Đề và đáp án khảo sát chất lượng môn Văn lớp 12 trường THPT Văn Quán -Vĩnh Phúc
Gửi các em học sinh Đề và đáp án khảo sát chất lượng môn Văn lớp 12 trường THPT Văn Quán -Vĩnh Phúc. DayHocTot.com hy vọng nó sẽ giúp các em học và làm bài tốt hơn.
- Đề thi, bài kiểm tra liên quan:
- Đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 12 môn Ngữ Văn trường Trường THPT Thuận Thành 1
- Khảo sát đầu năm lớp 12 môn Văn có hướng dẫn giải (Trường THPT Nho Quan)
- Đề ôn hè lớp 11 lên lớp 12 năm 2015 môn Ngữ Văn
- Ngữ pháp tiếng anh đầy đủ nhất
Đề và đáp án đề thi khảo sát chất lượng môn Văn lớp 12 trường THPT Văn Quán -Vĩnh Phúc.
I. ĐỌC- HIỂU (3.0 ĐIỂM)
Câu 1.a (Dành cho lớp A2):
Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu:
“Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị. Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian. Bất cứ người An Nam nào vứt bỏ tiếng nói của mình, thì cũng đương nhiên khước từ niềm hi vọng giải phóng giống nòi. […] Vì thế, đối với người An Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với từ chối sự tự do của mình…”.
- Văn bản trên trích từ tác phẩm nào? Của ai?
- Nêu ý chính của văn bản?
- Xác định phong cách ngôn ngữ và thao tác lập luận chính của văn bản?
- Viết một đoạn văn ngắn bày tỏ quan điểm của anh/chị về việc giữ gìn và bảo vệ tiếng mẹ đẻ?
Câu 1.b (Dành cho lớp A1; A3; A4):
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
“Hắn về lớp này trông khác hẳn, mới đầu chẳng ai biết hắn là ai. Trông đặc như thằng săng đá! Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết! Hắn mặc quần nái đen với cái áo tây vàng. Cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chùy, cả hai cánh tay cũng thế. Trông gớm chết!”
- Văn bản trên trích từ tác phẩm nào? Của ai?
- Tác giả sử dụng từ“Hắn” ở đây để chỉ nhân vật nào?
- Chỉ ra phong cách ngôn ngữ của văn bản?
- Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là phương thức nào? Phân tích tác dụng của việc sử dụng phương thức ấy trong văn bản?
II. LÀM VĂN (7.0 ĐIỂM)
Câu 2
Nhận định về bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu, sách giáo khoa Ngữ văn 11- tập hai có viết: “Vội vàng là lời giục giã hãy sống mãnh liệt, sống hết mình, hãy quý trọng từng giây, từng phút của cuộc đời mình, nhất là những tháng năm tuổi trẻ của một hồn thơ yêu đời, ham sống đến cuồng nhiệt.”
Bằng những hiểu biết của anh/chị về bài thơ Vội vàng hãy làm sáng tỏ nhận định trên?
ĐÁP ÁN, THANG ĐIỂM KỲ KSCL ĐẦU NĂM HỌC 2014-2015
TRƯỜNG THPT VĂN QUÁN
MÔN: NGỮ VĂN- LỚP 12
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề
Đáp án gồm: 02 trang.
I. HƯỚNG DẪN CHUNG
– Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
– Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
– Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0.25.
- ĐÁP ÁN, THANG ĐIỂM
Câu | Ý | Nội dung cần đạt | Điểm |
1.a | 1 | Văn bản trên trích từ tác phẩm “Tiếng mẹ đẻ- nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức”. Tác giả Nguyễn An Ninh. | 0.5 |
2 | Văn bản khẳng định tầm quan trọng của tiếng mẹ đẻ trong việc giải phóng dân tộc, kêu gọi người dân An Nam biết giữ gìn, bảo vệ và phát huy tiếng mẹ đẻ. | 0.5 | |
3 | Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận; Thao tác lập luận chính là thao tác lập luận bình luận. | 1.0 | |
4 | *Học sinh viết đúng quy cách của một đoạn văn. Cần đáp ứng những ý chính sau:- Tiếng mẹ đẻ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giải phóng dân tộc, khước từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với việc chối từ sự tự do. Vì thế mỗi người dân cần phát huy tinh thần dân tộc qua việc giữ gìn, bảo vệ và phát huy tiếng mẹ đẻ.
– Một số việc làm cụ thể: giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; không pha tạp ngôn ngữ lai căng; trau dồi vốn ngôn ngữ… – Cần phê bình, góp ý với những người có hành vi cố tình bôi nhọ hay làm méo mó tiếng mẹ đẻ. * Lưu ý: Đối với những bài viết không đúng quy cách của một đoạn văn chỉ cho tối đa 0.25 điểm. |
1.0 | |
1.b | 1 | Văn bản trên trích từ tác phẩm “Chí Phèo”. Tác giả Nam Cao. | 1.0 |
2 | “Hắn” chỉ nhân vật Chí Phèo. | 0.5 | |
3 | Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. | 0.5 | |
4 | – Phương thức biểu đạt chính là miêu tả.- Tác dụng: Khắc họa sinh động chân dung nhân vật Chí Phèo- một kẻ tha hóa biến chất cả nhân hình lẫn nhân tính. Góp phần thể hiện nghệ thuật miêu tả bậc thầy của Nam Cao trong việc xây dựng hình tượng nhân vật điển hình. | 0.250.75 | |
2 | 1 | MB:: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, trích dẫn nhận định. | 0.5 |
2 | TB::a. Giải thích: Nhận định trên rất sâu sắc, tinh tế về hồn thơ Xuân Diệu qua bài thơ Vội vàng– một hồn thơ yêu đời, ham sống đến cuồng nhiệt tha thiết, luôn quý trọng từng giây, từng phút của cuộc đời, dâng tặng bạn đọc tất cả những gì đẹp đẽ nhất, tinh túy của hồn thơ Xuân Diệu, bên cạnh đó tác phẩm còn thể hiện những giá trị nhân sinh chưa từng có.
b. Chứng minh qua Vội vàng: – 4 câu thơ đầu thể hiện ước muốn chủ quan của nhà thơ là tước đoạt uy quyền của tạo hóa để níu giữ lại mọi hương sắc của đời. Ước muốn này xuất phát từ lòng yêu đời, ham sống của thi nhân. – 9 câu tiếp là phát hiện mới mẻ về một thiên đường ở ngay nơi trần thế, thiên đường đó rất đáng yêu, rất đáng tận hưởng. – Tiếp theo nhà thơ thể hiện quan niệm nhân sinh sâu sắc mới mẻ về thời gian và tuổi trẻ. – 9 câu cuối là lời giục giã sống vội vàng, cuống quýt, tận hiến và tận hưởng phần ngon ngọt nhất trong cuộc đời của mỗi con người. → Nhận định trên là hoàn toàn đúng đắn và sâu sắc về hồn thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám: Yêu đời ham sống đến cuồng nhiệt, tha thiết, luôn muốn sống tận hiến, tận hưởng những tháng năm tuổi trẻ. |
1.0
0.5
1.0
1.5
1.5
0.5 |
|
3 | KB:: Khái quát lại vấn đề, nêu suy nghĩ của bản thân. | 0.5 |