Hạc. Tính mạch lạc của lập luận, của sự giãi bày sẽ hạn chế.

- Xét về giá trị biểu hiện, việc tạo những câu ghép dài như vậy còn có tác dụng phản ánh cách nói dài dòng của lão Hạc.

Bài tập 4.

a. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong câu ghép thứ hai là quan hệ điều kiện - kết quả. Không nên tách mỗi vế câu trong câu ghép trên thành câu đơn vì quan hệ ý nghĩa trên sẽ bị phá vỡ.

b. Các em thử tách thành câu đơn như SGK hướng dẫn, sau đó so sánh với cách viết của Ngô Tất Tố và rút ra nhận xét.

Các bài học liên quan
CÂU GHÉP
NÓI GIẢM NÓI TRÁNH
THÔNG TIN VỀ NGÀY TRÁI ĐẤT NĂM 2000
Kể về một lần em mắc khuyết điểm làm thầy, cô giáo buồn.

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 8 mới cập nhật