Đề: Phân tích đoạn thơ sau đây trong bài Việt Bắc của Tố Hữu: Ta về mình có nhớ ta... Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung
Nhắc đến những nhà văn, nhà thơ cách mạng trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, ta không thể không nhắc tới Tố Hữu.
- Bài học cùng chủ đề:
- Đề: Bình giảng đoạn đầu trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu; ... Mình về mình có nhớ ta...Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa?
- Soạn bài Việt Bắc - Ngắn gọn nhất
- Soạn bài Việt Bắc - Tố Hữu
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
BÀI LÀM
Nhắc đến những nhà văn, nhà thơ cách mạng trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, ta không thể không nhắc tới Tố Hữu. Nói đến Tố Hữu, ta thường liên tưởng đến ngay một thể loại thơ ca đầy tính chiến đấu, đầy lý tưởng với phong cách thơ chính trị. Tuy nhiên, Tố Hữu không chỉ sáng tác những bài thơ chính trị khô khan. Ta không thể quên những sáng tác đầy chất trữ tình, mượt mà, tươi sáng, đậm nét dân tộc như đoạn thơ sau:
... Ta về mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đỏ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.
Đoạn thơ trên trích trong bài Việt Bắc được sáng tác năm 1954, khi Trung ương Đảng dời về Thủ đô Hà Nội, bày tỏ sự thủy chung và biết ơn với những đóng góp to lớn của Việt Bắc cho kháng chiến. Đoạn thơ này thiên về tả cảnh thiên nhiên và bộc lộ rõ tài năng thi ca của Tố Hữu bằng thể thơ sở trường của ông: thể lục bát.
Đoạn thơ là một bức tranh Việt Bắc qua bốn mùa và hàm chứa một nỗi nhớ nhung da diết cũng như biểu lộ tấm lòng chung thủy của tác giả nói riêng, cũng như người cán bộ nói chung đối với Việt Bắc.
Hai câu đầu của đoạn thơ là lời hỏi và kể của người ra đi, muốn biết lòng người ở lại như thế nào và tự bộc lộ tấm lòng của mình. Tám câu tiếp theo vẽ nên thiên nhiên Việt Bắc đầy thơ mộng và con người Việt Bắc đầy thân thương qua lời của người đi. Đầu tiên, mùa đông xuất hiện với những bông chuối đỏ rực trên nền rừng xanh thẳm của những buổi hoàng hôn và hình ảnh con người lao động vui tươi. Tiếp đến là mùa xuân rực rỡ màu trắng của mơ và hình ảnh người đan nón. Rồi mùa hạ đến đầy màu vàng của rừng phách và đầy âm thanh của tiếng ve. Con người lại xuất hiện dưới hình ảnh cô gái một mình đi hái măng. Kết thúc là rừng thu ngập ánh trăng và không gian ngập tiếng hát. Cứ mỗi câu thơ tả thiên nhiên lại có một câu thơ tả con người, con người hòa quyện trong thiên nhiên nhưng không chìm trong thiên nhiên mà luôn ở tư thế lao động, chủ động; thiên nhiên là nên nâng con người, tô điểm cho con người.
Có thể nói đây là một đoạn thơ với nhiều nghệ thuật tinh tế, tình cảm chân thực, xứng đáng là đoạn thơ hay nhất trong bài Việt Bắc. Ngay từ câu mở đầu, lời của người đi đã có một sức truyền cảm đặc biệt nhờ tính mộc mạc chân thực của nó. Câu thơ chỉ như một câu nói bình thường nhưng lại rất chân thành, làm người đối diện xúc động. Nó đơn giản song lại da diết, thể hiện được sự mong mỏi của người đặt câu hỏi muốn biết tình cảm người kia dành cho mình và cũng như một ước mong: hãy nhớ tôi nhé! Như muốn chứng tỏ tình cảm của mình, người đặt câu hỏi lại kể hàng loạt những kỉ niệm về cảnh, về người:
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Cái đẹp của câu thơ là hình ảnh hoa cùng người bởi chăng con người cũng là một bông hoa trong vườn hoa sự sống. Hình ảnh tạo nên nét hài hòa giữa thiên nhiên và con người, hoa và người tôn vẻ đẹp của nhau. Bốn câu lục sau tả bức tranh bốn mùa với những hình ảnh, màu sắc tươi tắn và âm thanh rộn ràng. Dù là mùa đông hay mùa hạ, mùa xuân hay mùa thu, tất cả đều có màu tươi vui. Màu đỏ của hoa chuối làm cho mùa đông bớt lạnh. Màu trắng của hoa mơ và màu vàng của rừng phách càng tôn thêm vẻ rực rỡ của thiên nhiên đương thì ra hoa kết trái. Màu sắc êm dịu của ánh trăng thu lại mang cho thiên nhiên một sự êm ả, thơ mộng và cảm giác thanh bình cho lòng người. Tất cả những đường nét đó vẽ nên bức tranh tứ bình đặc sắc bởi lời thơ mềm mại. Song nếu chỉ là bức tranh thì chưa đủ, bỏi thiếu âm thanh. Thiên nhiên Việt Bắc không thiếu âm thanh, cồn có tiếng ve kêu mùa hạ và tiếng hát của con người. Tác giả chọn tiếng ve là một sự lựa chọn hợp lý và mang tính tiêu biểu. Bởi ở Việt Nam, nói đến tiếng ve là người ta nghĩ ngay đến mùa hè. Tiếng ve rả rích tuy bình thường nhưng là một biểu tượng bằng âm thanh cho mùa hạ với màu vàng rất riêng của Việt Bắc, tạo nên một sự kết hợp nghe nhìn đặc biệt, làm cho bức tranh mùa hạ vừa có nét riêng của Việt Bắc vừa có nét chung của đất nước. Phải chăng dụng ý của tác giả là để từ đó, dù mai sau có ở đâu, khi nghe tiếng ve kêu và sắc vàng, ai cũng có thể liên tưởng và nhớ lại Việt Bắc? Vậy là thiên nhiên Việt Bắc, chỉ qua vài câu thơ, đã được miêu tả đầy đủ và mang tính cách riêng độc đáo với hình ảnh và âm thanh chọn lọc khéo léo.
Trên nền thiên nhiên tuyệt đẹp đó, con người hiện ra trong tư thế chủ động, và đầy sức sống. Bốn câu hát nói về con người cũng rất tinh tế và tình cảm. Tác giả chọn lọc, phác họa những hình ảnh con người lao động thấp thoáng nhưng đủ sức gợi. Đó là hình ảnh người ta đi rẫy, đan nón, hái măng, hay kín đáo hơn, một tiếng hát khi lao động hay trong một đêm sinh hoạt văn nghệ. Hình ảnh nắng ánh dao gài thắt lưng thể hiện nét khỏe khoắn và vui tươi. Nắng như tiếp thêm sự sống động cho con người chứ không mang vẻ gay gắt. Khi nhớ về hình ảnh người đan nón, tác giả gián tiếp bày tỏ lòng biết ơn đối với những đóng góp của Việt Bắc cho kháng chiến. Một cách bày tỏ kín đáo và tế nhị! Ký ức về cô em gái hái măng rất tình cảm bởi cách sử dụng từ cô em gái một cách trìu mến. Hơn nữa cảnh thiên nhiên thật rực rỡ, tươi đẹp, đầy âm thanh và màu sắc sống động. Cuối cùng, kỉ niệm về tiếng hát gây cho người đối thoại của nhân vật trữ tình xưng ta cũng như cả người đọc sự xúc động thật sự. Bởi tiếng hát xuất phát từ tâm hồn và tiếng hát ân tình thủy chung theo người đi là một kỉ niệm, một tình cảm êm dịu và lâu dài. Tiếng hát ấy phải chăng cũng chính là tâm hồn của tác giả.
Đoạn thơ réo rắt và du dương, giản dị và chân thật. Nói tóm lại đó là một sự kết hợp hài hòa tuyệt vời của cảm xúc và nghệ thuật, của hình ảnh và âm thanh, màu sắc và ánh sáng. Đoạn thơ đi thẳng vào lòng người.
Tố Hữu có biệt tài chọn lọc hình ảnh và phối hợp ánh sáng rất độc đáo. Ông có một tâm hồn nhạy cảm và có khả năng truyền cảm xúc của mình cho người khác, chẳng hạn như chỉ với hai câu thơ:
Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan
Đường bạch dương sương trắng nắng tràn.
đủ khiến cho người đọc có cảm giác như mình đang ở Ba Lan thật vậy. Tâm hồn Tố Hữu say mê và mạnh mẽ nhưng cũng rất sâu lắng, và thủy chung. Với Tố Hữu, chính trị là một nguồn thơ thực sự ông say mê sống với lý tưởng cách mạng, và với niềm tin chân thật, ông muốn mang lí tưởng đó đến cho mọi người ông thực hiện điều đó bằng tài năng thi ca của mình. Đoạn thơ vừa được phân tích ở trên là một bằng chứng hùng hồn cho tài năng sáng tạo của ông. Đoạn thơ thực sự là một điểm son trong những sáng tác của Tố Hữu, mang đậm tính dân tộc và cảm xúc chân thực.
- Tuần 1 sgk ngữ văn lớp 12
- Tuần 2 sgk ngữ văn 12
- Tuần 3 sgk ngữ văn 12
- Tuần 4 sgk ngữ văn 12
- Tuần 5 sgk ngữ văn 12
- Tuần 6 sgk ngữ văn 12
- Tuần 7 sgk ngữ văn 12
- Tuần 8 sgk ngữ văn 12
- Tuần 9 sgk ngữ văn 12
- Tuần 10 sgk ngữ văn 12
- Tuần 11 sgk ngữ văn 12
- Tuần 12 sgk ngữ văn 12
- Tuần 13 sgk ngữ văn 12
- Tuần 14 sgk ngữ văn 12
- Tuần 15 sgk ngữ văn 12
- Tuần 16 sgk ngữ văn 12
- Tuần 17 sgk ngữ văn 12
- Tuần 18 sgk ngữ văn 12
- Tuần 19 sgk ngữ văn 12
- Tuần 20 sgk ngữ văn 12
- Tuần 21 sgk ngữ văn 12
- Tuần 22 sgk ngữ văn 12
- Tuần 23 sgk ngữ văn 12
- Tuần 24 sgk ngữ văn 12
- Tuần 25 sgk ngữ văn 12
- Tuần 26 sgk ngữ văn 12
- Tuần 27 sgk ngữ văn 12
- Tuần 28 sgk ngữ văn 12
- Tuần 29 sgk ngữ văn 12
- Tuần 30 sgk ngữ văn 12
- Tuần 31 sgk ngữ văn 12
- Tuần 32 sgk ngữ văn 12
- Tuần 33 sgk ngữ văn 12
- Tuần 34 sgk ngữ văn 12
- Tuần 35 sgk ngữ văn 12