Không gian xa, thời gian xa, một thời Tây Tiến đã xa, rất xa lại như đang về lại, thật gần trong một miền quá khứ hoài niệm không chịu ngủ yên, vụt dậy trong tâm tưởng người thi sĩ - chiến sĩ Quang Dũng. Phù Lưu Chanh năm 1948, bài thơ Tây Tiến ra đời trong nỗi nhớ khôn nguôi, nỗi nhớ náo nức cả tâm can về một thời Tây Tiến...
Tây Tiến là một bài thơ nổi tiếng được Quang Dũng sáng tác năm 1948, sau khi tác giả rời đơn vị và nhớ về kỉ niệm gắn bó một thời với đoàn binh Tây Tiến.
Nhà thơ - người chiến sĩ của xứ Đoài, Quang Dũng đã góp một giọng điệu riêng cho thơ kháng chiến cũng bởi sự khắc họa tài hoa và ấn tượng chân dung những người lính cách mạng - những chàng trai Thăng Long - Hà Nội của một thời trận mạc.
Truyện Mùa lá rụng trong vườn là một trong những tác phẩm đặc sắc của Ma Văn Kháng đã để lại ấn tượng khá đẹp trong lòng độc giả thời đổi mới cuối thế kỉ XX.
Tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn (1985) được Giải thưởng Hội Nhà Việt Nam năm 1986. Truyện phản ánh cuộc sống đất nước vào những năm đầu đổi mới vào nửa cuối thập niên tám mươi của thế kỉ trước.
P.G Lor-ca là nhà thơ nổi tiếng của Tây Ban Nha thế kỉ XX. Thơ ông gắn với mạch nguồn văn hóa dân gian. Cuộc đời nghệ sĩ của ông lồng trong cuộc đời chiến suốt đời phụng sự dân tộc mình và bị giết hại bởi bàn tay của bọn phát xít Phăng-cô.
Đoạn Đất Nước trích gần trọn chương V của trường ca Mặt đường khát vọng, thể hiện khá tập trung những cảm nhận sâu sắc và có phần mới mẻ về đất nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm.
Tác phẩm Sông Đà với mười lăm tùy bút, kết quả của chuyến đi thực tế Tây Bắc vào năm 1958 của Nguyễn Tuân, đã ghi nhận nhiều bức tranh sinh động và nhiều hình ảnh nghệ thuật đầy sắc hấp dẫn, đậm đà cảm hứng lãng mạn trong sáng.
Tùy bút Người lái đò sông Đà đã biểu hiện rực rỡ phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân. Trên con đường “xê dịch”, gặp sông Đà và người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân như gặp những nhân vật ư tưởng.
Anh Đức là nhà văn Nam Bộ. Cuối năm 1954, ông tập kết ra Bắc. Năm 1962, ông trở lại chiến trường miền Nam. Anh Đức viết truyện Đất vào tháng 3-1964 kể chuyện bà con nông dân xẻo Đước chống phá quốc sách lập ấp chiến lược của Mĩ - ngụy, quyết tử giữ làng, giữ từng tấc đất của ông cha, thể hiện một tấm lòng kiên trung với Đảng và cách mạng.
Anh Đức là đại diện ưu tú của nền văn học miền Nam trong kháng chiến chống Mĩ. Truyện của ông xoay quanh đề tài chiến tranh cách mạng, từ đó làm nổi bật chủ nghĩa yêu nước anh hùng
Một người Hà Nội, chúng ta có thể nhận ra sự chuyển hướng rõ nét trong quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn Nguyễn Khải cũng như của văn thời đổi mới.
Một người Hà Nội rút từ tập truyện Hà Nội trong mắt tôi, tiêu biểu cho ngòi bút Nguyễn Khải ở giai đoạn sáng tác thứ hai, giai đoạn gắn với công cuộc đổi mới đất nước, trong đó có đổi mới văn chương.
Bà Hiền là người có bản lĩnh, trung thực, giàu tự trọng. Những phẩm chất đó như bản chất tự nhiên, bộc lộ trong chính cuộc sống đời thường của một người vợ, người mẹ, và đó là một “người Hà Nội.
Với người như bà Hiền, người đọc có thể nhận ra nhiều nét đẹp. Nhưng nói “lối sống” là nói đến quan niệm, nguyên tắc làm cơ sở cho những ứng xử có ý thức của con người.
Nhan đề tác phẩm Một người Hà Nội hàm chứa hứng thú khám phá của tác giả về tính cách, lối sống người Hà Nội. Cũng là công dân Việt Nam nhưng người Hà Nội là người của mảnh đất đặc biệt - đất kinh kì - nên nhất định họ phải có những nét riêng. Tên tác phẩm gợi một biểu tượng về Hà Nội.
Truyện Bắt sấu rừng U Minh Hạ là một trong số 18 truyện rút trong tác phẩm Hương Rừng Cà Mau xuất bản năm 1967. Tác giả kể lại chuyện ông Năm Hên bắt sấu ở ngọn rạch Cái Tàu tại địa phận làng Khánh Lâm, qua đó ca ngợi những phẩm chất như chất phác, dũng cảm, tài tử và trọng nghĩa khinh tài... của người nông dân Nam Bộ...
Đất nước là một bài thơ nổi tiếng gồm ba mảng thơ, được Nguyễn Đình Thi bắt đầu sáng tác từ năm 1948 đến năm 1955. Bằng nghệ thuật cô đúc, sáng tạo, nhà thơ đã bộc lộ những cảm xúc sâu lắng, những suy nghĩ khái quát về hình tượng đất nước.
Nguyễn Đình Thi là nhà nghệ sĩ đa tài. Là nhạc sĩ, ông có bài hát Diệt phát xít rất nổi tiếng; là nhà văn, ông có tiểu thuyết Vỡ bờ cả ngàn trang; là kịch tác giả, ông có vở kịch Con nai đen đầy bí ẩn; là nhà phê bình, ông có Mấy vấn đề văn học, là nhà thơ, ông có bài Đất nước, một trong những bài thơ hay của thơ hiện đại Việt Nam.
Vào một đêm tháng 4-1948, trong khu kháng chiến ở Thái Nguyên, khi nghe giặc Pháp vừa chiếm đóng quê hương, Hoàng cầm đã xúc động làm bài thơ Bên kia sông Đuống. Tác giả đã thuật lại trong một bức thư (ngày 1-8-1991)
Trong bài Bên kia sông Đuống có một đoạn thơ hoài niệm của Hoàng Cầm (vừa là hồi tưởng về quá khứ thanh bình, vừa là tưởng tượng về hiện tại đau thương) qua đó cổ thể thấy biết bao tình cảm, nhớ thương của nhà thơ đối với quê hương đồng thời đây cũng là biết bao nhiêu đau xót và căm giận trước cảnh quân thù đã tàn phá những giá trị văn hóa cổ truyền không phải chỉ của một miền quê mà còn có ý nghĩa tiêu biểu cho cả đất nước.
Văn hào Ê-ren-bua có nói: “Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất, yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua chát của trái lê mùa thu, hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh.
Tây Tiến của Quang Dũng và Bên kia sông Đuống của Hoàng cầm được sáng tác vào năm 1948. Đấy là một trong những thời điểm khắc nghiệt và thử thách nhất của cuộc kháng chiến chống Pháp.
Sau hiệp định Giơnevơ 1954, miền Bắc nước ta được giải phóng. Khoảng tháng 10 năm ấy, các cơ quan trung ương của Đảng và Nhà nước rồi Việt Bắc chuyển về Hà Nội. Niềm lưu luyến giữa nhân dân Việt Bắc và những người cán bộ cách mạng là nguồn cảm hứng để Tố Hữu sáng tác bài thơ Việt Bắc gồm 150 câu lục bát, là một khúc ca trữ tình hay nhất trong tập thơ cùng tên của nhà thơ
Ngày 2-9-1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời. Trong dịp lễ Quốc tang lãnh tụ vĩ đại, bài thơ Bác ơi ! của Tố Hữu được giới thiệu trên báo Nhân dân, sau này in trong tập thơ Ra trận.
Chiều ngày 2/9/1969, tin Bác Hồ mất đến với Tố Hữu khi ông đang điều trị ở bệnh viện. Ông vội trở về, tìm đến ngôi nhà sàn thân quen. Trời mưa tầm tã, xung quanh vắng lặng. Lòng trĩu buồn, đêm hôm ấy ông ngồi viết bài thơ này.
Cuộc chia tay đầy lưu luyến nhớ thương giữa những người cán bộ kháng chiến và nhân dân Việt Bắc được nhà thơ Tố Hữu phản ánh trong bài thơ Việt Bắc như cuộc chia tay của một đôi bạn tình.
Tên truyện ngắn là Chiếc thuyền ngoài xa, và quả thật, hình ảnh chiếc thuyền gần như xuất hiện xuyên suốt trong câu chuyện mà nhà văn mang đến cho người đọc.
Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa lúc đầu được in trong tập Bến quê, sau được Nguyễn Minh Châu lấy làm tên chung cho một tuyển tập truyện ngắn (in năm 1987).
Đối với truyện ngắn, tình huống giữ vai trò là hạt nhân của cấu trúc thể loại nó chính là cái hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt khiến cho tại đó, cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất là ý đồ tư tưởng của tác giả cũng được bộc lộ sắc nét nhất.
Đó là nhân vật Phùng - người kể chuyện, cũng là sự hóa thân của tác giả Nguyễn Minh Châu vào nhân vật này. Lời kể chuyện của nhân vật Phùng luôn tỏ ra khách quan, chân thật và giàu sức thuyết phục. Nhân vật Phùng đã có một điểm nhìn trần thuật sắc sảo, khả năng cao trong việc khám phá đời sống được bộc lộ qua một số tình huống truyện.
Ai đã đặt tên cho dòng sông? là đoạn trích trong tập bút ký cùng tên xuất bản vào năm 1986 của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Tám bút kí trong tập sách được Hoàng Phủ Ngọc Tường viết với cảm hứng ngợi ca và âm hưởng sử thi bởi người yêu nước Hoàng Phủ Ngọc Tường luôn tri ân với sự hi sinh cao cả và những chiến công anh hùng của nhân dân.
Cũng giống như nhà thơ Thu Bồn, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã thể hiện tình yêu rất sâu với Huế qua cảm nhận về sông Hương trong bài bút kí đặc sắc Ai đã đặt tên cho dòng sông?.
Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong những nhà văn Việt Nam hiện đại chuyên viết bút kí. Những nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa khách quan và chủ quan, giữa trữ tình và chính luận, sử thi hóa cảm hứng lịch sử và khám phá chiều sâu văn hóa của đối tượng.
Bài thơ Đò Lèn kết thúc bằng nỗi nhớ, sự ân hận muộn màng của cháu là “tôi” dành cho “bà" Nhưng tất cả lại là những câu thơ chan chứa yêu thương và sự ấm áp nhất.
Những đứa con trong gia đình là một trong số những sáng tác tiêu biểu của Nguyễn Thi. Thiên truyện thành công ở nhiều mặt, nhưng nổi bật nhất là nghệ thuật xây dựng nhân vật.
Truyện Những đứa con trong gia đình là sáng tác xuất sắc của Nguyễn Thi trong thời chống Mĩ nói về Chiến và Việt là hai chị em ruột, lại là hai chiến sĩ Giải phóng quân cùng ra trận trong một ngày.
Những đứa con trong gia đình là một trong những thiên truyện ngắn xuất sắc nhất của Nguyễn Thi. Chỗ đặc sắc nhất của thiên truyện là ở đâu? Trước hết phải nói tới nghệ thuật kể chuyện (hay trần thuật) độc đáo, linh hoạt của nhà văn Nguyễn Thi.
Hồn Trương Ba là một hình tượng nghệ thuật đặc sắc của Lưu Quang Vũ mang nỗi đau phải sống trong nghịch cảnh tạm bợ, trái với tự nhiên khiến tâm hồn thanh cao nhân hậu bị tha hóa nhưng không chấp nhận sự tha hóa ấy, hồn Trương Ba vẫn đấu tranh vươn tới khát vọng sống trọn vẹn.
Trong đoạn trích qua sự hiện diện của hồn Trương Ba, những lời lẽ độc thoại và đối thoại của hồn Trương Ba, có thể thấy Trương Ba là một người có nhân cách trong sáng.
Dọn về làng của Nông Quốc Chín mang ý nghĩa tiêu biểu về bức tranh quê hương khi bị quân thù xâm lược giày xéo tàn phá và nhân dân anh hùng đứng lên chiến đấu, giải phóng quê hương.
Nông Quốc Chấn là nhà thơ, nhà hoạt động văn hóa, người dân tộc Tày ở Cao Bằng. Bài thơ Dọn về làng được sáng tác trong chiến dịch Biên giới thu - đông 1950, là tác phẩm tiêu biểu nhất của Nông Quốc Chấn.
Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn thành công trong tập Truyện Tây Bắc và cũng là một trong những truyện ngắn tiêu biểu trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
Cô Mị trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài đến với chúng ta đầu tiên trong cái dáng lùi lũi như một con rùa nuôi trong xó cửa, suốt ngày còng lưng làm lụng, lúc nào cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi.
Nói về các tác phẩm: Đất nước đứng lên và Rừng xà nu, có nhà nghiên cứu văn học đã nhận định rằng: Có thể coi đây là những bản anh hùng ca mang đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn về cuộc chiến đấu của nhân dân Tây Nguyên, nói rộng ra về hai cuộc chiến tranh nhân dân kì diệu của dân tộc ta”.
Có ai đó chưa từng được hiểu về con người Tây Nguyên, xin hãy đến với Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành. Rừng xà nu chính là bài ca đẹp nhất, lấp lánh nhất về chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam.
Tình yêu là một trong những đề tài muôn thuở của thơ ca. Từ xưa đến nay, nhiều thi sĩ đã viết về tình yêu bằng những cảm xúc phong phú làm rung động lòng người. Đặc biệt trong thơ Xuân Quỳnh, tình yêu đặt ra bao nhiêu trăn trở, suy tư.
Sóng là một bài thơ tình yêu trong sáng, sôi nổi và chân thực, tình yêu ấy được phát biểu thẳng thắn từ phía người phụ nữ. Điều đó góp phần tạo nên vẻ đẹp độc đáo của bài thơ, khiến cho người đọc thêm yêu cuộc đời và thêm tin tưởng ở con người.
Sóng là một bài thơ hay của chị, in trong tập Hoa dọc chiến hào (1968). Ở đây, khát vọng tình yêu đã được thể hiện theo một cách riêng rất, chân thực, rất dễ yêu, dù hình tượng sóng mà Xuân Quỳnh mượn làm ẩn dụ vốn chẳng xa lạ gì với các nhà thơ viết về tình yêu kim cổ.
Sóng ấy không chỉ là điệu tính nữ mà còn là tâm trạng riêng của Xuân Quỳnh. Tâm trạng muốn được cảm thông, chấp nhận hiểu biết và tha thứ để tìm về những bí ẩn của sự sống. Hơn đâu hết trong tình yêu rất cần sự hiểu biết.
Hình tượng Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù là đứa con tinh thần yêu quý của Nguyễn Tuân, là biểu tượng cho một cái đẹp, cái tài, cái Thiên Lương của “một thời vang bóng” đáng được tôn kính và ngợi ca.
Chữ người tử tù là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất, thể hiện được những nét tài năng độc đáo vừa nói của nhà văn. Trong tác phẩm này, Nguyễn Tuân đã xây dựng thành công một nhân vật tuyệt vời tỏa sáng giữa ngục tù tăm tối của xã hội cũ: đó là nhân vật Huấn Cao.
Nguyễn Tuân, một nhà văn nổi tiếng của làng văn học Việt Nam có những sáng tác xoay quanh những nhân vật lí tưởng, có tài năng xuất chúng như: Chiếc ấm đất, Hương cuội, Chén trà trong sương sớm... Và một lần nữa, chúng ta lại bắt gặp hình tượng kỳ vỹ, phi thường trong thiên hạ: đó là nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù.
Chữ người tử tù là truyện ngắn có giá trị nhất rút ra từ đây cả hai nhân vật chính trong truyện này là Huấn Cao và viên quản ngục đều mang những nét tính cách độc đáo cùng góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm là ca ngợi cái đẹp, cái tài hoa tài tử bao giờ cũng có sức sống mãnh liệt.
Nguyễn Tuân với những trang anh hùng dũng liệt hiện lên dưới một lớp ngôn ngữ dân tộc thuần khiết và chuẩn mực, luôn cố gắng hết sức mình để làm sống dậy một thời quá khứ rực rỡ. Và dường như cảm thấy mình không đủ sức? Nguyễn Tuân kéo cả những nhân vật của mình theo khuynh hướng ấy. Đó là trường hợp của viên quan ngục trong truyện ngắn Chữ người tử tù (trong tập Vang bóng một thời).
Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Nói đến Nguyễn Tuân là nói đến một nghệ sĩ tài hoa. Mỗi lời văn của Nguyễn Tuân đều là những nét bút trác tuyệt như một nét chạm khắc tinh xảo trên mặt đá quý của ngôn ngữ (Tạ Tỵ). Một trong những nét bút trác tuyệt đó là tác phẩm Chữ người tử tù. Nổi bật lên trong tác phẩm là hình tượng nhân vật Huấn Cao và cảnh cho chữ - một cảnh tượng xưa nay chưa từng có.
Chữ người tử tù là tác phẩm ca ngợi sự chiến thắng của khí phách, tài hoa và nhân cách đối với cái xấu xa, thấp hèn, là bài ca đầy cảm hứng động viên con người gắng gìn giữ “thiên lương” trong bất cứ hoàn cảnh nào của cuộc đời.
Chữ người tử tù (đăng báo 1939, in trong tập Vang bóng một thời, (1940) có thể coi là một trong những áng văn hay nhất, tiêu biểu nhất của Nguyễn Tuân trước cách mạng.
Quê hương và con người là những đề tài muôn thuở gần gũi và quen thuộc đối với mỗi nhà văn, nhà thơ. Từ văn học trung đại cho đến văn học hiện đại, từ thơ cổ cho đến thơ mới, quê hương và con người đã trở thành những hình ảnh khó phai mờ trong các tác phẩm của các nhà văn, nhà thơ.
Có thể nói, văn học Việt Nam giống như một người chạy đua, dọc đường do mệt quá mà ngủ quên trong một thung lũng khuất nẻo của chế độ phong kiến, nay bừng tỉnh dậy với sự đánh thức của “Thơ mới”.
Bài thơ Từ ấy đã ghi lại giây phút mê say của nhà thơ khi bắt gặp ánh sáng của Đảng soi đường. Đó không chỉ là cảm xúc vui sướng, phấn khởi mà còn là phẩm chất cao đẹp của người cộng sản muốn hòa nhập và cống hiến hết mình cho cuộc đời.
Nhắc đến Tố Hữu, các nhà phê bình và nghiên cứu văn học thường gọi ông là lá cờ đầu, hay cánh chim đầu đàn của nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Quả thật, chặng đường của nền thơ ca của Tố Hữu gần như đi sát với chặng đường đấu tranh cách mạng gian khổ của toàn thể dân tộc.
Đầu năm 1939, tình hình thế giới trở nên căng thẳng, cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai có nguy cơ bùng nổ, thực dân Pháp ra sức đàn áp phong trào cách mạng ở Đông Dương. Đầu tháng tư năm ấy, Tố Hữu bị chính quyền thực dân bắt ở Huế trong một đợt khủng bố.
Từ ấy được xem như những trái ngọt đầu tiên mà Tố Hữu đã gặt hái được dễ dàng cho đời. Đến với tập thơ chúng ta không chỉ bắt gặp một thanh niên yêu cách mạng, say mê lý tưởng mà còn thấy được hình ảnh của người chiến sĩ cách mạng đang sống và chiến đấu.
Chí Phèo, tên nhân vật được Nam Cao đặt thành tên tác phẩm (sau hai lần đổi tên), xuất hiện xuyên suốt tác phẩm với một tấm bi kịch “bị cự tuyệt quyền làm người”.
Phân tích tính cách của Chí Phèo, nhân vật chính của tác phẩm cùng tên, không những chúng ta thấy rõ những điều vừa nói mà còn bắt gặp một cái nhìn mới mẻ, độc đáo có chiều sâu đầy tính nhân đạo của nhà văn về người nông dân trước cách mạng.
Tác phẩm Chí Phèo của nhà văn hiện thực và nhân đạo Nam Cao là một bức tranh thê thảm đầy bi thương của kiếp sống đói nghèo nhưng lương thiện, bị xô đẩy, tha hóa rất đáng cảm thương của những người nông dân.
Cùng với Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Công Trứ... trong giai đoạn văn học trung đại, Hồ Chí Minh, Tố Hữu... trong giai đoạn văn học hiện đại, Nam Cao là gương mặt quen thuộc, điển hình trên văn đàn Việt Nam giai đoạn 1930 -1945
Cùng với truyện ngắn Chí Phèo, Đời thừa là một tác phẩm xuất sắc của Nam Cao trước cách mạng. Tuy không có một cốt truyện hấp dẫn, tình tiết éo le ly kì nhưng truyện Đời thừa đã khẳng định những quan điểm tư tưởng và quan điểm nghệ thuật tiến bộ có ý nghĩa sâu sắc đối với cuộc sống; đối với công việc sáng tạo văn chương.
Hạnh phúc của một tang gia, ngay nhan đề của đoạn trích đã gây một tiếng cười - cười mà chua chát, mà mỉa mai. Mâu thuẫn trào phúng cơ bản nằm ngay trong cái đầu đề của chương.
Là một nhà văn xuất sắc của nền văn học hiện thực phê phán, Vũ Trọng Phụng không chỉ là Ông vua phóng sự đất Bắc mà còn là một cây bút trào phúng đặc sắc nhất. Mỗi chương trong tác phẩm là một màn hài kịch Chương XV Hạnh phúc một tang gia là màn hài kịch tiêu biểu.
Bài Tương tư nằm trong một thi tứ bao trùm Thơ mới: tình yêu lãng mạn - thứ tình hiện đại “trăm hình muôn trạng” của văn học lãng mạn giai đoạn 1930-1945: Cái tình say đắm, cái tình thoảng qua, cái tình gần gũi, cái tình xa xôi, cái tình trong giây phút, cái tình ngàn thu” (Lưu Trọng Lư, 1934).
Thu điếu nằm trong chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến. Đây là một trong những bài thơ hay nhất trong hệ thống thơ ca tả về mùa thu và cũng là một trong ba bài thơ tiêu biểu của Nguyễn Khuyến tả về làng cảnh Việt Nam.
Trong thơ Nôm của Nguyễn Khuyến, nức danh nhất là ba bài thơ mùa thu: Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh (Xuân Diệu). Mỗi bài một vẻ đẹp riêng, sức hấp dẫn riêng trong sự hòa điệu của hồn thơ thu Nguyễn Khuyến.
Tính cách nổi bật nhất của Vũ Như Tô là tính cách của người nghệ sĩ tài ba, hiện thân cho niềm khát khao và đam mê sáng tạo cái đẹp. Nhưng trong một hoàn cảnh cụ thể, cái đẹp ấy thành ra phù phiếm, nó sang trọng, siêu đẳng, thậm chí “cao cả và đẫm máu” như một “bông hoa ác”.