Đề: Phân tích bài thơ Dọn về làng của Nông Quốc Chấn

Dọn về làng của Nông Quốc Chín mang ý nghĩa tiêu biểu về bức tranh quê hương khi bị quân thù xâm lược giày xéo tàn phá và nhân dân anh hùng đứng lên chiến đấu, giải phóng quê hương.

BÀI LÀM

Nhà thơ Nông Quốc Chấn (1923 - 2002) là người dân tộc thiểu số đầu tiên mang hơi thở núi rừng Tây Bắc vào thơ ca. Ông được xem là cánh chim đầu đàn của những người cầm bút là người các dân tộc thiểu số. Bài thơ Dọn về làng nhận được Giải thưởng ở Đại hội Thanh niên, Sinh viên thế giới họp ở Béc-lin 1951. Bài thơ được sáng tác sau thắng lợi của chiến dịch Biên giới cuối năm 1950. Bài thơ có yếu tố tự sự nhưng giàu chất trữ tình. Bài thơ là lời của người con nói với người mẹ. Tâm sự mang tính riêng tư nhưng nội dung liên quan đến lịch sử quê hương, cho thấy thân phận cá nhân nằm trong số phận chung của đất nước. Lời tâm tình của người con làm cho bài thơ có giọng điệu trìu mến ngọt ngào, chan chứa yêu thương và cách cảm, cách nghĩ mang dấu ấn của người miền núi Tây Bắc.

Lời kể của con báo tin vui chiến thắng, quê hương đã được giải phóng. Hình ảnh ngày chiến thắng huy hoàng được tái hiện vài nét tiêu biểu theo biện pháp tương phản nên thật hừng tráng qua câu thơ mang chất tự sự:

   Tây bị chết, bị bắt sống hàng đàn
Vệ quốc quân chiếm lại các dồn
          Người đông như kiến, súng dài như củi

Sau chiến thắng, người dân đi tản cư vào rừng lục tục kéo về làng, cuộc sống yên bình trở lại:

Sáng mai về làng sửa nhà phát cỏ
    Cày ruộng vườn, trồng lúa ngô khoai.

Nhịp sống trở lại bình thường nhưng xiết bao cảm động khi được sống lại trong ngôi nhà thân yêu và đứng trên mảnh ruộng cha ông.

Cha mẹ dìu nhau về nhận đất
 Tóc bạc thương từ mỗi gốc cau
  Nứa gianh nửa mái lưu che tạm
            Sung nắng khuây dần chuyên xót đau.
                                                               (Vũ Cao - Núi đôi)

Khoảng trời bình yên này có được phải đánh đổi bằng máu và nước mắt. Theo mạch tâm trạng, nhân vật trữ tình bỗng nhớ lại kỉ niệm cay đắng tang thương của những tháng ngày qua:

                           Mấy năm qua quên Tết tháng giêng, quên rằm tháng bảy
Chạy hết núi lại khe, cay đắng đủ mùi.

Nhờ sự đối chiếu, so sánh ấy mới thấy hết được niềm sung sướng hạnh phúc trong ngày giải phóng. Nhưng niềm vui không ồn ào bởi bóng quân thù vẫn còn trên đất nước.

Hình ảnh quê hương hồi sinh sau giải phóng được tả, được kể qua tư duy thơ của người dân tộc:

          Hôm nay Cao - Bắc - Lạng cười vang
        Dọn lán, rời rừng, người xuống làng
    Người nói cỏ lay trong ruộng rậm
     Con cày mẹ phát ruộng ta quang.
Đường cái kêu vang tiếng ô tô
          Trong trường ríu rít tiếng cười con trẻ
         Mở mở khói bếp bay trên mái nhà lá.
...
 Đường ngõ từ nay không có rậm
                   Trong vườn chuối, hổ không dám đến đẻ con
          Quả trên cành không lo tự chín tự rụng
                       Ruộng sẽ không thành nơi máu chảy từng vũng.

Biện pháp liệt kê những thanh âm bình dị của cuộc sống: tiếng ô tô ngoài đường, tiếng nói cười của người lớn trên ruộng, tiếng ríu rít của con trẻ trong trường... làm hiện lên khung cảnh đang bừng sáng niềm vui; khói nhà bếp lại gợi không khí đầm ấm thanh bình. Mồ hôi lại đổ xuống để tưới xanh ruộng đồng, để hồi sinh quê hương, mỗi nhát cuốc buông xuống là để đẩy lùi cảnh hoang hóa, mang lại ánh sáng cho ruộng nương và nguồn sống cho mỗi nhà. Phong cảnh quê hương bản làng miền núi được gợi lại đông vui qua cái nhìn thiết tha trìu mến, gắn bó của nhân vật người con. Không còn giặc giã, không lo đói nghèo nhưng niềm vui chiến thắng vẫn không bù đắp nỗi đau thương, mất mát lớn lao bởi tội ác quân thù, do đó giọng thơ có chút điềm tĩnh, niềm vui vẫn chưa cất cánh bay lên.

Giọng tự sự của bài thơ cũng như đoạn thơ này, biểu hiện cái nhìn trực diện, chú ý sự đầy đủ của chi tiết được nổi đến; hình ảnh thơ giản dị, mộc mạc, đơn nghĩa (tuy vậy hình ảnh mặt trời ở khổ cuối lại giàu tính biểu tượng), thế giới nghệ thuật hiện lên hồn nhiên, tự nhiên như không hề có sử dụng công, nhà thơ chủ yếu nói về cảnh, chưa chú tâm biểu hiện tình cảm, tâm trạng. Lối diễn đạt đúng theo cách nghĩ của đồng bào miền ngược: Súng nổ ngay đì đùng một loạt/ Cha ngã xuống nằm lăn trên mặt đất / Cha ơi: cha không biết nói rồi... Đó là kiểu tư duy thơ của nhà thơ miền núi.

Dọn về làng của Nông Quốc Chín mang ý nghĩa tiêu biểu về bức tranh quê hương khi bị quân thù xâm lược giày xéo tàn phá và nhân dân anh hùng đứng lên chiến đấu, giải phóng quê hương. Bài thơ nằm trong mạch thơ chung của dân tộc, bộc lộ tình yêu quê hương, lòng căm thù giặc, niềm vui, niềm tự hào về đất nước thắng lợi và ý chí chiến đấu bảo vệ quê hương.

Bài thơ mang đậm sắc thái miền núi từ con người, cảnh vật đến không khí và cả kiểu tư duy thơ. Bài thơ góp phần làm cho nền thơ ca hiện đại thêm phong phú.

Các bài học liên quan
Đề: Dòng sông Hương được cảm nhận như thế nào qua phần trích bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường?
Đề: “Vẻ đẹp thiên nhiên phong phú, đa dạng, huyền ảo như đời sống, như tâm hồn con người được diễn tả bằng ngòi bút đầy cảm hứng và tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường trong thể loại bút kí” (Ngữ văn 12, Sách giáo viên).

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 12 mới cập nhật