[Đề số 3] Đề khảo sát chất lượng đầu năm văn 12 THPT Thừa Lưu
DayHocTot.com xin gửi tới các em học sinh [Đề số 3] Đề khảo sát chất lượng đầu năm văn 12 THPT Thừa Lưu. Hy vọng nó sẽ giúp các em học và làm bài tốt hơn.
- Đề thi, bài kiểm tra liên quan:
- [ Đề số 2] Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm văn 12 tháng 10 THPT Thừa Lưu
- Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm văn 12 tháng 10 THPT Thừa Lưu Đề số 1
- Đáp án đề khảo sát đầu năm lớp 12 môn văn 2015 trường THP Hàn Thuyên
- Ngữ pháp tiếng anh đầy đủ nhất
Đề số 3: Hãy viết một đoạn văn ngắn (không quá 20 dòng giấy thi) phát biểu ý kiến của em về mục đích học tập do Unesco đề xướng: ‘Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để tự khẳng định mình’.
1: (2 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:
“…Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu.
Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng.
Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lí, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn trở nên bần cùng.
Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn.”
(Trích “Tuyên ngôn độc lập”- Hồ Chí Minh)
1.1 Nêu nội dung và xác định phong cách ngôn ngữ được thể hiện trong đoạn trích?
1.2 Chỉ ra biện pháp nghệ thuật và nêu tác dụng?
2: (3 điểm)
Hãy viết một đoạn văn ngắn (không qúa 20 dòng giấy thi) phát biểu ý kiến của em về mục đích học tập do Unesco đề xướng: “Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để tự khẳng định mình”
3: (5 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau trong bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu:
– Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha, mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn ?
– Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG THÁNG 10 MÔN VĂN 12 ĐỀ SỐ 3
CÂU | ĐÁP ÁN | ĐIỂM |
1 | 1.1. Nội dung và xác định phong cách ngôn ngữ được thể hiện trong đoạn trích(Trích “Tuyên ngôn độc lập”- Hồ Chí Minh)
– Nội dung: Tố cáo tội ác thức dân Pháp: bóc lột dã man về kinh tế – Đoạn trích thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận 1.2. Biện pháp nghệ thuật được thể hiện trong đoạn trích và tác dụng: – Biện pháp nghệ thuật: Từ láy ( xơ xác, tiêu điều), điệp từ, lặp cấu trúc (chúng) – Tác dụng: Nhấn mạnh tội ác tày trời của TD và thể hiện thái độ căm phẫn của người viết. |
0.5 0.5
0.5 0.5 |
2 | 2. Viết đoạn văn phát biểu ý kiến của em về mục đích học tập do Unesco đề xướng: “Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để tự khẳng định mình”:
* Yêu cầu về kĩ năng: – HS biết cách viết một đoạn văn (dài không quá 20 dòng giấy thi, không xuống dòng khi chưa kết thúc đoạn- trừ phần trích dẫn ý kiến). – Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, có cảm xúc, thể hiện được quan điểm của người viết về vấn đề trên; không mắc lỗi chính tả. – Đoạn văn có 3 phần: Mở đoạn-Thân đoạn-Kết đoạn * Yêu cầu về nội dung: HS có thể trình bày theo nhiều cách, sau đây là một số gợi ý: – HS giới thiệu về mục đích học tập-> Trích dẫn ý kiến – Giải thích: + Học để biết: Yêu cầu tiếp thu kiến thức + Học để làm, học để chung sống và học để tự khẳng định mình: Thực hành, vận dụng kiến thức và từng bước hoàn thiện chính mình. – Phân tích tính đúng dắn của nhận định: + Vế 1: “Học để biết” nhấn mạnh tính lí thuyết-> Mỗi người cần phải học để tiếp thu, lĩnh hội tri thức. Điều đó có vai trò quan trọng trong việc hình thành trí tuệ và nhân cách cho con người. + Vế 2: Học để làm, học để chung sống và học để tự khẳng định mình-> Nhấn mạnh tính thực hành của việc học->Mỗi người phải ý thức rõ học phải đi đôi với hành. Học chính là cách để khẳng định sự tồn tai, sự có mặt của mỗi người trong cuộc sống. – Dùng dẫn chứng để chứng minh cho mục đích học tập đúng đắn mà Unesco đưa ra. – Bàn luận, liên hệ và rút ra bài học *Lưu ý: Tuỳ vào bài làm của HS, GV nên linh hoạt trong cách cho điểm |
0.5
0.5 0.75
1.0
0,25 0.5 |
3 | Cảm nhận của em về đoạn thơ sau trong bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu:
a/ Yêu cầu về kĩ năng: – Biết cách làm bài văn NLVH về một đoạn thơ – Kết cấu rõ ràng, chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc, gợi hình. – Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu; có liên kết, chữ rõ, bài sạch b/ Yêu cầu về kiến thức: HS có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đạt được một số ý sau: 1. Nội dung – Giới thiệu vài nét về bài thơ Việt Bắc và vị trí đoạn thơ -> Đoạn thơ gồm 8 câu, là phần đầu của bài thơ Việt Bắc tái hiện cuộc chia tay lưu luyến giữa người dân Việt Bắc và người cán bộ cách mạng. *Bốn câu đầu: Là lời ướm hỏi tình cảm dạt dào của người ở lại – Thời gian gắn bó tình nghĩa: 15 năm – Không gian chia tay: cây, núi, sông, nguồn-> gợi không gian quen thuộc của một vùng căn cứ địa cách mạng – Cách xưng hô: Mình –ta : Tình cảm thiết tha, khăng khít – Điệp ngữ: Mình có nhớ vang lên day dứt khôn nguôi *Bốn câu đầu: Là tiếng lòng của người cán bộ cách mạng về xuôi – Dùng từ láy, đảo tính từ (bâng khuâng, bồn chồn)-> Tâm trạng bồi hồi, lưu luyến, bịn rịn – Hoán dụ(Áo chàm)-> là nỗi nhớ nói lên tấm lòng thủy chung son sắt đối với quê hương cách mạng. – Hình ảnh “Cầm tay nhau…biết nói gì”-> nhịp thơ bẻ gãy, thể hiện sự xúc động nghẹn ngào, không nói nên lời của người cán bộ về xuôi. => Cuộc chia tay đầy tình nghĩa, sâu nặng, lưu luyến giữa đồng bào VB và cán bộ kháng chiến. 2. Nghệ thuật – Thể thơ lục bát – Kết cấu đối đáp – Giọng thơ tâm tình, ngọt ngào – Ngôn ngữ mang đậm sắc thái dân gian *Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi kết hợp được yêu cầu về kiến thức và kĩ năng |
0,5
4,5
0.5
1.5
1.5
1,0
|