ĐỀ: 1. Phân tích nhân vật Trương Ba để thấy được khát vọng bình dị mà cao đẹp của con người lao động. 2. Phân tích đoạn kết của vở kịch

Hồn Trương Ba là một hình tượng nghệ thuật đặc sắc của Lưu Quang Vũ mang nỗi đau phải sống trong nghịch cảnh tạm bợ, trái với tự nhiên khiến tâm hồn thanh cao nhân hậu bị tha hóa nhưng không chấp nhận sự tha hóa ấy, hồn Trương Ba vẫn đấu tranh vươn tới khát vọng sống trọn vẹn.

HƯỚNG DẪN

1. Phân tích nhân vật Trương Ba để thấy được khát vọng bình dị mà cao đẹp của con người lao động.

Hồn Trương Ba là một hình tượng nghệ thuật đặc sắc của Lưu Quang Vũ mang nỗi đau phải sống trong nghịch cảnh tạm bợ, trái với tự nhiên khiến tâm hồn thanh cao nhân hậu bị tha hóa nhưng không chấp nhận sự tha hóa ấy, hồn Trương Ba vẫn đấu tranh vươn tới khát vọng sống trọn vẹn.

* Hồn Trương Ba trong nghịch cảnh trú nhờ vào xác hàng thịt nên đã dần đổi tính, sống khác mình, sống trong dằn vặt đau đớn.

Trương Ba vốn là người lao động nhưng thích những trò chơi thanh cao, trí tuệ và là một tay cao cờ đã bị chết một cách vô lý. Nam Tào sửa sai đã đẩy Trương Ba vào một nghịch cảnh: linh hồn phải trú nhờ vào thể xác của kẻ khác kẻ có lối sống trái ngược với mình.

- Do phải sống nhờ xác anh hàng thịt, hồn Trương Ba đã đổi khác: uống nhiều rượu, ham bán thịt, không còn mặn mà với những trò chơi trí tuệ nữa, nước cờ không còn thanh cao, khoáng đạt.

- Đau đớn nhất với Trương Ba là không được sống hòa hợp với người thân như trước nữa vì Trương Ba đã dần nhiễm cái tầm thường của xác anh đồ tể. Tất cả mọi người đều buồn trước sự tha hóa của Trương Ba.

+ Vợ buồn bã, đau khổ nhưng bản tính vị tha nên định nhường Trương Ba cho cô vợ hàng thịt.

+ Con dâu thấu hiểu hoàn cảnh của bố cũng chỉ biết thông cảm và xót thương thôi.

+ Cháu nội ngây thơ, trong sáng thì phản ứng quyết liệt.

- Trương Ba còn khổ sở hơn nhiều vì ông ý thức được sự thay đổi của mình không chỉ làm mình khổ sở mà còn làm cho người thân đau khổ mà không thể giải quyết.

* Hồn Trương Ba với cuộc đấu tranh tuyệt vọng với xác hàng thịt để thoát khỏi cảnh sống thô phàm.

- Linh hồn nhân hậu trong sạch, bản tính ngay thẳng của Trương Ba xưa kia, nay phải sống gá lắp nên không sai khiến được xác hàng thịt thô phàm mà còn bị nó điều khiển.

- Ý thức được điều đó, linh hồn Trương Ba đau khổ quyết định tách ra khỏi hàng thịt để sống độc lập nhưng tất cả những cố gắng đều vô ích.

- Trương Ba đã nổi giận, đã khinh bỉ, đã mắng mỏ xác hàng thịt hèn hạ nhưng cũng thấm thía nghịch cảnh của mình nên đành nhập trở vào xác hàng thịt trong tuyệt vọng.

* Hồn Trương Ba - con người lao động luôn hướng tới khát vọng bình dị mà cao đẹp được sống trọn vẹn, thanh cao bên người thân.

- Hồn Trương Ba phải nhập trở lại vào xác anh hàng thịt nhưng linh hồn ấy vẫn không cam chịu sống trong thân xác phàm tục.

- Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba với Đế Thích đã thể hiện rõ khao khát cao đẹp của con người.

+ Nỗi khao khát cháy bỏng của hồn Trương Ba là “bên trong một ngoài một nẻo. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”.

+ Trương Ba đã đề nghị hãy làm cho hồn anh hàng thịt được sống lại.

+ Cuộc đời dài phía trước do Đế Thích sắp đặt khi hồn Trương Ba nhập vào xác cu Tị cũng không được Trương Ba chấp nhận vì không muốn trở nên “thảm hại, đáng ghét như kẻ tham lam… hưởng thụ lộc trời! Vô lý lắm!”.

+ Trương Ba đã đề nghị: ông hãy đưa hồn cu Tị về nhập vào xác nó.

+ Với mình Trương Ba muốn: Tôi không nhập vào xác ai nữa! Tôi đã chết rồi, hãy để cho tôi chết hẳn!.. .Tôi cảm thấy mình lại là Trương Ba thật rồi.

Khát vọng chính đáng cao đẹp của hồn Trương Ba chính là kết quả của cuộc đấu tranh chống lại sự dung tục, giả tạo để được sống toàn vẹn với mình, là mình.

2. Phân tích đoạn kết của và kịch.

Màn kết của vở kịch là cảnh êm đềm thanh thoát, đầy chất thơ sâu lắng đem lại âm hưởng thanh thoát cho một bi kịch lạc quan, đồng thời truyền đi một thông điệp bình dị mà cao đẹp đã có từ ngàn đời của con người.

* Niềm hạnh phúc của người mẹ: Cu Tị trong vòng tay thương yêu của mẹ.

- Gia đình nữ nhà chị Lụa không phải vật vã đau đớn bởi sự ra đi của cu Tị nữa.

- Khung cảnh gia đình nhà chị Lụa thật hạnh phúc: Cu Tị ôm chầm lấy mẹ, chị Lụa mừng rỡ vuốt ve con.

* Niềm hạnh phúc của sự sống đích thực trong mỗi con người: Hồn Trương Ba nhập vào cảnh vật quanh người thân.

- Giữa màu xanh cây vườn, Trương Ba chập chờn xuất hiện trong nỗi khao khát gặp gỡ của người vợ thân yêu.

- Trương Ba với niềm hạnh phúc luôn được ở bên những người thân yêu trong ngôi nhà của mình, trong những cây cối xanh tươi mà ông đã vun xới.

- Trương Ba trong niềm hạnh phúc được là mình không phải sống nhờ, không phải tuân theo sự điều khiển của xác hàng thịt thô phàm.

-> Mọi mâu thuẫn đã được giải quyết thỏa đáng hợp với quy luật, với đời sống tâm linh của dân tộc: người đã khuất mà không khuất. Nếu người đã khuất yêu thương người thân của mình, họ sẽ hóa thân vào cảnh vật quanh nơi người thương của mình sống. Nếu người còn sống luôn nghĩ về người đã khuất thì họ sẽ luôn thấy người thân của mình trong vạn vật quanh mình, trong không gian đang bao bọc mình. Những người có tâm hồn trong sáng yêu thương nhau sẽ được sống bên nhau và trong nhau, trong không gian quen thuộc và bất tử trong cỏ cây hoa lá.

* Cảnh cái Gái và cu Tị ăn na, vùi hạt na xuống đất đã thể hiện niềm tin của trẻ thơ - tâm hồn trong sáng vào cuộc đời.

- Sự hi sinh của Trương Ba đã đem lại niềm vui thơ ngây, trong sáng cho đứa cháu nội của mình: cái Gái lại được vui đùa bên cu Tị - người mà nó quý mến. Chúng được cùng nhau hưởng thành quả của ông nội - thế hệ trước tạo dựng.

- Chi tiết cái Gái vùi hạt na xuống đất “cho nó mọc thành cây mới” và tin "Cây sẽ nối nhau mà lớn khôn. Mãi mãi..." thật giàu ý nghĩa. Cái Gái yêu ông nội và luôn tin vào những việc ông làm, những lời ông nói và nó đã tin - một niềm tin mãnh liệt vào vạch nối tiếp của sự sống trong vô tận thời gian mà người ông của nó - người thích những trò chơi trí tuệ và chăm cây cối đã gieo trồng.

-> Sự ra đi của Trương Ba chính là sự trở về trong lòng của hạt na để làm nảy sinh sự sống mới.

-> Màn kết đầy chất thơ lắng đã truyền đi bức thông điệp về sự chiến thắng của cái Thiện, cái Đẹp và ý nghĩa của sự sống đích thực mà con người luôn khao khát vươn tới.

Các bài học liên quan
Đề: Dòng sông Hương được cảm nhận như thế nào qua phần trích bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường?
Đề: “Vẻ đẹp thiên nhiên phong phú, đa dạng, huyền ảo như đời sống, như tâm hồn con người được diễn tả bằng ngòi bút đầy cảm hứng và tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường trong thể loại bút kí” (Ngữ văn 12, Sách giáo viên).
Đề: Cảm nhận về tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Đề: Nhân vật nào trong truyện Chiếc thuyền ngoài xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu gây cho anh (chị) ấn tượng sâu sắc nhất? Vì sao?

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 12 mới cập nhật