Đề: Phân tích các nhân vật người “Vợ nhặt”, Tràng và bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân
Vợ nhặt là tác phẩm xuất sắc của Kim Lân viết về cuộc sống ngột ngạt của nhân dân ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945.
- Bài học cùng chủ đề:
- Đề: Trong truyện ngắn Vợ nhặt, Kim Lân đã dựng lên hình ảnh chân thật và cảm động về người mẹ nông dân nghèo khổ trong trận đói khủng khiếp năm 1945. Hãy phân tích tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ trong truyện để làm sáng tỏ điều đó.
- Soạn bài Vợ nhặt - Ngắn gọn nhất
- Soạn bài Vợ nhặt
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
BÀI LÀM
Vợ nhặt là tác phẩm xuất sắc của Kim Lân viết về cuộc sống ngột ngạt của nhân dân ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945.
Ngòi bút nhân đạo của Kim Lân đạt thành công ở sự cảm thông sâu sắc với những con người cùng khổ, vừa thể hiện ở sự phát hiện và diễn đạt thật tinh tế vẻ đẹp tâm hồn của những nhân vật, ẩn giấu sau cái bề ngoài xác xơ vì đói khổ.
Phân tích về ba nhân vật cô “vợ nhặt”, anh Tràng, bà cụ Tứ, chúng ta sẽ thấy rồ được ngòi bút tài ba của Kim Lân.
Mở đầu, truyện đã phác họa trước mắt người đọc bối cảnh xã hội thảm thương: Xóm ngụ cư trong cảnh chết đói. Những con người xanh xám như những bóng ma. Người chết như ngả ra. Không khí vẫn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người. Hoàn cảnh đó đã xô đẩy người phụ nữ đói khổ trở thành người “vợ nhặt”.
Cảnh ngộ của người đàn bà là "vợ nhặt" của Tràng thật tội nghiệp. Chị cùng với mấy người con gái thường ngồi vêu ở cửa nhà kho để chờ nhặt nhạnh những hạt rơi hạt vãi hay ai có công việc gì gọi đến thì làm.
Người phụ nữ tội nghiệp ấy đã ghi nhớ câu hò, câu nói đùa vu vơ đầu tiên của anh Tràng. Thị bám víu vào những lời đùa ấy để rồi hi vọng mong manh. Cho nên khi gặp lần sau, thị tỏ ra trơ trẽn khi sầm sầm chạy đến sưng sỉa nói anh Tràng là điều vì đã không cho thị ăn cơm trắng mấy giò. Trong tâm trí thị lúc này không gì quan trọng hơn miếng ăn, thị đã không ngần ngại nói thẳng nhu cầu ấy: “Có ăn gì thì ăn, chả ăn giầu”. Sự trâng tráo của thị đã đến tột đỉnh khi thị nói “ăn thì ăn sợ gì” và sau khi cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc, thị còn mở lời vừa trêu ghẹo, vừa dò la hoàn cảnh của anh Tràng: “Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố”. Từ ngôn ngữ đến hành động của thị đều biểu lộ rõ tâm lí khốn khổ của một kẻ đang liều lĩnh vì bị dồn đến đường cùng của sự chết đói. Sự liều lĩnh, táo bạo của thị được Kim Lân miêu tả đến tột đỉnh bằng hành động chấp nhận theo về làm vợ Tràng trong khi chưa hiểu biết nhau, chỉ để trốn chạy cái đói.
Trên đường về nhà Tràng, thị rón rén, e thẹn và đầu hơi cúi xuống, cái nón rách tàng nghiêng nghiêng che khuất đi nửa mặt. Thị càng ngượng nghịu, chân nọ bước díu vào chân kia khi biết những người hàng xóm đang nhìn dồn cả về phía mình.
Đến trước căn nhà rúm ró trên mảnh vườn mọc lổn nhổn những búi cỏ dại, thị đã nén một tiếng thở dài. Sau lời mời nhiệt tình của Tràng, thị đã ngồi mớm xuống mép giường hai tay ôm khư khư cái thúng, mặt bần thần.
Đó là tâm trạng vừa xấu hổ, vừa buồn lo, hồi hộp của một con người có ý thức về việc làm không phải của mình nhưng không thể nào hành động khác được.
Kim Lân đã thật tài tình khi ngòi bút của ông cứ dần dần hé mở cho người đọc thấy rõ tính cách thực của người phụ nữ đáng thương này. Được làm vợ, cố tỏ ra là người phụ nữ đảm đang, đã cùng với mẹ chồng quét tước nhà cửa, dọn dẹp sân cho gọn sạch, hai cái ảng nước đã đầy ăm ắp. Quả thật cô đã có sự thay đổi lớn. Kim Lân đã khéo léo miêu tả thị từ cách nhìn, cách đánh giá của Tràng: nom thị... rõ ràng là người đàn bà hiền hậu đúng mực không còn vẻ gì chao chát chỏng lỏn như mấy lần Tràng gặp ở ngoài tỉnh.
Người “vợ nhặt” ở đây tiêu biểu cho những con người còn sống sót trong nạn đói năm 1945. Những con người mà thân mạng của họ không còn chút giá trị nào cả, chỉ ngang tầm một món đồ được người ta “nhặt” về. Tuy nhiên, trong tác phẩm, vai trò của thị là cái mấu chốt để nhà văn làm nổi bật chủ đề của tác phẩm. Đó là tấm lòng nhân hậu của người với người trong hoàn cảnh khốn cùng. Điều này được thể hiện ngày càng rõ nét qua nhân vật anh Tràng và bà vụ Tứ.
Anh Tràng là người thanh niên lao động nghèo khổ, kéo xe thuê cho liên đoàn để kiếm sống. Anh còn phải nuôi một bà mẹ già. Tràng có cái lưng to rộng như lưng gấu, hai con mắt nhỏ tí, hai bên quai hàm bạnh ra, rung rung làm cho cái bộ mặt thô kệch của hắn lúc nào cũng nhấp nhỉnh những ý nghĩ gì vừa lí thú vừa dữ tợn. Tuy bề ngoài như vậy, nhưng Tràng lại là người vui tính, trẻ con trong xóm rất thích vây lấy hắn mà reo cười, đùa vui mỗi chiều về.
Cũng chính vì vui tính nên một lần đang đẩy xe mệt nhọc, anh đã hò một câu:
Muốn ăn cơm trắng mấy giò này!
Lại đây mà đẩy xe bò với anh nì!
Câu hò này khiến cô gái phụ đẩy xe phập phồng hi vọng. Sự đùa vui nối tiếp lần sau đã khiến anh hào phóng cho cô gái ăn no bằng bốn bát bánh đúc. Sau đó, cô gái đã chấp nhận theo Tràng về làm vợ. Mới đầu Tràng cũng chợt nghĩ: “thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng”. Sau đó, Tràng đã buông xuôi chấp nhận tặc lưỡi một cái - chậc, kệ! Đó là tâm trạng bàng hoàng, lo lắng của người nông dân nghèo, xấu trai, ế vợ bỗng nhiên lấy được vợ dễ dàng.
Trên đường dẫn cô “vợ nhặt” về nhà. Tràng vừa phớn phở tự đắc vừa ngượng ngùng, nên vốn đã vụng về lại càng vụng về hơn. Hắn tủm tỉm cười nụ một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh. Thấy người đàn bà theo không mình ngượng nghịu trước con mắt của những người xung quanh, hắn lại lấy vậy làm thích ý lắm, cái mặt cứ vênh lên tự đắc với mình. Tràng muốn nói một câu gì đó cho có vẻ thân mật tình tứ mà chẳng biết nói thế nào. Hắn cứ lúng ta lúng túng, tay nọ xoa xoa vào vai kia... Những lời đối thoại giữa Tràng và người “vợ nhặt” rời rạc, nhát gừng, cộc lốc nhưng vẫn lộ rõ niềm sung sướng bất ngờ. Tràng đã dám bỏ ra hai hào mua dầu tối thắp để cho nó sáng sủa lên một tí...
Chỉ trong bằng hơn một trang chữ, Kim Lân đã miêu tả được bốn kiểu cười của người thanh niên có “vợ nhặt” trong hoàn cảnh trớ trêu này:
Hắn bật cười,
...
Hắn thích chí ngửa cổ cười khanh khách Hắn phì ra cười
...
Hắn quay lại nhìn thị cười cười
Ngôn ngữ miêu tả cái cười thật độc đáo: phù hợp văn cảnh rất hồn nhiên, tự nhiên, bộc lộ niềm hạnh phúc thật sự. Người đọc cùng với nhân vật cổ thể hoàn toàn quên tất cả, cái đối, cái chết đang đe dọa trước mắt.
Khi đưa người “vợ nhặt” vào nhà rồi, tâm trạng của Tràng càng phức tạp. Tác giả đã miêu tả thật tinh tế, chính xác từng biểu hiện nội tâm qua hành động: thái độ nhân vật Tràng ngượng nghịu, đứng tây ngây sờ sợ mà không hiểu sao sợ, lấm lét bước ra sân, rồi lại nhìn trộm vào trong nhà... Ra hắn đã có vợ rồi đấy ư?
Tràng đã thật bất ngờ đón nhận một thực tế: có vợ có chồng. Sự việc này được khẳng định chính xác hơn và rất tài tình khi Kim Lân viết: Tràng thở đánh phào một cái, ngực nhẹ hẳn đi sau câu chấp nhận của bà mẹ.
Từ giọt nước mắt của mẹ, Tràng bực mình, hầm hầm.... đánh diêm đốt đèn... làu bàu trong miệng: "Chán quá, chẳng đâu vào đâu tự nhiên cũng khóc”. Cách miêu tả ở đây đạt đến tột đỉnh của giá trị “văn hứu dư ba” Những hành động, thái độ, nghĩa đen của lời Tràng nói tưởng chừng như đối lập với mẹ mà thực ra là sự đồng cảm sâu sắc trong nỗi lòng sung sướng, hạnh phúc của hai mẹ con. Nghệ thuật miêu tả này tạo niềm xúc động, thấm sâu trong lòng người đọc.
Sáng hôm sau, Tràng vẫn còn ngỡ ngàng về việc hắn có vợ Tràng chợt nhận ra có cái gì mới mẻ, khác lạ vì nhà cửa, sân vườn được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Tràng thấy thương yêu, gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng.
Đó là tâm lý của người đàn ông khi đã thực sự làm chủ một gia đình, dù là một gia đình dưới một túp lều rúm ró. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Đây chính là câu khắc họa đậm nét phẩm chất đáng quý của nhân vật: bản chất lương thiện, tấm lòng vị tha của người lao động.
Phần cuối truyện, tâm trạng của Tràng cũng được miêu tả trong sự diễn biến rất phức tạp, đúng mức. Bởi lẽ Tràng là người lao động, cần cù, chỉ lo kiếm sống, chưa hề hiểu biết những hoạt động của Việt Minh. Việc hắn thấy ân hận, tiếc rẻ vẩn vơ, khó hiểu khi nhớ lại hành động mình kéo vội xe thóc của liên đoàn, tắt cánh đồng đi lối khác là trạng thái tâm lí của người hiểu sự việc muộn màng, nhưng cũng chưa hiểu kỹ... Đám người đói và lá cờ đỏ trong óc Tràng sẽ là mầm mống, động lực giúp Tràng tìm hiểu sau này.
Trong Vợ nhặt, Kim Lân đã dành nhiều tâm huyết để diễn tả tâm trạng bà cụ Tứ (mẹ Tràng). Tâm trạng bà cụ Tứ được miêu tả theo diễn biến từ ngạc nhiên đến xót thương, lo lắng, vui buồn lẫn lộn.
Trở về nhà với tiếng húng hắng ho, dáng đi lọng khọng, bà cụ phấp phổng bước theo con vào trong nhà. Khi thấy một người đàn bà đứng gần giường con trai mình, bà cụ hết sức ngạc nhiên. Nhà nghèo, lại giữa năm đói, cụ đâu có nghĩ đến việc dựng vợ gả chồng cho con. Và khi đã hiểu, bà cụ cúi đầu nín lặng. Một Sự nín lặng chất chứa biết bao suy nghĩ. Bà cụ vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp của đứa con mình. Ái ngại cho cảnh tội nghiệp của con, bà cụ đã khóc và xót xa tự hỏi liệu chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không.
Không chỉ thương con trai, bà cụ Tứ còn bộc lộ sự cảm thông, tình thương đối với người con dâu. Người mẹ nghèo nhân hậu ấy đã thấu hiểu cảnh ngộ của người phụ nữ xa lạ bỗng trở thành con dâu của mình: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được. Bà cụ chấp thuận cho hai người.
Người mẹ giàu lòng vị tha ấy còn xa xôi nghĩ đến bổn phận làm mẹ, làm được dăm ba măm để cúng nghi lễ,... nhưng đã không có được. Bà chỉ biết khuyên hai con “Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông giời cho khá... chúng mày hòa thuận... Năm nay thì đói to đấy. Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá". Đấy là những câu nói thương yêu gây xúc động. Đáng trân trọng hơn cả là những giọt nước mắt ròng ròng của bà cụ nhưng bà lão vội vàng lau đi, không để cho hai con thấy. Đây thực là chi tiết thể hiện cái nhìn tinh tế, sắc sảo của nhà văn. Càng về cuối truyện, người đọc càng thương yêu, trân trọng tấm lòng nhân ái cao cả của bà mẹ nghèo. Hình ảnh bà cụ Tứ trong bữa cơm ngày đói không thể không gây xúc động sâu sắc trong lòng người đọc. Bữa cơm chỉ là cháo, rau chuối và đĩa muối và mỗi người được có lưng hai bát cháo lõng bõng. Bà cụ vừa ăn vừa kể chuyện làm ăn gia cảnh cô con dâu. Bà lão nói toàn chuyện vui... Khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà..." Đến khi phải ăn thêm món cháo cám đắng chát, bà cụ đã nói đùa “chè khoán đây, ngon đáo để cơ”. Hành động lật đật chạy xuống bếp, lễ mễ bưng ra, sự tươi cười đon đả cùng với lời giải thích, động viên của bà cụ thật đáng quý nhưng quá xót xa: Cảm đấy mày ạ... Xóm ta khối nhà còn chả có cám mà ăn đấy”.
Tiếng trống thúc thuế khiến bà cụ buột miệng khẳng định được nguyên nhân: “Đằng thì nó bắt giồng đay, đằng thì nó bắt đóng thuế” và cả cái hậu quả trước mắt: “giời đất này không chắc đã sống qua được đâu các con ạ...” Một lần nữa, bà cụ lại giấu những giọt nước mắt.
Bà cụ quả thật là người hiểu rất rõ hoàn cảnh xã hội nhưng đã chấp nhận cưu mang thêm một người đói bởi tấm lòng thương người bao la. Nụ cười trong bữa ăn hay giọt nước mắt trong lúc này của bà cụ Tứ cũng đều mang ý nghĩa đạo đức truyền thống của người Việt Nam: “Thương người như thể thương thân”. Thật đáng quý biết bao!
Tóm lại, truyện ngắn Vợ nhặt thể hiện tài năng quan sát và miêu tả nhân vật tinh tế, sâu sắc của Kim Lân. Nhà văn đã thể hiện một cách chân thật và sinh động tâm lí của từng nhân vật (qua điệu bộ ngôn ngữ hoặc trực tiếp diễn tả tâm trạng, ý nghĩ của họ). Tâm lý, tình cảm mỗi nhân vật diễn biến phức tạp, chân lý thật và cảm động. Chính những trang phân tích, diễn tả tâm lí một cách chính xác, sắc sảo, hóm hỉnh, tinh tế đã đem đến cho thiên truyện một sức hấp dẫn thực sự, đồng thời khẳng định rõ giá trị nhân bản của ngòi bút Kim Lân.
- Tuần 1 sgk ngữ văn lớp 12
- Tuần 2 sgk ngữ văn 12
- Tuần 3 sgk ngữ văn 12
- Tuần 4 sgk ngữ văn 12
- Tuần 5 sgk ngữ văn 12
- Tuần 6 sgk ngữ văn 12
- Tuần 7 sgk ngữ văn 12
- Tuần 8 sgk ngữ văn 12
- Tuần 9 sgk ngữ văn 12
- Tuần 10 sgk ngữ văn 12
- Tuần 11 sgk ngữ văn 12
- Tuần 12 sgk ngữ văn 12
- Tuần 13 sgk ngữ văn 12
- Tuần 14 sgk ngữ văn 12
- Tuần 15 sgk ngữ văn 12
- Tuần 16 sgk ngữ văn 12
- Tuần 17 sgk ngữ văn 12
- Tuần 18 sgk ngữ văn 12
- Tuần 19 sgk ngữ văn 12
- Tuần 20 sgk ngữ văn 12
- Tuần 21 sgk ngữ văn 12
- Tuần 22 sgk ngữ văn 12
- Tuần 23 sgk ngữ văn 12
- Tuần 24 sgk ngữ văn 12
- Tuần 25 sgk ngữ văn 12
- Tuần 26 sgk ngữ văn 12
- Tuần 27 sgk ngữ văn 12
- Tuần 28 sgk ngữ văn 12
- Tuần 29 sgk ngữ văn 12
- Tuần 30 sgk ngữ văn 12
- Tuần 31 sgk ngữ văn 12
- Tuần 32 sgk ngữ văn 12
- Tuần 33 sgk ngữ văn 12
- Tuần 34 sgk ngữ văn 12
- Tuần 35 sgk ngữ văn 12