Đề và đáp án đề khảo sát môn hóa lớp 12 đầu năm học
DayHocTot.com xin gửi tới các em học sinh Đề và đáp án đề khảo sát môn hóa lớp 12 đầu năm học. Hy vọng nó sẽ giúp các em học và làm bài tốt hơn.
- Đề thi, bài kiểm tra liên quan:
- Trường THPT Hùng Vương: Khảo sát chất lượng đầu năm môn Hóa lớp 12
- Đề cương ôn hè môn hóa lớp 11 lên lớp 12 năm 2015
- Ngữ pháp tiếng anh đầy đủ nhất
Đề thi và đáp án đề khảo sát môn hóa lớp 12 đầu năm học. ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
1 . Cho m gam este đơn chức X đun nóng với dung dịch NaOH, sau phản ứng để trung hoà NaOH dư cần 100 ml dung dịch HCl 1M. Chưng cất dung dịch sau trung hòa thu được 15,25 gam hỗn hợp muối khan và hơi ancol Y. Dẫn toàn bộ Y qua CuO dư, nung nóng được anđehit R. Cho toàn bộ R tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 43,2 gam Ag. Cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Công thức cấu tạo của X là:
A.C2H3COOCH3 B. HCOOCH3 C. CH3COOCH3 D. CH3COOCH3
2. Dung dịch M(NO3)2 được chia thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng hết với dung dịch K3PO4, thu được kết tủa M3(PO4)2 có khối lượng khác khối lượng M(NO3)2 ban đầu là 13,65 gam. Điện phân phần 2 bằng dòng điện một chiều có cường độ là 2 ampe tới khi thấy khối lượng catot không tăng thêm nữa thì dừng lại, biết hiệu suất quá trình điện phân là 100 %. Thời gian đã điện phân là:
A. 21712,5 B.30000,5 C.27020,0 D.25000,0
3: Cho 17,7 gam hỗn hợp X gồm 2 anđehit đơn chức phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 trong NH3 (dùng dư) được 1,95 mol Ag và dung dịch Y. Toàn bộ Y tác dụng với dung dịch HCl dư được 0,45 mol CO2. Các chất trong hỗn hợp X là
A. CH3CHO và HCHO.
B.C2H5CHO và CH3CHO.
C. C2H3CHO và HCHO.
D.C2H5CHO và HCHO.
4: Cho các chất sau: CH3-CH2-CHO (1), CH2=CH-CHO (2), (CH3)2CH-CHO (3), CH2=CH-CH2-OH (4), CH3-CO-CH3 (5), HOC-CH2-CHO (6).
Những chất phản ứng hoàn toàn với lượng dư H2 (xt Ni, t0) cùng tạo ra một sản phẩm là:
A. (1), (5), (6).
B.(2), (4), (6).
C.(1), (2), (4).
D.(1), (2), (4), (6).
5: Một hợp chất hữu cơ X chứa ba nguyên tố C, H, O có tỉ lệ khối lượng mC: mH: mO=48: 5: 8.
Hợp chất X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Số đồng phân cấu tạo thuộc loại hợp chất thơm ứng với công thức phân tử của X phản ứng với Na mà không phản ứng với NaOH là:
A.7
B.14
C.5
D.9
6: Cho 25,6 gam hỗn hợp X gồm Fe2O3 và Cu phản ứng với dung dịch HCl (dư), kết thúc thu được dung dịch Y và còn 3,2 gam chất rắn không tan. Sục NH3 đến dư vào dung dịch Y thu được kết tủa, lọc, tách kết tủa và nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:
A.14,0 gam
B.16,0 gam
C.14,4 gam
D.19,2 gam
7: Cho các chất: Al, Al2O3, Al2(SO4)3, Zn(OH)2, NaHS, K2SO3, (NH4)2CO3, Ca(HCO3)2. Số chất đều phản ứng được với dung dịch HCl và dung dịch NaOH là:
A.6.
B.7.
C.5.
D.8.
8: Cho m gam glucozơ tham gia phản ứng tráng bạc hoàn toàn thu được 86,4 gam Ag. Nếu lên men hoàn toàn m gam glucozơ trên rồi cho khí CO2 hấp thụ vào nước vôi trong dư thì lượng kết tủa thu được là:
A.80 gam.
B.60 gam.
C.40 gam.
D.20 gam.
9: Để 1,12 gam bột Fe trong không khí một thời gian thu được 1,44 gam hỗn hợp rắn X gồm các oxit sắt và sắt dư. Thêm 2,16 gam bột Al vào X rồi thực hiện hoàn toàn phản ứng nhiệt nhôm được hỗn hợp rắn Y. Cho Y tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư thu được V lít khí NO2 (là sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là:
A.1,344 lít
B.1,792 lít
C.5,824 lít
D.6,720 lít
10: Cho 20,4 gam hỗn hợp gồm Mg, Ag và Zn phản ứng vừa đủ với cốc chứa 600 ml dung dịch HCl 1M. Sau đó thêm từ từ dung dịch NaOH vào cốc đến khi thu được lượng chất rắn lớn nhất. Lọc lấy chất rắn và nung đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A.23,2 gam
B.25,2 gam
C.28,1 gam
D.27,4 gam
11: Loại tơ nào dưới đây được điều chế bằng phản ứng trùng hợp?
A. Tơ Olon. Tơ Lapsan.
C.Tơ nilon-6,6.
D.Tơ nilon-7.
12: Hỗn hợp X gồm : CH3COOH, HCOOCH3 và CH3CH(OH)COOH. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X cần dùng vừa hết V lít O2 (đkc) sau phản ứng thu được CO2 và H2O. Hấp thụ hết sản phẩm cháy vào nước vôi trong thì thu được 18,6 gam kết tủa , đồng thời nhận thấy khối lượng dung dịch nước vôi không thay đổi .Vậy giá trị của V tương ứng là:
A.11,2 lít
B.6,72 lít
C.8,40 lít D. 4,1664 lít
13:Phát biểu nào sau đây không đúng:
A. Glucozơ chủ yếu tồn tại dạng mạch vòng.
B.Khi thuỷ phân tinh bột chỉ cho glucozơ
C. xenlulozơ pứ với anhiđrit axetic cho tơ visco.
D. Glucozơ phản ứng với CH3OH trong HCl
14:Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol hỗn hợp M gồm anđehit X và este Y, cần dùng vừa đủ 0,155 mol O2, thu được 0,13 mol CO2 và 2,34 gam H2O. Mặt khác, cho 0,1 mol M phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, kết thúc các phản ứng thu được 21,6 gam Ag. CT cấu tạo thu gọn của X, Y lần lượt là
A. HCHO và CH3COOCH3.
B.CH3CHO và HCOOC2H5.
C. CH3CHO và HCOOCH3.
D.CH3CHO và CH3COOCH3.
15: Cho m gam bột Fe vào lọ đựng dung dịch HNO3 , sau khí phản ứng kết thúc thì thu được 1,568 lít NO(đkc).Thêm dung dịch chứa 0,15 mol H2SO4 (loãng) vào lọ thì thấy khí NO tiếp tục thoát ra và cuối cùng thu được dung dịch Y. Để phản ứng hết với các chất trong dung dịch Y cần vừa hết 300 ml dung dịch KOH 1,5M.( Biết NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của m là?
A. 8,40 gam.
B.7,84 gam.
C.6,72 gam. D. 7,28 gam.
16: Hỗn hợp X gồm Al và Fe2O3. Nung 54,75 gam hỗn hợp X trong điều kiện không có không khí một thời gian thu được hỗn hợpY.Chia Y thành 2 phần bằng nhau.
-Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch NaOH loãng nóng dư,thấy có 21,6 gam chất rắn không tan và đồng thời có 0,84 lít khí thoát ra ở đkc.
-Phần 2: Tác dụng với dung dịch HCl dư thu được V lít khí (đkc).
Giá trị của V là:
A. 3,92 lít. B. 3,08 lít.
C.2,8 lít.
D.5,04 lít.
17:Điện phân 500 ml dung dịch hỗn hợp CuSO4 a mol/l và NaCl 1 mol/l với điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi 5A trong thời gian 96,5 phút (hiệu suất quá trình điện phân là 100%, nước bay hơi không đáng kể) thu được dung dịch có khối lượng giảm so với ban đầu là 17,15 gam. Giá trị của a là
A. 0,4.
B.0,5.
C.0,2.
D.0,3.
18: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai amin đơn chức X1, X2 (đều bậc1,cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. X1 là amin no, mạch hở và phân tử X1 nhiều hơn phân tử X2 hai nguyên tử hydro) thu được 0,1 mol CO2. Mặt khác, cho toàn bộ lượng X trên tác dụng hết với HNO2, sinh ra 0,05 mol N2. Khẳng định nào sau đây là sai?
A. X2 phản ứng với HNO2 cho sản phẩm hữu cơ tham gia pứ tráng bạc.
B. Trong phân tử X2 có 7 liên kết s và 1 liên kết p.
C. Lực bazơ của X2 lớn hơn lực bazơ của X1.
D. X1 và X2 đều có hai nguyên tử cacbon trong phân tử.
19: Nhận định nào không đúng?
A. Trong 1 chu kì, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, tính kim loại của các nguyên tố giảm dần, đồng thời tính phi kim tăng dần.
B. Trong 1 nhóm A, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, tính kim loại của các nguyên tố tăng dần, đồng thời tính phi kim giảm dần.
C. Tính phi kim là tính chất của 1 nguyên tố mà nguyên tử của nó dễ nhận thêm electron để trở thành ion âm.
D. Tính kim loại và tính phi kim của nguyên tố không biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng điện tích hạt nhân
20: Cho các chất sau: toluen, etilen, xiclopropan, stiren, SO2, Axit fomic, Naphtalen , vinylaxetilen, etanal, đimetyl xeton, propilen. Số chất làm mất màu dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường là
A. 4.
B.6.
C.7.
D.8.
21: Đun nóng 32,1g hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ Y và Z cùng nhóm chức với dung dịch NaOH dư, thu được hỗn hợp muối natri của hai axit ankanoic kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng và một chất lỏng L (tỉ khối hơi ). Chất L phản ứng với CuO đun nóng cho sản phẩm có phản ứng tráng gương. Cho 1/10 lượng chất L phản ứng với Na được 0,015 mol H2. Nhận định nào sau đây là sai ?
A. Nung một trong hai muối thu được với NaOH (cã vôi tôi) sẽ tạo metan.
B. Tên gọi của L là ancol anlylic.
C. Trong hỗn hợp X, hai chất Y và Z có số mol bằng nhau
D. Đốt cháy hỗn hợp X sẽ thu được .
22. Hai ester X, Y có cùng công thức phân tử C8H8O2 và chứa vòng benzen trong phân tử. Cho 6,8 gam hỗn hợp gồm X và Y tác dụng với NaOH dư, đun nóng, lượng NaOH phản ứng tối đa là 0,06 mol, thu được dung dịch Z chứa 4,7 gam ba muối. Khối lượng muối của axit cacboxylic có phân tử khối lớn hơn trong Z là
A. 0,82 B. 0,68 C. 2,72 D. 3,40
23. Chia 20,8 gam hỗn hợp gồm hai anđehit đơn chức là đồng đẳng kế tiếp thành hai phần bằng nhau. Phần một tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng, thu được 108 gam Ag. Phần hai tác dụng hoàn toàn với H2 dư (xúc tác Ni, t°) thu được hỗn hợp X gồm hai ancol Y và Z (MY < MZ). Đun nóng X với H2SO4 ở 140°C, thu được 4,52 gam hỗn hợp ba ete. Biết hiệu suất phản ứng tạo ete của Y là 50%. Hiệu suất phản ứng tạo ete của Z bằng
A. 40% B. 60% C. 30% D. 50%.
24. Hòa tan hết 10,24 gam hỗn hợp X gồm Fe và Fe3O4 bằng dung dịch chứa 0,1 mol H2SO4 và 0,5 mol HNO3, thu được dung dịch Y và hỗn hợp gồm 0,1 mol NO và a mol NO2 (không còn sản phẩm khử nào khác). Chia dung dịch Y thành hai phần bằng nhau. Phần một tác dụng với 500 ml dung dịch KOH 0,4M, thu được 5,35 gam một chất kết tủa. Phần hai tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 20,62 B. 41,24 C. 20,21 D. 31,86
25: Nhỏ từ từ từng giọt cho đến hết 300 ml dung dịch NaHCO3 0,1M; K2CO3 0,2M vào 100 ml dung dịch HCl 0,2M; NaHSO4 0,6M và khuấy đều thu được V lít CO2 thoát ra (đktc) và dung dịch X. Thêm vào dung dịch X 100 ml dung dịch KOH 0,6M; BaCl2 1,5M thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V và m là
A. 1,0752 và 22,254. B. 0,448 và 25,8.
C.0,448 và 11,82.
D.1,0752 và 20,678.
26: X và Y là 2 nguyên tố thuộc chu kì 3, ở trạng thái cơ bản nguyên tử của chúng đều có 1 electron độc thân và tổng số electron trên phân lớp p của lớp ngoài cùng của chúng bằng 6. X là kim loại và Y là phi kim. Z là nguyên tố thuộc chu kì 4, ở trạng thái cơ bản nguyên tử Z có 6 electron độc thân. Kết luận không đúng về X, Y, Z là
A. Hợp chất của Y với hiđro trong nước có tính axit mạnh.
B.Hiđroxit của X và Z là những hợp chất lưỡng tính.
C. Oxit cao nhất của X, Y, Z đều tác dụng được với dung dịch NaOH.
D.X và Z đều tạo được hợp chất với Y.
27: Cho hỗn hợp khí X gồm hai anken có cùng thể tích, lội chậm qua bình đựng dung dịch Br2 dư, thấy khối lượng bình tăng 12,6 gam và có 48 gam Br2 phản ứng. Số cặp chất thỏa mãn các điều kiện trên của X là
A. 2.
B.3.
C.1.
D.4.
28: Cho dãy các chất: CrO3, Cr2O3, SiO2, Cr(OH)3, CrO, Zn(OH)2, NaHCO3, Al2O3. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH (đặc, nóng) là
A. 8.
B.6.
C.7.
D.5.
29: Dung dịch X được tạo ra từ 2 muối gồm có các ion: Al3+, Fe2+, SO, Cl. Chia dung dịch X làm 2 phần bằng nhau. Phần 1 đem tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 6,46 gam kết tủa. Phần 2 đem tác dụng với dung dịch NH3 dư, thu lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi còn lại 2,11 gam chất rắn. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Khối lượng muối trong dung dịch X có thể là
A. 5,96 gam.
B.3,475 gam.
C.17,5 gam.
D.8,75 gam.
30: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm x mol Fe2O3 và y mol Fe3O4 trong dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch X. Cho m gam Mg vào dung dịch X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn không có kết tủa xuất hiện và dung dịch thu được chỉ chứa 2 muối. Mối quan hệ giữa m, x, y là
A. m = 48(x + y).
B.m = 48x + 24y.
C.m = 24(x + y).
D.m = 24x + 48y.
..…………HẾT………..
Đáp án đề khảo sát chất lượng đầu năm môn hóa
1A-2A-3C-4C-5C-6B-7A-8A-9C-10B-11A-12D-13C-14B-15D-16B-17C-18C-19D-20C-21C-22A-23B-24C-25A-26B-27D-28C-29D-30C