Đề: Phân tích bài Tương tư của Nguyễn Bính
Bài Tương tư nằm trong một thi tứ bao trùm Thơ mới: tình yêu lãng mạn - thứ tình hiện đại “trăm hình muôn trạng” của văn học lãng mạn giai đoạn 1930-1945: Cái tình say đắm, cái tình thoảng qua, cái tình gần gũi, cái tình xa xôi, cái tình trong giây phút, cái tình ngàn thu” (Lưu Trọng Lư, 1934).
- Bài học cùng chủ đề:
- Đề: Nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng qua chương Hạnh phúc của một tang gia trong tiểu thuyết Số đỏ.
- Đề: Phân tích đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (trích số đỏ) của Vũ Trọng Phụng.
- Đề: Phân tích bi kịch người trí thức trong xã hội cũ là nhân vật Hộ trong tác phẩm Đời thừa của Nam Cao.
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
BÀI LÀM
Bài Tương tư nằm trong một thi tứ bao trùm Thơ mới: tình yêu lãng mạn - thứ tình hiện đại “trăm hình muôn trạng” của văn học lãng mạn giai đoạn 1930-1945: Cái tình say đắm, cái tình thoảng qua, cái tình gần gũi, cái tình xa xôi, cái tình trong giây phút, cái tình ngàn thu” (Lưu Trọng Lư, 1934). Không giấu giếm những tình cảm riêng tư ấy, các cây bút lãng mạn đã thể hiện thái độ đòi hỏi quyền sống hồn nhiên - Gió mưa là bệnh của giời - đòi hỏi sự tôn trọng con người, yêu cầu phép ứng xử nhân bản, đồng thời phủ nhận những huấn giới phong kiến nghiệt ngã:
Nọ những kẻ nước nguyền non hẹn,
Thấy mùi hoa, bướm nghển, ong chào
Miệng đời dê diếu biết bao
Động ra quốc pháp, nhục vào gia thanh!
(Gia huấn ca - Vô danh thi).
Con người lãng mạn trong bài Tương tư đã thao thức “chín nhớ mười mong” người thương ròng rã suốt “mấy đêm rồi”, mong nhớ hết ngày này đến ngày khác, thậm chí hết tháng này qua tháng khác: Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng... Theo đạo lí quân tử “tu, tề, trị, bình”. Nho gia, nhất là Tống nho, thì nam nhi như thế là hỏng quá... Nhưng cuốn hút của thơ tình Nguyễn Bính (trong đó có Tương tư) chủ yếu không phải do thái độ thành thực giãi bày nỗi niềm (chính nhớ mười mong) hay do cãi lý cho tính phù hợp quy luật tình yêu nam nữ, đặng biện hộ cho đạo lí nhân văn (không ít nhà thơ lãng mạn đương thời bộc lộ tình cảm yêu đương nhiều khi còn đắm đuối hơn (Ao ước - Tế Hanh), tinh tế hơn (Ngậm ngùi - Huy Cận) hoặc não lòng hơn: “Chúng tôi lặng lẽ bước trong thơ, lạc giữa niềm êm chẳng bến bờ, trăng sáng trăng xa trăng rộng quá. Hai người nhưng chẳng bớt bơ vơ” (Trăng - Xuân Diệu)... mà ma lực thơ tình Nguyễn Bính chủ yếu là bởi những rung động của trái tim thi sĩ (thể hiện trong cấu tứ cũng như ở ngữ điệu - giọng) dung hợp rất nhuần nhuyễn tính cách dân tộc.
Chúng ta đều rõ: linh hồn của một dân tộc thể hiện tập trung ở các hình thái folklore. Trong folklore Việt Nam có một khu vực đặc biệt phát triển: thơ ca dân gian. Hình thái này chiếm vị trí cao trong văn hóa dân gian không chỉ do số lượng mà còn ở chất lượng: ca dao dân ca là một tổng kho văn hóa chứa đựng trí tuệ, tâm linh, thần thái Việt..; và trong kho tàng tinh thần đó, xuất hiện biết bao vần thơ tình yêu đặc sắc không thua kém bất cứ một khúc tình ca nào trên thế gian. Nhà thơ Nguyễn Bính chính là một chú bướm (Con bướm vàng tuyền đậu Thám Hoa - truyện cổ tích) đã xâm nhập rồi lượn bay trên một vùng văn hóa dân gian đặc biệt của dân tộc: ca dao dân ca, và đã hấp thụ được một lượng hương nhụy đáng kể... Trong Thơ mới, tất nhiên không chỉ riêng Nguyễn Bính, mà một số thi sĩ khác cũng đã quy tụ gần xa chung quanh vùng văn hóa cội nguồn dân tộc này - như tác giả Thi nhân Việt Nam từng nhận xét: “chưa bao giờ như bây giờ họ thấy cần phải tìm về dĩ vãng để vin vào những gì bất diệt đủ đảm bảo cho ngày mai”. Tình hình ấy cũng hoàn toàn phù hợp với một quy luật hình thành văn học lãng mạn thế giới: ví như không ít những cây bút lãng mạn châu u thế kỉ XIX cũng đã quay về với dân tộc, văn hóa dân gian, quan tâm sưu tầm các sáng tác dân gian theo quan niệm: “Cần hợp hôn giữa thời xưa với thời nay” (Mickievich) vì có khi: phải tìm đến dân ca mới thấy được thơ chân chính...
Một trong những nét đặc trưng của tính cách Việt là ý thức về độ (không vượt ngưỡng). Ý thức về độ ấy đã chi phối nhiều khu vực văn hóa dân gian Việt: về kiến trúc, các công trình xây dựng không quá lớn; về sân khấu, tuồng bị mà vẫn tráng, chèo khi đau buồn phải có họ ra trò xua tan ngay không khí thảm sầu; về tín ngưỡng, lễ hội, nghiêm trang mà không khe khắt; về đối nhân xử thế, ít muốn “cạn tàu ráo máng”... Ý thức về độ của tính cách Việt do các nguyên nhân lịch sử, địa lí lâu đời quyết định... Đồng hành trong hệ thống văn hóa ấy, tình yêu nam nữ, trong ca dao dân ca tuy đắm đuối thiết tha mà mấy khi bi lụy - cái thi tứ rõ liệt đến muốn tự diệt vì tuyệt vọng hầu như không xuất hiện trong thơ ca dân gian. Vả chăng, trong cuộc sống lúc đang yêu thì thường cũng là khi đang có nhiều trách nhiệm lớn nhỏ ràng buộc - đối với gia đình chẳng hạn. Hãy nghe lời van vỉ dễ thương của một thôn nữ tội nghiệp xưa:
Chàng ơi buông áo em ra
Để em đi chợ kẻo mà chợ trưa
Chợ trưa rau nó héo đi
Lấy gì nuôi mẹ, lấy gì nuôi em.
Chúng ta tin chắc rằng dẫu thiếu nữ ấy có lâm tình huống “Khăn thương nhớ ai, Khăn rơi xuống đất, Khăn thương nhớ ai, Khăn vắt trên vai, Đèn thương nhớ ai, Mà đèn không tắt, Mắt thương nhớ ai, mà mắt không khô” đi nữa thì cô cũng khó tùy tiện ngã bệnh hoặc liều thân, bởi vì ai sẽ thay cô tần tảo “nuôi mẹ, nuôi em?”... Do đó, sầu tương tư, tình tuyệt vọng... trong ca dao dân ca xưa, chỉ đưa chàng đến nuối tiếc: “Tiếc công anh đắp đập be bờ, Để ai quăng đó, đem lờ đến đơm”, “Đêm qua vật đổi sao dời, Tiếc công gắn bó, tiếc lời giao đoan...”, hoặc dẫu nàng đến độ ngẩn ngơ: “Ngày ngày em đứng em trông, trông non non ngát, trông sông sông dài..”, quá nữa là “Nhớ ai em những khóc thầm, Hai dòng nước mắt đằm đằm như mưa...”; và trạng thái thông thường của họ là: “Đêm qua ra đứng bờ ao, Trông cá cá lặng trông sao sao mờ, Buồn trông con nhện chăng tơ...” - sầu nhớ quá, nhưng... còn nhiều việc phải làm - tình yêu không thể là cứu cánh duy nhất!
Nét chủ yếu của tính cách dân tộc trong bài Tương tư chính là khuynh hướng câu tứ khái quát mang ý nghĩa độ: “chín nhớ mười mong” dài theo ngày tháng, dẫu biệt vô âm tín vẫn tiếp tục đợi chờ: Bao giờ bến mới gặp đò ? với niềm hi vọng xa vời: Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?... và chỉ đến mức ấy thôi, chứ không phải kiểu phản ứng quyết liệt: “Rồi anh chết, anh chết sầu chết héo/ Linh hồn anh thất thểu dõi hồn em...” như chàng lãng mạn trong bài Ao ước của Tế Hanh. Ý tứ cực đoan này phải chăng chỉ phù hợp với tâm lý một số độc giả thành thị. Phong cách cấu tứ thơ tình yêu với cái mức độ tình cảm phù hợp dân tộc tính như vậy đã xuất hiện trong hầu hết những bài thơ khác của Nguyễn Bính. Những nhân vật trữ tình thơ Nguyễn Bính (người thật việc thật hoặc hư cấu, khách thể hoặc chủ thể) dẫu có tâm trạng muốn yêu đơn phương, tình tuyệt vọng... đều ứng xử có chừng mực: một chàng “ai bị người yêu thờ ơ, chỉ than thở: Tình tôi mở giữa mùa thu, Tình em lẳng lặng kín như buồng tằm (Đêm cuối cùng); một cô gái bị lỗi hẹn cũng nhẫn nại đợi chờ: Anh ạ! Mùa xuân đã cạn ngày, Bao giờ em mới gặp anh đây? (Mưa xuân); anh lái đò kia thất tình phẫn chí định bỏ nghề, nhưng rồi lại thôi: Lang thang anh dạm bán thuyền, có người giả chín quan tiền lại thôi! (Anh lái đò); một chàng thất tình khác oán hờn mà chẳng nặng lời: Em đã sang ngang với một người, Anh còn giồng cải nữa hay thôi? Đêm qua mơ thấy hai con bướm, Khép cánh tình chung ở giữa trời (Hết bướm vàng). Đau đớn hơn: người yêu yếu mệnh, nhưng nỗi đau ấy hòa tan cùng mộng ảo: Đêm qua nàng đã chết rồi, Nghẹn ngào tôi khóc, quả tôi yêu nàng, Hồn trinh còn ở trần gian, Nhập vào bướm trắng mà sang bên này (Người hàng xóm). Trước thái độ quá thờ ơ của cô gái hái mơ, khách đa tình cũng chỉ trách móc mơ màng:
Cô hái mơ ơi! Cô gái ơi
Chẳng trả lời nhau lấy một lời
Cứ lặng rồi đi, rồi khuất bóng
Rừng mơ hiu hắt, lá mơ rơi...
(Cô hái mơ)
Đặc điểm dân gian, dân tộc ấy trong cấu tứ khiến những bài thơ tình Nguyễn Bính, trước và sau 1945, dễ dàng tìm được sự đồng cảm và tiếp đón hào hứng của một số lượng độc giả lớn (thành phố và tỉnh nhỏ, thành thị và nông thôn..) mà có lẽ chưa nhà thơ lãng mạn nào đạt được.
Quảng đại quần chúng độc giả tìm đến thơ tình Nguyễn Bính còn vì những bài thơ mang tình tứ gần gũi với tâm hồn, tính cách người Việt ấy đã được thể hiện bằng một thứ ngữ điệu (giọng) thân quen: giọng ca dao dân ca. Trong bài Tương tư, đó là thể thơ lục bát ngàn xưa dịu ngọt, giàu tính nhạc, vần phong phú, lối đan chữ (chín nhớ mười mong), kiểu suy tưởng vật thể hóa dẫn đến thơ tứ lan tỏa man mác (Biết cho ai, hỏi ai người biết cho?)... Biểu hiện đậm đà nhất giọng ca dao dân ca trong thơ Nguyễn Bính phải chăng là các bài: Chân quê, Đêm cuối cùng, Chờ nhau, Giấc mơ anh lái đò, Người hàng xóm và Lỡ bước sang ngang (Bài thơ được dân gian hóa đến mức được dùng để ru em). Đông đảo người đọc đến với thơ tình yêu Nguyễn Bính còn do những dòng thơ thuận tính cách người Việt đó đã đánh thức biết bao kỉ niệm êm đềm về quê hương xứ sở thân yêu... Trong bài Tương tư, đó là hình ảnh: thôn Đoài, thôn Đông, bến nước, đầu đình, giàn trầu, hàng cau... Ở những bài thơ khác của Nguyễn Bính, cũng tràn ngập các hình ảnh gần gũi: những con bướm trắng, bướm vàng vẽ vòng tròn trên các vườn cải hoa vàng; vườn chanh, vườn cam, vườn bưởi ngào ngạt hương bay; ven đê là vườn dâu, bãi đay, vườn chè; bên ao bèo, giếng thơi, giậu mồng tơi xanh rờn... là những thôn nữ đôn hậu dệt lụa chăn tằm, đi trẩy hội chùa hội làng, xem hát chèo mùa xuân với trang phục đằm thắm, dây lưng đũi, yếm lụa sồi, áo đồng lầm, quần lĩnh tía...; những anh lái đò, cô lái đò sông giữa hương đồng gió nội và dưới bầu “Giời cao gió cả giăng như ban ngày”.
“Hương đồng gió nội” trong thơ Nguyễn Bính sáng tác trước 1945, được đông đảo độc giả mến mộ dài lâu. Hiện tượng ấy khiến chúng ta nhớ lại điều dự báo sức khái quát của tác giả Thi nhân Việt Nam 50 năm trước: “Nếu các thi nhân ta đủ chân thành để thừa hưởng di sản xưa, nếu họ biết tìm đến thơ xưa với tấm lòng trẻ, họ sẽ phát huy được những gì vĩnh viễn hơn, sâu sắc hơn mà bình dị hơn trong linh hồn nòi giống. Nhất là ca dao sẽ đưa họ về với dân quê, nghĩa là chín mươi phần trăm số người trong nước. Trong nguồn sống dồi dào và mạnh mẽ ấy, họ sẽ tìm ra những vần thơ không phải chỉ dành riêng cho chúng ta, một bọn người có học mới, mà có thể làm nao lòng hết thảy người Việt Nam”.
- Tuần 1 sgk ngữ văn lớp 12
- Tuần 2 sgk ngữ văn 12
- Tuần 3 sgk ngữ văn 12
- Tuần 4 sgk ngữ văn 12
- Tuần 5 sgk ngữ văn 12
- Tuần 6 sgk ngữ văn 12
- Tuần 7 sgk ngữ văn 12
- Tuần 8 sgk ngữ văn 12
- Tuần 9 sgk ngữ văn 12
- Tuần 10 sgk ngữ văn 12
- Tuần 11 sgk ngữ văn 12
- Tuần 12 sgk ngữ văn 12
- Tuần 13 sgk ngữ văn 12
- Tuần 14 sgk ngữ văn 12
- Tuần 15 sgk ngữ văn 12
- Tuần 16 sgk ngữ văn 12
- Tuần 17 sgk ngữ văn 12
- Tuần 18 sgk ngữ văn 12
- Tuần 19 sgk ngữ văn 12
- Tuần 20 sgk ngữ văn 12
- Tuần 21 sgk ngữ văn 12
- Tuần 22 sgk ngữ văn 12
- Tuần 23 sgk ngữ văn 12
- Tuần 24 sgk ngữ văn 12
- Tuần 25 sgk ngữ văn 12
- Tuần 26 sgk ngữ văn 12
- Tuần 27 sgk ngữ văn 12
- Tuần 28 sgk ngữ văn 12
- Tuần 29 sgk ngữ văn 12
- Tuần 30 sgk ngữ văn 12
- Tuần 31 sgk ngữ văn 12
- Tuần 32 sgk ngữ văn 12
- Tuần 33 sgk ngữ văn 12
- Tuần 34 sgk ngữ văn 12
- Tuần 35 sgk ngữ văn 12