Đề: Phân tích sự độc đáo (sóng thức) trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Sóng ấy không chỉ là điệu tính nữ mà còn là tâm trạng riêng của Xuân Quỳnh. Tâm trạng muốn được cảm thông, chấp nhận hiểu biết và tha thứ để tìm về những bí ẩn của sự sống. Hơn đâu hết trong tình yêu rất cần sự hiểu biết.

BÀI LÀM

Nhà thơ chợt nuối tiếc và xót xa khi nhận ra:

Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa.

Lời thơ thật bình thản nhưng ý thơ thật buồn, “vẫn có một sức mạnh nào đấy làm cho con người phải lo âu vì không nhận thức được đó là tình yêu. Tình yêu là sự sống, nên làm sao biết hết. Cứ tưởng tình yêu mãi mãi vô sự nhưng sóng đời cứ cuốn theo. Sóng trở thành biểu tượng tình yêu chẳng bình yên trong nhịp điệu:

Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ.

Sóng ấy không chỉ là điệu tính nữ mà còn là tâm trạng riêng của Xuân Quỳnh. Tâm trạng muốn được cảm thông, chấp nhận hiểu biết và tha thứ để tìm về những bí ẩn của sự sống. Hơn đâu hết trong tình yêu rất cần sự hiểu biết. Lời thơ bỗng nhiên trở thành đơn côi:

Sóng không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể

Có thất vọng nhưng tình yêu không tuyệt vọng, sóng đi tìm lời giải đáp cho sự trở trêu xuất hiện trong tình yêu. Trí tuệ đánh thức con người trong những đam mê. Vấn đề tình yêu muôn thuở được suy ngẫm nghiêm trang. Đó là cách biểu hiện tình yêu vừa si mê, toàn tâm mà không tầm thường của tác giả.

Cảm hứng bài thơ sinh thành từ tình yêu đầy ý thức. Cái gì được ý thức đầy đủ cái đó sẽ xứng đáng thuộc về con người và sẽ được đưa vào kho lưu trữ nhân văn. Tình yêu ấy trong bài thơ sẽ bừng sáng đầy trí tuệ. Thoát khỏi vòng luẩn quẩn của tình yêu riêng, sóng có chân trời. Có bề rộng cuộc đời để sóng chiêm bái thì lạ thay, sóng lại tự nhận ra mình vẫn ngây thơ non dại và tình yêu vẫn như thuở ban sơ:

Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế.

Có gì đâu tình yêu bao giờ cũng là “khát vọng” không thể lấp đầy. Nỗi khát vọng ấy “Bồi hồi trong ngực trẻ ” vì tình yêu có đặc tính riêng tư nên nó quay về nơi tồn tại:

Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em.

Tình yêu hiện hữu trong nghĩ suy đau đáu, trong nỗi nhớ triền miên ám ảnh:

Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức.

Nỗi thương nhớ ấy được bộc bạch thật thà nên càng gần gũi quý giá hơn:

Dẫu xuôi về phương bắc,
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương.

Trong khổ thơ lộ liễu tình cảm này lại lấp lánh vẻ đẹp tình yêu thủy chung, tha thiết với chân trời riêng của nó. Câu thơ không bình thường trong diễn đạt lại tạo nên hình ảnh tâm trạng khác thường. Đi lên phương bắc mà nhà thơ gọi là “xuôi”. Đi về phương nam, Xuân Quỳnh lại cho là “ngược”. Thì ra em bước chân đi đâu thì ngoái lại phương anh, anh đã trở thành trung tâm nỗi nhớ. Càng đi xa rộng “sóng” mới tìm thấy quy luật muôn đời của tình yêu trong khát vọng tình cảm tự có nơi mình như một đòi hỏi đơn phương trí tuệ được đánh thức nhưng vẫn chưa cắt nghĩa thật rõ ràng những cảm xúc của tình yêu:

Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau.

Nếu sóng là biểu tượng đa diện của tình yêu thì tình yêu ấy bao giờ cũng bắt đầu từ một nguyên cớ! Suy đến cùng nguyên nhân ở đâu chỉ càng làm con người bối rối không hiểu được. “Khi nào ta yêu nhau” là chuyện không thể tính trước, không thể ý thức rõ ràng vì tình yêu là chuyện của trái tim, không thể lường trước đầy đủ những diễn biến trong tình yêu. Không biết khi nào nhưng chắc chắn là có biết vì sao, tình yêu dù kì diệu đến đâu cũng chỉ là một phần sự sống trong vòng đời vô tận hóa sinh nên nó tự nhiên, vô tư, thách thức sự lí giải kiệt cùng.

Ngọn nguồn và nơi đến, từ đâu đến đâu không thể tỏ bày bằng ý thức mà tình yêu thực sự là nỗi đam mê hóa thân:

Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ.

Tình yêu một đời người có hạn nhưng tình yêu sự sống thì vô cùng. Khát vọng tình yêu phải hòa nhập vào “biển lớn tình yêu” của mọi người, với mọi người thì mối tình yêu và mọi tình yêu sẽ còn lại mãi mãi. Khát vọng chỉ có thể thực hiện được bằng khát vọng lớn hơn.

Câu từ của bài thơ qua câu chữ cuốn trôi theo tư duy thơ vừa cụ thể vừa khái quát, vừa tỉnh táo vừa đắm say, vừa riêng tư mà hóa như là chuyện chung của bao thế hệ rập rờn chạy suốt chiều dài bài thơ như con “sóng thức”.

Các bài học liên quan
Đề: Phân tích vẻ đẹp của hình tượng các nhân vật Tnú, cụ Mết, Dít, bé Heng trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 12 mới cập nhật