ÔN DỊCH, THUỐC LÁ - (Nguyễn Khắc Viện)
Ôn dịch, thuốc lá là một văn bản thuyết minh được viết bằng một văn phong hiện đại, độc đáo. Các lí lẽ và dẫn chứng được tác giả nêu lên qua sự phân tích sắc bén, qua sự so sánh liên tưởng đầy sức thuyết phục. Bài văn đã thể hiện sự quan tâm và lo lắng của Nguyễn Khắc Viện trước tệ nạn.
- Bài học cùng chủ đề:
- Luyện tập Ôn dịch, thuốc lá trang 122 SGK ngữ văn 8
- Soạn bài Ôn dịch, thuốc lá
- Trình bày ý nghĩa tư tưỏng của văn bản ôn dịch, thuốc lá của Nguyễn Khắc Viện
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
I. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG
Trên đất nước ta còn nhiều nơi có bệnh sốt rét, bệnh phong, lao chưa thanh toán được nay lại thêm ôn dịch thuốc lá nữa. Tệ nạn này nghĩ lại mà kinh hãi, ghê sợ.
Tác giả đã làm cho những người hút thuốc phải tỉnh táo và thấy tác hại lâu dài của 4.000 chất hóa học trong khói thuốc. Bài văn đã nâng cao nhận thức cho mỗi chúng ta về tác hại của ôn dịch thuốc lá và đã góp tiếng nói để nâng cao nhận thức của chúng ta, nhất là các bạn trẻ, và tác hại ghê gớm của thuốc lá. Hãy coi chừng “ôn dịch, thuốc lá”.
Với phong cách ngôn ngữ báo chí, bằng phương pháp liệt kê, phân tích, chứng minh..., văn bản đã làm sáng tỏ tác hại của các chất có trong khói thuốc lá, kêu gọi mọi người hãy đứng lên ngăn ngừa, chặn đứng nạn ôn dịch thuốc lá.
Các lí lẽ và dẫn chứng được tác giả nêu lên qua sự phân tích sâu sắc và so sánh liên tưởng rất thực tế, đầy tính thuyết phục.
II. RÈN KĨ NĂNG ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (trả lời câu hỏi SGK)
Câu 1. Phân tích ý nghĩa dấu phẩy trong đầu đề của văn bản Ôn dịch, thuốc lá.
Dấu phẩy trong đầu đề của văn bản Ôn dịch, thuốc lá không chỉ có nghĩa là tách riêng hai phần ôn dịch (theo nghĩa đen) và thuốc lá mà ở đây còn là phép chơi chữ nữa.
Ở đây tác giả dùng từ “ôn dịch” như ý nghĩa chửi rủa và bắt đầu dấu phẩy ngăn cách giữa hai từ “ôn dịch” và “thuốc lá” là sử dụng lối tu từ để nhấn mạnh sắc thái biểu cảm (vừa căm tức vừa ghê tởm).
Ta có thể diễn ý tên gọi văn bản một cách khác là “Thuốc lá! Mày là đồ ôn dịch”.
Câu 2. Lí do tác giả dẫn lời Trần Hưng Đạo bàn về việc đánh giặc trước khi phân tích tác hại của thuốc lá. Điều đó có tác dụng trong lập luận.
- Tác giả dẫn lời Trần Hưng Đạo về việc đánh giặc trước khi phân tích tác hại của thuốc lá nhằm mục đích sử dụng lối so sánh của nhà quân sự thiên tài để thuyết minh một vấn đề y học.
- Nói một cách đơn giản, khói thuốc lá không làm cho người “lăn đùng ra chết” ngay như khi ta bị giặc “đánh như vũ bão” mà nó gặm nhấm dần sức khỏe của người như tằm ăn lá dâu, nghĩa là người hút thuốc không thấy ngay tác hại của nó... Điều này có tác dụng gây ấn tượng sâu sắc trong lập luận...
Câu 3. Lí do tác giả đặt giả định “Có người bảo: Tôi hút, tôi bệnh, mặc tôi!” trước khi nêu lên những tác hại về phương diện xã hội của thuốc lá.
- Bằng cách này, tác giả bác bỏ lối chống chế thường gặp ở những người hút thuốc.
- Chất độc ni-cô-tin, ô-xit các-bon không những gây hại trực tiếp cho người hút mà còn gây tác hại cho những người xung quanh ngửi phải mùi thuốc (nhất là trẻ em).
Câu 4. Tác giả đưa ra những số liệu để so sánh tình hình hút thuốc của nước ta với các nước châu u - Mĩ trước khi đưa ra kiến nghị: Đã đến lúc mọi người phải đứng lên chống lại, chăn ngừa nạn ôn dịch này nhằm mục đích cho thấy sự lãng phí về tài chính. Đây là điều không thể chấp nhận. Điều thứ hai là các nước đã tiến hành những chiến dịch, thực hiện những biện pháp ngăn ngừa, hạn chế hút thuốc lá quyết liệt hơn ta.
III. BÀI VĂN THAM KHẢO
Phân tích và nêu cảm nghĩ sau khi đọc bài Ôn dịch, thuốc lá của Nguyễn Khắc Viện.
Bài làm
Nguyễn Khắc Viện là một trí thức Tây học, đỗ bác sĩ tại Pháp trong thập niên bốn mươi của thế kỉ XX. Ông là nhà hoạt động văn hóa, nhà hoạt động xã hội rất nổi tiếng ở nước ta.
Bài Ôn dịch, thuốc lá thể hiện cái tâm là cách viết, cách nói sắc sảo độc đáo của Nguyễn Khắc Viện.
Nhan đề rất độc đáo: Ôn dịch, thuốc lá. Độc đáo ở hai chữ “ôn dịch” độc đáo về cách dùng dấu phẩy ở đây, dấu phẩy tạo nên ngữ điệu, gợi lên một tình huống nguy cấp, phải báo động, gây ấn tượng mạnh cho người đọc, người nghe. Cách dùng dấu phẩy ở nhan đề đã thể hiện một lời nói, lối viết theo văn phong châu u hiện đại. Nếu viết: “Ôn dịch thuốc lá” hoặc “Thuốc lá là một loại ôn dịch” đều được, nhưng khi viết như thế thì “bằng phẳng quá”, “hiền lành quá” không hấp dẫn, không phù hợp với nội dung văn bản (chú ý, ở cuối bài tác giả có viết: "... Lại còn thêm ôn dịch thuốc lá này”.
Mở đầu tác giả dùng phép so sánh - đối chiếu để lôi kéo, thu hút người đọc: Dịch hạch, thổ tả, những dịch bệnh khủng khiếp từng gây ra và làm chết hàng vạn, hàng triệu người. Nhờ tiến bộ y học mà những dịch khủng khiếp ấy “đã diệt trừ được”. Cuối thế kỉ XX, loài người lại “lo âu về nạn AIDS” mà “chưa tìm ra giải pháp” thì “ôn dịch thuốc lá đang đe dọa sức khỏe và tính mạng loài người còn nặng hơn cả AIDS”. Sự thật khủng khiếp được nhiều nhà bác học, sau mấy chục năm và hơn năm vạn công trình nghiên cứu lớn tiếng báo động. Đúng là con số biết nói!
Phần thứ hai bài văn, Nguyễn Khắc Viện phân tích và chứng minh rằng ôn dịch thuốc lá gây bao tệ nạn kinh khủng. Trước hết, ông nhắc lại một câu nói nổi tiếng của Trần Hưng Đạo căn dặn nhà vua: “Nếu đánh giặc như vũ bão thì không đáng sợ, đáng sợ là giặc gặm nhấm như tầm ăn dâu” để chỉ rõ ôn dịch thuốc lá giết dần giết mòn con nghiện, gây ra bao tai họa ghê gớm trong cộng đồng là nguyên nhân, nguồn gốc của mọi tệ nạn xã hội khác. Dẫn câu nói của Trần Hưng Đạo không chỉ làm tiền đề lập luận, làm cho luận cứ và luận chứng thêm phần sắc bén, chặt chẽ mà còn tạo ra cho người đọc bao liên tưởng đầy thuyết phục về “ôn dịch, thuốc lá”. Thuốc lá là ôn dịch, là một thứ giặc rất đáng sợ vì nó “gặm nhấm” con nghiện và xã hội.
Khói thuốc lá rất độc, chất hắc ín sẽ “làm tê liệt” những lông rung, lông mao của những tế bào niêm mạc ở nơi vòm họng, ở phế quản, ở nang phổi; chất hắc ín ấy “tích tụ lại” gây ho hen, đờm dãi và sau nhiều năm gây viêm phế quản.
Người nghiện thuốc là sẽ bị chất ô-xít các-bon trong khói thuốc lá thấm vào máu... làm cho sức khỏe “ngày càng sút kém”.
Tác giả nêu lên những số liệu chứng minh “ôn dịch thuốc lá” rất đáng sợ. 80% bệnh nhân ung thư vòm họng và ung thư phổi ở bệnh viện K là do thuốc lá. Các bệnh huyết áp cao, tắc động mạch, nhồi máu cơ tim đều do chất ni-cô-tin của thuốc lá gây ra. Những cái chết đột xuất về nhồi máu cơ tim, những khối ung thư ghê tởm của con bệnh đều cho thấy “tác hại ghê gớm của thuốc lá”. Hàng triệu người bị viêm phế quản làm mất bao nhiêu ngày lao động và tổn hao sức khỏe đều do thuốc lá gây ra. Những số liệu ấy đều có sức thuyết phục vì đó là căn cứ khoa học, là ý kiến của bác sĩ Viện trưởng Bệnh viện K, của bác sĩ Viện trưởng Viện Nghiên cứu các bệnh tim mạch nêu lên.
Nguy hại hơn nữa là kẻ nghiện thuốc lá “đã đầu độc” những người xung quanh do khói thuốc lá. Vợ, con... bị nhiễm độc, nhất là những thai nhi. Hiện tượng đẻ non, đẻ ra bị suy yếu... đều do bị nhiễm độc bởi khói thuốc lá. Câu văn: “Hút thuốc lá cạnh một người đàn bà có thai quả là một tội ác” vang lên như một lời kết tội nghiêm khắc.
Về mặt đạo đức, người lớn (bố, anh, chú, bác...) nghiện thuốc lá “không những đầu độc con em mà còn nêu gương xấu”. Cho nên câu nói: “Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!” chỉ là lời lẽ gàn bướng của con nghiện!
Phần cuối, tác giả cho biết nghiện thuốc lá là nguyên nhân của các tệ nạn khác như ma túy, trộm cắp. Ở Việt Nam ta, một nước thuộc diện “nghèo” mà tỉ lệ thanh thiếu niên hút thuốc ở các thành phố lớn “ngang với tỉ lệ các thành phố Âu - Mĩ”.
Ở châu u, chiến dịch chống thuốc lá rất quyết liệt. Cấm hút thuốc lá ở những nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm (như ở Bỉ), cấm quảng cáo thuốc lá trên báo chí, vô tuyến. Cuối năm 1990, có thể nêu lên những khẩu hiệu: “Một châu Âu không còn thuốc lá”.
Trái lại, ở Việt Nam, một nơi có nhiều bệnh như sốt rét, bệnh phong, lao, ỉa chảy chưa thanh toán được, “lại ôm thêm ôn dịch, thuốc lá này”. Tệ nạn ấy “nghĩ đến mà kinh”. Bằng tấm lòng của người thầy thuốc, Nguyễn Khắc Viện thiết tha kêu gọi mọi người Việt Nam “phải đứng lên chống lại, ngăn ngừa nạn ôn dịch” thuốc lá.
Ôn dịch, thuốc lá là một văn bản thuyết minh được viết bằng một văn phong hiện đại, độc đáo. Các lí lẽ và dẫn chứng được tác giả nêu lên qua sự phân tích sắc bén, qua sự so sánh liên tưởng đầy sức thuyết phục. Bài văn đã thể hiện sự quan tâm và lo lắng của Nguyễn Khắc Viện trước tệ nạn.
Bài văn đã nâng cao nhận thức cho mỗi chúng ta nhất là các bạn trẻ biết về những tác hại ghê gớm về thuốc lá. Và hãy coi chừng ôn dịch, thuốc lá!
- Bài 1 sgk ngữ văn 8
- Bài 2 sgk ngữ văn 8
- Bài 3 sgk ngữ văn 8
- Bài 4 sgk ngữ văn 8
- Bài 5 sgk ngữ văn 8
- Bài 6 sgk ngữ văn 8
- Bài 7 sgk ngữ văn 8
- Bài 8 sgk ngữ văn 8
- Bài 9 sgk ngữ văn 8
- Bài 10 sgk ngữ văn 8
- Bài 11 sgk ngữ văn 8
- Bài 12 sgk ngữ văn 8
- Bài 13 sgk ngữ văn 8
- Bài 14 sgk ngữ văn 8
- Bài 15 sgk ngữ văn 8
- Bài 16 sgk ngữ văn 8
- Bài 17 sgk ngữ văn 8
- Bài 18 sgk ngữ văn 8
- Bài 19 sgk ngữ văn 8
- Bài 20 sgk ngữ văn 8
- Bài 21 sgk ngữ văn 8
- Bài 22 sgk ngữ văn 8
- Bài 23 sgk ngữ văn 8
- Bài 24 sgk ngữ văn 8
- Bài 25 sgk ngữ văn 8
- Bài 26 sgk ngữ văn 8
- Bài 27 sgk ngữ văn 8
- Bài 28 sgk ngữ văn 8
- Bài 29 sgk ngữ văn 8
- Bài 30 sgk ngữ văn 8
- Bài 31 sgk ngữ văn 8
- Bài 32 sgk ngữ văn 8
- Bài 33 sgk ngữ văn 8
- Bài 34 sgk ngữ văn 8
- Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo