Đề cương thi – kiểm tra Toán, Văn, Anh giữa học kì 1 lớp 12 chi tiết
Gửi các em học sinh Đề cương thi – kiểm tra Toán, Văn, Anh giữa học kì 1 lớp 12 chi tiết. DayHocTot.com hy vọng nó sẽ giúp các em học và làm bài tốt hơn.
Dưới đây là ma trận môn Toán (Giải tích & HÌnh), Ngữ Văn, Tiếng Anh của trường Trần Nguyên Hãn.
Đề sẽ được chia thành các chủ đề và cấp độ: Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng: Cấp độ thấp, Cấp độ cao.
A. Toán GIẢI TÍCH 12:
Chủ đề 1 Sự đồng biến, nghịch biến của hàm số
– Biết các khái niệm, tính chất cơ bản của hàm số đồng biến nghịch biến.
-Dựa vào bảng biến thiên đọc được các khoảng đồng biến, nghịch biến của hàm số.
– Tìm khoảng đồng biển, nghịch biến của hàm số đơn giản.
– Tìm giá trị của tham số để hàm số đơn điệu trên R.
– Tìm giá trị của tham số để hàm số đơn điệu trên khoảng cho trước.
Chủ đề 2: Cực trị – Biết các khái niệm, tính chất cơ bản cực trị của hàm số.
– Dựa vào bảng biến thiên hoặc đồ thị hàm số tìm cực trị
– Tìm cực trị của hàm số đơn giản bậc ba, bậc bốn.
– Tìm cực trị của hàm số có chứa phân thức, căn, lượng giác,…
-Tìm điều kiện của tham số để hàm số đạt cực trị tại điểm x0 -Tìm điều kiện để hàm số có cực trị .
– Tìm điều kiện của tham số để hàm số có cực trị thỏa mãn điều kiện cho trước.
Chủ đề 3: Giá trị lớn nhất, nhỏ nhất
– Tìm GTLN, GTNN của hàm số bậc ba, bậc bốn , trên một đoạn.
– Tìm GTLN, GTNN của hàm số chứa phân thức , căn, lượng giác trên một đoạn, khoảng.
– Tìm giá trị của tham số m để hàm số đạt giá trị lớn nhất hay giá trị nhỏ nhất.
– Ứng dụng bài toán GTLN, GTNN trong thực tế.
Chủ đề 4: Tiệm cận – Biết các khái niệm về đường tiệm cận.
– Tìm tiệm cận của đồ thị hàm số đơn giản
– Tìm số tiệm cận của đồ thị hàm số.
– Tìm tiệm cận của đồ thị hàm số.
Chủ đề 5: Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số
– Nhận dạng hình dáng đồ thị của hàm số.
– Tìm đồ thị của hàm số khi biết hàm số.
-Tìm hàm số khi biết đồ thị.
– Kĩ năng đọc đồ thị hàm số.
B TOÁN HÌNH HỌC 12
Chủ đề 1 Các khái niệm – Khối đa diện
– Biết khái niệm khối đa diện.
– Nhận dạng khối đa diện lồi và khối đa diện đều.
– Phân chia khối đa diện.
Chủ đề 2: Thể tích khối chóp
– Công thức tính thể tích của khối chóp.
– Thể tích chóp có cạnh bên vuông góc với đáy trong trường hợp: biết đường cao, cạnh.
– Thể tích chóp có cạnh bên vuông góc với mặt đáy trong trường hợp biết góc giữa đường và mặt; góc giữa hai mp.
– Thể tích chóp có 1 mặt bên vuông góc với đáy.
– Thể tích chóp đều.
– Thể tích của khối chóp.
– Tỉ số thể tích.
Chủ đề 3: Thể tích khối lăng trụ
– Công thức tính thể tích của khối lăng trụ.
– Thể tích khối lăng trụ đứng biết đường cao, cạnh.
– Tính thể tích của khối lăng trụ đứng trong trường hợp biết biết góc giữa đường và mặt, góc giữa hai mặt phẳng.
– Thể tích của khối lăng trụ.
– Tỉ số thể tích.
→ Chi tiết số câu, thang điểm
Môn Ngữ Văn lớp 12:
1. Đọc hiểu
– Nhận biết phong cách ngôn ngữ, biện pháp tu từ, phương thức biểu đạt…
– Nhận biết nội dung của văn bản
– Hiểu được nội dung văn bản, tác dụng của biện pháp tu từ,…
– Liên hệ cuộc sống
2. Nghị luận xã hội
– Nhận biết vấn đề cần nghị luận về tư tưởng đạo lí.
– Hiểu được các thao tác lập luận cần vận dụng
– Vận dụng được một số thao tác nghị luận: Phân tích, chứng minh, bình luận để làm rõ vấn đề
– Sắp xếp các luận điểm luận cứ để bài viết chặt chẽ, thuyết phục
3. Nghị luận văn học
– Nhận biết được dạng bài: nghị luận văn học, cụ thể là nghị luận về tác phẩm thơ trữ tình
– Nhận biết được yêu cầu của đề bài và phạm vi dẫn chứng.
– Hiểu được yêu cầu về nội dung của đề bài
– Vận dụng được một số thao tác nghị luận: Phân tích, chứng minh, tổng hợp để chứng minh vấn đề
– Sắp xếp các luận điểm luận cứ để viết được bài văn nghị luận văn học chặt chẽ, thuyết phục
– Tổng hợp được vẻ đẹp hình tượng nhân vật trữ tình, đặc sắc nội dung trong tác phẩm thơ trữ tình thuộc chủ đề Thơ ca thời kì kháng chiến chống Pháp.
– Đánh giá được giá trị của tác phẩm thông qua đoạn trích, đánh giá nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm
→ Xem chi tiết số câu, điểm chi tiết từng phần môn Ngữ Văn
Môn Tiếng Anh 12
Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm
Thời lượng: Bài 1 + 2 + 3 + 4+ 5 của chương trình lớp 12.
Thời gian làm bài: 60’
NGỮ ÂM: Trọng âm Phát âm
– Nhận biết và phân biệt được cách phát âm các nguyên âm và đuôi ed, s, es – ending.
– Nhận biết trọng âm của các từ 2, 3 âm tiết ở mức độ đơn giản.
NGỮ PHÁP Ngữ pháp: Verb tenses: Subject, Verb agreement, Passive voice, Conditional, sentences , Relative Clauses, Articles, Prepositions, Inversions
– Nhận biết được hiện tượng ngữ pháp đơn giản.
Dựa vào ngữ cảnh của câu, tình huống trong câu để đưa ra câu trả lời đúng cho các hiện tượng NP đã nêu
Dựa vào hiện tượng NP, vận dụng kiến thức đã học tìm ra câu trả lời đúng cho câu hỏi.
TỪ VỰNG Chủ đề: – Home life – Culture – Education – Communication
Cấu tạo từ ( Unit 1,2, 3,4,5 SGK 12 ):
-Xác định được dạng đúng của từ ở mức độ đơn giản
Chọn từ ( Unit 1,2, 3, 4, 5 SGK 12 ):
-Dựa vào ngữ cảnh của câu để tìm ra từ đúng.
-Tổng hợp kiến thức đã học tìm ra cấu tạo đúng của từ
Cụm động từ:
Hiểu nghĩa của cụm động từ dựa vào ngữ cảnh của câu
Cụm từ cố định Hiểu nghĩa và vận dụng được cách dùng của cụm từ cố định trong câu.
Đồng nghĩa/ Trái nghĩa:
Nhận biết từ đơn giản Thông qua ngữ cảnh nhận biết nghĩa của từ
Tổng hợp, phân tích kiến thức đã học, vận dụng sự hiểu biết bản thân để tìm ra câu trả lời đúng.
GIAO TIẾP Giao tiếp đơn giản. Tình huống giao tiếp đơn giản Vận dụng các tình huống giao tiếp
KỸ NĂNG ĐỌC
Chủ đề: Family life, Your body and you, Music
Điền khuyết (150-200 từ):
Nhận biết nghĩa của từ điền vào chỗ trống
Hiểu nghĩa của đoạn văn, cách dùng của từ điền vào chỗ trống
Đọc hiểu văn bản 1 (250-300 từ)/ Văn bản 2 (350-400 từ)
Nhận biết câu trả lời thông qua nội dung bài đọc
Hiểu nghĩa bài đọc, tìm ra câu trả lời đúng
Hiểu nghĩa của bài đọc, vận dụng kiến thức bản thân tìm ra câu trả lời đúng
Tổng hợp nội dung bài đọc, suy luận ra nội dung cần trả lời
KĨ NĂNG VIẾT
Xác định lỗi sai:
Nhận biết lỗi sai cơ bản
Hiểu nội dung của câu, tìm ra kiến thức ngữ pháp cần sửa
Viết gián tiếp (Phân biệt các diễn đạt khác của cùng một ý):
Tìm ra cách diễn đạt khác của câu gốc ở mức độ đơn giản
Tìm ra được cách diễn đạt khác của câu gốc Vận dụng kiến thức ngữ pháp, cấu trúc của câu .
Hiểu và phân biệt được câu phức/ câu ghép trên sự kết hợp các câu đơn cho sẵn):
Kết hợp hai câu đơn thành câu phức ở mức đơn giản
Hiểu và vận dụng được cách kết hợp hai câu đơn thành câu phức
→ Tải về bản đầy đủ
dayhoctot.com tổng hợp