PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH
Muốn làm tốt bài văn thuyết minh, người viết phải nghiên cứu tìm hiểu sự vật, hiện tượng, cần thuyết minh, nhất là phải nắm bắt đi bản chất, đặc trưng của chúng để tránh xa vào trình bày các biểu không tiêu biểu, không quan trọng.
- Bài học cùng chủ đề:
- Soạn bài Phương pháp thuyết minh trang 126 SGK ngữ văn 8
- Luyện tập Phương pháp thuyết minh trang 128 SGK ngữ văn 8
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
I. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG
1. Muốn làm tốt bài văn thuyết minh, người viết phải nghiên cứu tìm hiểu sự vật, hiện tượng, cần thuyết minh, nhất là phải nắm bắt đi bản chất, đặc trưng của chúng để tránh xa vào trình bày các biểu không tiêu biểu, không quan trọng.
2. Để bài văn thuyết minh có sức thuyết phục, dễ hiểu, sáng tỏ, người ta có thể sử dụng phối hợp nhiều phương pháp thuyết minh như nêu định nghĩa liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, đối chiếu, phân tích, phân loại,...
II. TRẢ LỜI CÂU HỎI PHẦN BÀI HỌC
Câu 1. Quan sát, học tập, tích lũy tri thức để làm bài văn thuyết minh.
a. Đọc lại các văn bản thuyết minh Cây dừa Bình Định; Tại sao lá cây có màu xanh lục; Huế; Khởi nghĩa Nông Văn Vân; Con giun đất; ta thấy các văn bản ấy sử dụng các loại tri thức khoa học, thực dụng.
b. Muốn có tri thức ấy cần phải có sự nghiên cứu, quan sát, học tập và tích lũy kiến thức về đối tượng, nội dung cần thuyết minh. Từ việc quan sát, học tập và tích lũy sẽ giúp con người có được hiểu biết về sự vật một
cách đúng đắn, đầy đủ.
c. Bằng tưởng tượng, suy luận thì không thể có tri thức để làm bài văn thuyết minh. Để viết được các văn bản thuyết minh cần phải đọc sách học tập, tra cứu, hoặc tham quan, quan sát để có được những tri thức về sự vật, con người nêu trong bài thuyết minh.
Câu 2. Phương pháp thuyết minh.
a. Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích: Phương pháp này là xác định đối tượng thuộc loại sự vật, hiện tượng gì và chỉ ra đặc điểm nổi bật của đối tượng. Với phương pháp nêu định nghĩa, giải thích; trong câu văn ta thường gặp từ là. Sau từ là, người ta chỉ ra đặc điểm, công dụng riêng nhất của sự vật, hiện tượng.
- Trong câu: “Huế là ... của Việt Nam” sau từ Huế là người ta cung cấp kiến thức về Huế - một trung tâm văn hóa nghệ thuật của Việt Nam.
- Trong câu: “Nông Văn Vân là ... tri châu Bảo Lạc (Cao Bằng)”, sau từ Nông Văn Vân là; người ta giải thích Nông Văn Vân là ai.
b. Phương pháp liệt kê: Là nêu các con số, sự việc có nét tương đồng để minh họa cho sự vật, hiện tượng về đặc điểm, tính chất nổi bật của nó.
- Đoạn trích Cây dừa Bình Định; người ta đã liệt kê những tác dụng của cây dừa từ thân, lá, gốc cho đến nước dừa đối với cuộc sống con người.
- Đoạn trích Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000; người ta liệt kê tác hại của bao bì ni lông đối với môi trường, sinh vật và con người.
c. Phương pháp nêu ví dụ: Phương pháp này được sử dụng rất phổ biến. Ví dụ được lựa chọn phải khách quan, trình bày có thứ tự mới có sức thuyết phục.
Trong đoạn trích Ôn dịch, thuốc lá, người ta nêu lên ở các nước phát triển, đâu đâu cũng nổi lên chiến dịch chống hút thuốc lá và phạt rất nặng những người vi phạm hoặc tái phạm - vi phạm phạt 40 đô la, tái phạm phạt 500 đô la.
d. Phương pháp dùng số liệu: Thường áp dụng vào các trường hợp khi sự vật, hiện tượng có đặc trưng biểu hiện ở số lượng.
Đoạn trích Nói về cỏ đã sử dụng phương pháp này để làm nổi bật vai trò của cỏ, qua đó nói lên tầm quan trọng của việc trồng cây xanh
e. Phương pháp so sánh: Là phương pháp thông qua việc so sánh để làm nổi bật sự khác biệt về đặc điểm, tính chất của sự vật và hiện tượng.
Câu văn trong SGK đã sử dụng phương pháp này để cho ta thấy sự to lớn của Thái Bình Dương bằng cách so sánh với các đại dương khác.
g. Phương pháp phân loại, phân tích thường dùng đối với sự vật, hiện tượng đa dạng, nhiều cá thể để phân loại và trình bày cho rõ ràng.
Văn bản Huế trình bày các đặc điểm của thành phố Huế theo các mặt: là trung tâm văn hóa, nghệ thuật lớn; sự kết hợp hài hòa của núi, sông và biển; những công trình kiến trúc; những sản phẩm đặc biệt, nổi tiếng với những món ăn; là thành phố đấu tranh kiên cường.
III. RÈN KĨ NĂNG GIẢI BÀI TẬP SGK
Bài tập 1. Tác giả bài ôn dịch, thuốc lá đã nghiên cứu, tìm hiểu một khối lượng tri thức rất lớn. Bài viết thể hiện những kiến thức về y học (tác hại của khói thuốc vào phổi, tác hại với hồng cầu và động mạch,...), kiến thức của người quan sát đời sống xã hội, luôn tìm hiểu những vấn đề bức xúc của xã hội (cho rằng hút thuốc lá là văn minh, sang trọng; hút thuốc lá ảnh hưởng đến cả những người không hút thuốc, kể cả thai trong bụng mẹ; tỉ lệ người hút thuốc lá rất cao...).
Bài tập 2. Bài viết đã sử dụng các phương pháp như: so sánh đối chiếu, phân tích từng tác hại, nêu số liệu để nêu bật tác hại của việc hút thuốc.
Bài tập 3. Thuyết minh đòi hỏi những kiến thức cụ thể, chính xác, không được hư cấu, suy diễn, vì tri thức đòi hỏi tính khách quan, xác thực, khoa học, đúng đắn. Phương pháp thuyết minh chủ yếu được sử dụng trong văn bản Ngã ba Đồng Lộc là dùng số liệu, nêu sự kiện cụ thể.
Câu hỏi 4. Sự phân loại của bạn lớp trưởng đối với những bạn học yếu trong lớp là hợp lí. Bạn lớp trưởng đã chỉ ra được ba loại học lực yếu do những nguyên nhân khác nhau: có điều kiện học tốt nhưng ham chơi; gia đình khó khăn, thường bỏ học, đến lớp muộn; kiến thức yếu, tiếp thu chậm. Từ đó, bạn lớp trưởng kiến nghị những biện pháp khác nhau để giúp đỡ các bạn là có cơ sở.
- Bài 1 sgk ngữ văn 8
- Bài 2 sgk ngữ văn 8
- Bài 3 sgk ngữ văn 8
- Bài 4 sgk ngữ văn 8
- Bài 5 sgk ngữ văn 8
- Bài 6 sgk ngữ văn 8
- Bài 7 sgk ngữ văn 8
- Bài 8 sgk ngữ văn 8
- Bài 9 sgk ngữ văn 8
- Bài 10 sgk ngữ văn 8
- Bài 11 sgk ngữ văn 8
- Bài 12 sgk ngữ văn 8
- Bài 13 sgk ngữ văn 8
- Bài 14 sgk ngữ văn 8
- Bài 15 sgk ngữ văn 8
- Bài 16 sgk ngữ văn 8
- Bài 17 sgk ngữ văn 8
- Bài 18 sgk ngữ văn 8
- Bài 19 sgk ngữ văn 8
- Bài 20 sgk ngữ văn 8
- Bài 21 sgk ngữ văn 8
- Bài 22 sgk ngữ văn 8
- Bài 23 sgk ngữ văn 8
- Bài 24 sgk ngữ văn 8
- Bài 25 sgk ngữ văn 8
- Bài 26 sgk ngữ văn 8
- Bài 27 sgk ngữ văn 8
- Bài 28 sgk ngữ văn 8
- Bài 29 sgk ngữ văn 8
- Bài 30 sgk ngữ văn 8
- Bài 31 sgk ngữ văn 8
- Bài 32 sgk ngữ văn 8
- Bài 33 sgk ngữ văn 8
- Bài 34 sgk ngữ văn 8
- Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo