Đề: Phân tích nhân vật quản ngục trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

Nguyễn Tuân với những trang anh hùng dũng liệt hiện lên dưới một lớp ngôn ngữ dân tộc thuần khiết và chuẩn mực, luôn cố gắng hết sức mình để làm sống dậy một thời quá khứ rực rỡ. Và dường như cảm thấy mình không đủ sức? Nguyễn Tuân kéo cả những nhân vật của mình theo khuynh hướng ấy. Đó là trường hợp của viên quan ngục trong truyện ngắn Chữ người tử tù (trong tập Vang bóng một thời).

BÀI LÀM

Nguyễn Tuân với những trang anh hùng dũng liệt hiện lên dưới một lớp ngôn ngữ dân tộc thuần khiết và chuẩn mực, luôn cố gắng hết sức mình để làm sống dậy một thời quá khứ rực rỡ. Và dường như cảm thấy mình không đủ sức? Nguyễn Tuân kéo cả những nhân vật của mình theo khuynh hướng ấy. Đó là trường hợp của viên quan ngục trong truyện ngắn Chữ người tử tù (trong tập Vang bóng một thời).

Quản ngục, không là một anh hùng cao đẹp như Huấn Cao, lại càng không mang dáng vóc, tính cách của một tên đao phủ khát máu (Bữa rượu máu). Con người đó là một hình ảnh trung gian giữa cái đẹp và cái không đẹp. Dưới ngòi bút tài hoa của một bậc thầy về ngôn ngữ, hình ảnh trung gian ấy cũng mập mờ, không cổ ranh giới rõ nét.

Thoạt tiên, viên quản ngục có vẻ như một con người cam chịu, yên phận và cũng chẳng có gì khác những kẻ cùng địa vị đương thời: "Truyện triều đình quốc gia, chúng ta biết gì mà bàn bạc cho thêm lợi". Cái khuôn khổ phong kiến, cái "phen nước" đã khiến quản ngục quen với việc nhận tù, giao tù, với “những mánh khóe hành hạ thường lệ”. Những lúc ấy, viên quản ngục cứ lạnh lùng như một cỗ máy, ngoan ngoãn như một tên nô lệ trung thành với vai trò của mình.

Nhưng có ai ngờ, bên trong con người đó vẫn tồn tại một mầm sống tươi xanh của cái đẹp. Cái mầm ấy bị đè bẹp nhưng vẫn khắc khoải sống như chờ đợi một lúc nào đó được vươn lên. Rồi thời điểm đó cũng đến. Huấn Cao - con người văn võ song toàn xuất hiện với “cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp”. Quản ngục bắt đầu rơi vào một tâm trạng hết sức khó xử. Một sự đấu tranh âm thầm trở thành nét tiêu biểu cho tính “hướng nội” mà chúng ta thường bắt gặp trong tác phẩm của Nguyễn Tuân.

Cuối cùng thì niềm đam mê cái đẹp cũng đã chiến thắng. Tuy cái chiến thắng đó chưa phải là tuyệt đối nhưng vẫn đủ biến viên quản ngục thành một con người khác: “Bấy nhiêu thanh âm phức tạp bay cao lên khỏi mặt đất tối, nâng đỡ lấy một ngôi sao chính vì muốn từ biệt vũ trụ”. “Ngôi chính vị” dĩ nhiên là ám chỉ Huấn Cao. Còn “thanh âm phức tạp” ngầm chỉ ai? Con người ấy chính là quản ngục. Quản ngục muốn nâng niu cái đẹp nhưng lại sợ. Vì thế nên Nguyễn Tuân đã để cho nhân vật này hóa thân thành một cái gì đó vô hình, hư ảo. Chi tiết đó vừa bộc lộ nét mạnh của Vang bóng một thời lãng mạn và khát khao đánh thức cái đẹp, vừa để lộ thấp thoáng yếu điểm về sự yếu đuối của Nguyễn Tuân trong cái nhìn hoài vọng xa xôi. Nó khiến Nguyễn Tuân như tránh né, đem ông trời ra mà trách: “ông trời nhiều khi chơi ác đem đầy ải những cái thuần khiết giữa một đồng cặn bã.

Cũng từ ý niệm ấy, quản ngục nghĩ mình “chọn nhầm nghề mất rồi”. Nguyễn Tuân đi tìm cái đẹp long lanh, mỏng manh giữa một vùng trời đen tối.

Việc miễn những mánh khóe hành hạ, biệt đãi những người tử tù, rồi bạo dạn xin chữ, một cách khéo léo từng chút từng chút gắn thêm nét đẹp vào con người quản ngục bởi vì: “Biết người tài, không phải là kẻ xấu”. Mặc dù vậy, khi đã biệt đãi, đã toan tính cách xin chữ, quản ngục vẫn còn sợ, vẫn dẫn viên thơ lại nói với Huấn Cao: “Miễn là ngài giữ kín cho”. Một chi tiết nhỏ nhưng chắc là không thể thiếu. Một chi tiết vừa lãng mạn vừa hiện thực. Mến cái tài Huấn Cao, nhưng sợ “phép vua”. Phải tinh tế lắm, Nguyễn Tuân mới phát được điều đó. Nếu không viết về nỗi sợ ngấm ngầm thì là không thật, mà Nguyễn Tuân lại là con người luôn vươn tới cái đẹp, cái thật. Nếu viết quá nhiều thì sẽ làm ngắt quãng mạch chuyển biến đang cuồn cuộn, sôi sục trong nhân vật hình tượng.

Mến cái tài của Huấn Cao, khát khao có được chữ ông Huấn mà treo là có một “báu vật trên đời”. Đến lúc này, quản ngục dường như không còn là quản ngục mà là hóa thân của Nguyễn Tuân với nhịp âm và hơi thở dành trọn cho sự nâng niu cái đẹp: Một buổi chiều lạnh, viên quản ngục tái nhợt người đi sau khi tiếp đọc công văn. Không còn là thương tiếc, xót mà đạt đến đỉnh điểm của niềm đau xót, thẫn thờ. Việc nhận công văn, quản ngục biết trước nhưng vẫn thấy đột ngột, hụt hẫng. Thiên lương vừa sống dậy trong một con người đã thúc giục quản ngục hành động. Một hành động trái ngược với những gì quản ngục nói: “Ta biết rồi, việc quan ta đã có phép nước”.

Tình yêu cái đẹp đến đam mê đã đánh thức khí phách tiềm tàng nằm im suốt bao nhiêu năm.

Trong hoàn cảnh cho chữ hùng vĩ, có một chi tiết đáng nhớ: “người tù viết xong một chữ, viên quản ngục vội khúm núm cất chữ trong những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt lên phiên lụa óng”. “Khúm núm” không phải chỉ vì nịnh bợ mà là vì cảm phục. Khi sự cảm phục lên đến đỉnh điểm cũng là lúc kết thúc truyện. Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”. Một nghệ thuật tài hoa, kết thúc truyện ở cao trào. Chính nghệ thuật độc đáo đó đã nêu bật cái đẹp toàn diện, toàn Mĩ và rất đặc sắc của cả người xin chữ và người cho chữ.

Dọc theo suốt chiều dài của truyện, nhân vật quản ngục luôn tồn tại với một ý nghĩa nhất định. Quản ngục không chỉ là một hình tượng độc đáo mà còn là nhân vật hội đủ những đặc điểm chung nhất của Vang bóng một thời, của “quan niệm và phong cách Nguyễn Tuân”: lãng mạn mà vẫn hiện thực, và tiếng nói của thiên lương, của tinh thần dân tộc, là biểu hiện của sự “yêu mến và thương tiếc những cái đã qua và cố sức làm sống lại một thời xưa cũ”.

Các bài học liên quan
Đề: Trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân có hai nhân vật đặc sắc là Huấn Cao và viên cai ngục. Nếu cần chọn một trong hai nhân vật để làm sáng tỏ sự sáng tạo độc đáo của tác giả, anh (chị) sẽ chọn nhân vật nào?
Đề: Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.
Đề: Bình giảng bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 12 mới cập nhật