Văn Miếu được xây dựng vào tháng tám năm Canh Tuất, tức tháng 10 năm 1070 (đời Lý Thánh Tông) là nơi thờ các thánh hiền đạo Nho (Khổng Tử, Mạnh Tử..) và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy tiêu biểu đạo cao đức trọng của nền giáo dục Việt Nam.
Vịnh Hạ Long là một phần rìa của đại lục châu Á bị đứt gãy và chìm xuống biển cách đây nhiều triệu năm. Nơi sâu nhất không quá 200m. Mặt vịnh rộng 1.500 km2, có hàng ngàn đảo đá muôn hình muôn vẻ.
Chùa Một Cột là cách gọi nôm na theo hình dáng kiến trúc của nó. Một tên gọi nôm na khác của chùa nữa là chùa Mật. Chính tên Hán Việt của chùa là Nhất Trụ Tháp. Nhưng khởi thủy, chùa có tên là Diên Hựu hay là Liên Hoa Đài (đài hoa sen).
Khu di tích lịch sử đền Hùng dựng trên núi Nghĩa Lĩnh - nay thuộc xã Hi Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, cách Hà Nội 94 km về phía Bắc.Nơi đây, xưa là Quốc đô của Nhà nước Văn Lang, dưới quyền trị vì của 18 đời vua Hùng, đóng đô ở Phong Châu.
Lễ hội chùa Hương đã có từ lâu đời. Hằng năm, cứ đến mùng sáu tháng giêng sau Tết Nguyên Đán là lễ hội bắt đầu và kéo dài gần như suốt mùa xuân. Khách hành hương từ khắp mọi miền đất nước, Việt kiều và du khách nước ngoài nườm nượp đổ về đây vừa để cầu mong một năm mới tốt lành, vừa để được đắm mình trong khung cảnh thần tiên của Hương Sơn.
Hương Sơn là một cảnh đẹp thiên nhiên nổi tiếng vào bậc nhất của nước ta. Ở đây cảnh đẹp thiên nhiên lại được bàn tay con người tô điểm thêm từ lâu đời bằng những công trình văn hóa, nghệ thuật tuyệt vời.
Trong đời sống của người Việt Nam tự bao đời, chiếc nón lá đã là người bạn thủy chung, gần gũi, gắn liền với sinh hoạt hằng ngày. Chiếc nón che nắng che mưa cho người nông dân lúc vất vả cấy cày trên đồng ruộng hay khi đi dưới trời nắng gắt.
Hoa hồng gần gũi và thân thuộc với mỗi chúng ta. Nó có một vẻ đẹp riêng dịu dàng và quyến rũ. Tuy có một chút kiêu kì quý phái nhưng nhìn chung hoa hồng chiếm được cảm tình của hầu hết mọi người.
Hoa đào là hình ảnh quen thuộc của người dân Việt Nam mỗi độ xuân về. Bản thân hoa đào là thứ hoa ngày Tết, cùng với hoa cúc, hoa mai có ý nghĩa văn hóa lớn.
Trong thiên nhiên, hoa nào cũng đẹp, cũng đáng yêu nhưng mỗi loài hoa đều có một sắc thái riêng, một dáng vẻ riêng, gợi lên những cảm xúc thẩm mỹ khác nhau, trong đó mai vàng là hoa thân thiết nhất của phương Nam.
Người xưa coi cúc là một trong bốn thứ cây hoa quý được ví như bốn người bạn thân (tứ hữu): tùng, trúc, cúc, mai. Cúc tượng trưng cho tâm hồn thanh cao của những người quân tử muốn xa lánh vòng danh lợi vào luồn ra cúi.
Trồng hoa cây cảnh vốn đã có từ lâu đời, trở thành một nghề truyền thống ở Hà Nội với những làng hoa nổi tiếng như: Nghi Tàm, Quảng Bá, Ngọc Hà, Nhật Tân. Những năm gần đây cùng với sự phát triển kinh tế, văn hóa và trình độ dân trí, nhu cầu sử dụng hoa, cây cảnh trong đời sống hằng ngày càng trở nên phổ biến, chịu tác động của các yếu tố thị trường và nhận thức xã hội.
Đây hồ Gươm, Hồng Hà, hồ Tây... Đây lắng hồn núi sông ngàn năm… Đây Thăng Long, đây Đông Đô, đây Hà Nội, Hà Nội mến yêu... Đó là những lời hát thiết tha ca ngợi thủ đô của đất nước Việt Nam yêu dấu.
Du khách đi bằng đường bộ từ Nam ra Bắc, từ Bắc vào Nam không thể không đi qua Hàm Rồng. Hàm Rồng nằm ở cửa ngõ phía Bắc tỉnh lị Thanh Hóa, là yết hầu của con đường huyết mạch một thời đánh Mĩ, niềm tự hào của cả dân tộc trong một giai đoạn lịch sử oanh liệt.
Chân dung người phụ nữ Việt Nam với tà áo dài và chiếc nón.
Hình ảnh người con gái Việt Nam dịu dàng tha thướt trong chiếc áo dài, với chiếc nón bài thơ e ấp trong tay, nghiêng nghiêng vành nón lá như cố giấu nụ cười, ánh mắt là một hình ảnh duyên dáng, dễ thương và gợi cảm nhất của người con gái Việt Nam.
Làng Gióng vốn là tên gọi nguyên sơ để chỉ một làng Việt cổ nay là khu vực các làng Đổng Viên, Đổng Xuyên, Phù Đổng và cả Phù Dực, thuộc xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, Làng mở hội hàng năm từ ngày mùng 6 đến 12 tháng tư m lịch, chính hội là mùng 9. Hội Gióng là hội lớn nhất và phong phú, nghiêm trang nhất của đất Kinh Bắc xưa.
Chiếc áo dài xuất hiện trong đời sống của người Việt từ lâu đời. Nó mang đậm bản sắc dân tộc và tượng trưng cho vẻ đẹp dịu dàng, duyên dáng của người phụ nữ. Bạn bè quốc tế cũng yêu thích và thán phục vẻ đẹp lạ kì, đầy hấp dẫn của chiếc áo dài Việt Nam.
Theo sử sách, Tết Trung Thu đã có cách đây ít nhất hai ngàn năm. Từ thời cổ xưa, các vị vua chúa có tục lệ tế Mặt Trời vào mùa xuân, tế Mặt Trăng vào mùa thu. Theo Âm lịch, ngày 15 tháng 8 là chính giữa mùa thu được coi là ngày “lành” để làm lễ tế thần Mặt Trăng.
Sự kì lạ của Hạ Long là vô tận. Chính là do tài thông minh của tạo hóa đã biết dùng đúng chất liệu hay nhất cho cuộc sáng tạo của mình: nước. Chính nước làm cho đá sống dậy, làm cho đá vốn bất động và vô tri bỗng trở nên linh hoạt, có thể động đến vô tận và có tri giác, có tâm hồn.
Đà Lạt là lẵng hoa khổng lồ tuyệt đẹp mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Thành phố đã tổ chức Lễ hội sắc hoa Đà Lạt thật tưng bừng vào lúc 20 giờ ngày 18 -12 - 2004, tại vườn hoa thành phố nằm bên bờ hồ Xuân Hương.
Cây gạo của làng An Điện, soi bóng từ bao giờ xuống mặt gương của con sông Đào chẳng ai rõ. Thuở còn nhỏ, đã thấy quán hàng đơn sơ lợp bằng lá mía của bà Tân dựng ngay dưới gốc.
Có loài chim kì lạ, chúng kết đôi và chung thủy cả đời mình trong những hang động trên những hòn đảo ngoài khơi xa. Chúng cùng nhau xây tổ ấm của mình trên vách đá, nơi ánh mặt trời không đến được. Đó là loài chim yến mà tổ của chúng gọi là yến sào thực phẩm quý mà ngày xưa chỉ có các bậc đế vương, quý tộc mới được dùng.
Trong hàng trăm thứ quà quen thuộc của Hà Nội, có lẽ phở là món ăn được nhiều người ưa thích nhất. Từ phố lớn đến ngõ nhỏ, đâu đâu cũng có quán phở. Ở các quán nổi tiếng khách khá đông, đủ mọi lứa tuổi.
Hoa mẫu đơn là một loài hoa đẹp, được người Trung Quốc ưa chuộng và quý trọng. Người ta gọi đó là “nàng tiên trong các loài hoa”. Hoa mẫu đơn là một loại hoa nổi tiếng trong truyền thống văn hóa của Trung Quốc.
Làm bếp ai chẳng biết mấy động tác hết sức quen thuộc như nấu, nướng, xào, hấp, chiên, rán... Riêng ở miền núi, nhất là ở miền núi phía Bắc, còn có thêm động tác là lam. Lam nước, lam chè, lam củ sắn, củ mài, lam cá lam thịt...
Thể thơ lục bát mềm mại, du dương đã đi từ ca dao đến thơ hiện đại. Với âm điệu mượt mà của mình nó trở thành thể loại phù hợp nhất để diễn tả điệu hồn dân tộc hiền hòa, tình cảm thiết tha, sâu lắng.
Mary thân mến!
Mình rất vui khi trở thành một người bạn tốt của bạn, và qua bức thư của bạn, mình có thể hình dung về một đất nước tươi đẹp với mùa đông tuyết phủ trắng trên các mái nhà và trên đường phố.
Lời Bác Hồ dạy đã được bao thế hệ học sinh ghi nhớ và cố gắng thực hiện. Bác đã chỉ rõ cho lớp trẻ thấy rằng, việc học tập của học sinh hôm nay sẽ quyết định tương lai đất nước ngày mai. Vì thế, học sinh phải học tập tốt để làm vẻ vang cho đất nước.
Trong những áng văn nghị luận trung đại, Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn có một vị trí quan trọng. Nó là áng văn khởi đầu cho nền văn học thời Lí - Trần. Hơn nữa, nó lại là áng văn đầu tiên thể hiện khát vọng về một đất nước độc lập, thống nhất, hùng cường và khí phách của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.
Cả Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ đều là những sách lược có tính chất quyết định đến vận số của quốc gia. Nó vừa là tâm huyết vừa là tài năng kiệt xuất của hai vị anh hùng.
Hịch tướng sĩ là tác phẩm lớn nhất, hùng tráng nhất biểu hiện tinh thần yêu nước của văn học đời Trần. Qua bài hịch, ta càng thêm ngưỡng mộ và biết ơn vị anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn. Hịch tướng sĩ còn có tác dụng to lớn, sâu sắc, bồi dưỡng lòng yêu nước, khí phách anh hùng, tinh thần tự lập tự cường cho thế hệ trẻ Việt Nam.
Hịch tướng sĩ là một tác phẩm chính luận mẫu mực. Lời văn đơn giản nhưng sắc bén, đặc biệt nó có khả năng tác động rất cao. Chính vì thế mà không có gì quá đáng khi có người nhận xét: đọc Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, người ta thấy bứt rứt vô cùng, lúc nào cũng chỉ muốn hành động, hành động và hành động.
Hịch tướng sĩ là bài ca yêu nước và niềm tự hào dân tộc. Nó là áng văn chính luận hùng hồn đanh thép, sục sôi nhiệt huyết, tràn đầy khí thế quyết chiến quyết thắng mang sức mạnh của muôn vạn hùng binh.
Tâm hồn tình cảm của Nguyễn Trãi không bút nào tả xiết, nó cao tựa núi Thái Sơn, rộng như biển Thái Bình. Ông như một tinh hoa của trời đất, là tấm gương soi sáng cho bao thế hệ.
“Chiếu dời đô”, “Hịch tướng sĩ" và “Bình Ngô đại cáo” ra đời trong ba thời kì khác nhau, từ thuở đất nước mới xây nền thái bình thịnh trị cho đến những giai đoạn đầy cam go thử thách chống giặc ngoại xâm.
Thơ văn yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX đã khắc họa thành công nhiều hình tượng nhân vật anh hùng mà bài thơ Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông là một trong những tác phẩm tiêu biểu. Bài thơ đã đem đến cho chúng ta một cảm nhận đẹp về nhà chiến sĩ yêu nước Phan Bội Châu.
Đập đá ở Côn Lôn là bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật rất đặc sắc và độc đáo. Ngôn từ hàm súc. Nhà thơ đã kết hợp giữa tả thực và tượng trưng, sử dụng biện pháp ẩn dụ và nghệ thuật khoa trương, tác giả đã tạo nên những vần thơ đẹp bày tỏ một tư thế ngang tàng, một khí phách hiên ngang, một tấm lòng son sắt thủy chung với nước, với dân, với sự nghiệp cách mạng của người chiến sĩ vĩ đại.
Bài thơ Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh là bản hùng ca lẫm liệt về khí phách người anh hùng cách mạng Việt Nam trong những năm đầu thế kỉ XX: vừa ngang tàng, ngạo nghễ; vừa uy nghi, dũng mãnh; vừa kiên cường bất khuất; vừa sắt son ý chí.
“Bản án chế độ thực dân Pháp” là một trong những tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Ái Quốc được viết bằng tiếng Pháp những năm Người hoạt động cách mạng trên đất nước này.
Nhớ rừng là bài thơ kiệt tác của Thế Lữ, nhà thơ tiên phong của phong trào Thơ mới (1932 - 1941). Với nhạc điệu du dương, với cảnh sắc thiên nhiên tráng lệ, đặc biệt với hình tượng con hổ, bài thơ Nhớ rừng đã chinh phục mỗi chúng ta, đã chiếm lĩnh nơi sâu kín nhất cõi tâm hồn bao người trong hơn nửa thế kỉ qua.
Thế Lữ (1907 - 1989) là bút danh của Nguyễn Thứ Lễ. Ông vừa làm thơ, viết truyện, viết kịch, vừa làm đạo diễn. Ông nguyên là, Chủ tịch Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam. Phương diện nào ông cũng có thành tựu xuất sắc.
Bài thơ với giọng kể, câu chữ, hình ảnh không tân kì trong khi thơ mới đang phá tung cái lề luật của thơ cũ, phá vỡ những khuôn khổ ngàn năm không di dịch nhưng Ông đồ vẫn được coi là kiệt tác, bởi đó là nét thăng hoa đẹp của hồn thơ Vũ Đình Liên, kết tinh từ lòng thương người và tình hoài cổ.
Vũ Đình Liên viết không nhiều, ông thuộc kiểu nhà thơ mà sáng tác “quý hồ tinh bất quý hồ đa” (trọng ở chất lượng mà không trọng ở cái sự nhiều). Trong cuộc đời sáng tác của ông, Ông đồ là thi phẩm tiêu biểu nhất. Bài thơ ra đời đã đặt ông vào một vị trí xứng đáng trong làng Thơ mới Việt Nam.
Bài thơ Ông đồ chứa chan tinh thần nhân đạo. “Theo đuổi nghề văn mà làm được một bài thơ như thế cũng đủ. Nghĩa là đủ lưu danh với người đời” (Hoài Thanh). Đó là những lời tốt đẹp nhất, trân trọng nhất mà tác giả Thi nhân Việt Nam đã dành cho Vũ Đình Liên và bài thơ kiệt tác Ông đồ.
Bạn đọc ít biết đến các bài thơ khác của Vũ Đình Liên. Nói đến Vũ Đình Liên người ta chỉ nghĩ đến ông Đồ. Đó là một thành công đột xuất của nhà thơ này và là một trong số những bài đại diện cho giai đoạn thơ ca 1930 - 1945. Ông đồ chỉ có 20 câu, mà đã in đủ bóng dáng một thời tàn và nỗi lòng ân hận của lớp người đương đại.
Bài thơ Muốn làm thằng Cuội là một bài thơ hay, độc đáo cả về nội dung, ý tưởng và nghệ thuật. Nó tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật tài hoa của nhà thơ.
Muốn làm thằng Cuội quả thực là sản phẩm của một tư duy độc đáo. Ý thơ giàu sức tưởng tượng, vừa phong phú lại diệu kì. Giọng thơ nhẹ nhàng và thanh thoát. Đặc biệt chất trữ tình thấm đượm và lan tỏa làm toát lên trọn vẹn cái khát khao sống thanh sạch và cái thiên lương trong sáng ngay giữa biển đời nhơ nhuốc của nhà thơ.
Bối cảnh của câu chuyện Tắt Đèn diễn ra trong một không gian chật hẹp của một ngôi làng nông thôn Bắc Bộ Việt Nam trong mùa sưu thuế. Bằng ngòi bút sắc sảo của mình, Ngô Tất Tố đã lột trần và phơi bày trước mắt chúng ta bản chất tàn bạo của giai cấp thống trị, qua đó phản ánh số phận bi thảm của người nông dân.
Tắt đèn là một cuốn tiểu thuyết chỉ có vài trăm trang. Một dung lượng không nhiều nhưng vừa đủ để Ngô Tất Tố khái quát được xã hội nông thôn Việt Nam đương thời một cách tập trung, điển hình nhất.
Đoạn trích Tức nước vỡ bờ giàu tính hiện thực và mang ý nghĩa đấu tranh sâu sắc. Nó là một bản cáo trạng đanh thép lột trần bộ mặt của bọn thống trị ở nông thôn.
Đoạn trích Con có thương thầy thương u thuộc chương X và chương XI, thuật lại cảnh chị Dậu về nhà nói cho cái Tí biết việc nó đã bị bán cho nhà “cụ Nghị”. Đây là đoạn văn miêu tả diễn biến tâm trạng của cái Tí trước và sau khi biết tin dữ, đồng thời là những giây phút đau đớn vô hạn của người mẹ khốn khó.
Nhân vật chị Dậu trong tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố là hình tượng điển hình bất hủ của văn học Việt Nam, là hình ảnh tuyệt đẹp về người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám, với những phẩm chất cao đẹp.
Nam Cao là nhà văn xuất sắc của nền văn học hiện thực trước cách mạng tháng Tám, là bậc thầy của truyện ngắn Việt Nam. Hình ảnh nông thôn đồng quê chiêm trũng xuất hiện thường xuyên trong tác phẩm của ông. Cũng như Kim Lân, Ngô Tất Tố, Nam Cao viết nhiều về nạn đói, về những con người bần cùng hóa trong xã hội. Tác phẩm của ông mang đậm tính nhân đạo sâu sắc và một trong những tác phẩm đó là truyện ngắn Lão Hạc.
Vợ lão Hạc chết sớm. Con lão lại phẫn chí mà bỏ đi đồn điền cao su. Lão chỉ còn có cậu Vàng. Lão quý con chó như một người đàn bà hiếm hoi quý đứa con cầu tự. Nhưng rồi hoàn cảnh buộc lão phải bán cậu Vàng. Con chó mất đi, người nông dân khổ sở bất hạnh tột cùng kia đã đau đớn và day dứt chẳng khác nào mất đi một phần cơ thể của chính mình.
Không có con chó Vàng có lẽ truyện Lão Hạc không thể nào sâu lắng và cảm động đến thế. Dùng con vật như một đối sánh để khắc họa chân dung con người không còn là một thủ pháp nghệ thuật xa lạ nữa. Trở đi trở lại trong nhiều tác phẩm của Nam Cao, con chó đã thực sự là một tình tiết nghệ thuật đắt giá.
Tắt đèn và Lão Hạc là hai tác phẩm được xếp vào hàng tiêu biểu nhất của dòng văn học hiện thực Việt Nam thời kì tiền khởi nghĩa. Cùng viết về một đề tài, hai tác phẩm thực sự đã trở thành những khám phá có tính quy luật về cuộc đời và tính cách của những người nông dân trong “thời kì đen tối”.
“Tôi đi học” của Thanh Tịnh là một truyện ngắn xuất sắc đã thể hiện một cách xúc động tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi”, chú bé được mẹ đưa đến trường vào học lớp Năm trong ngày tựu trường.
Có thể nói, tập hồi kí Những ngày thơ ấu là một thành công của Nguyên Hồng. Đặc biệt, ở đoạn trích Trong lòng mẹ, nhà văn đã miêu tả một cách sinh động "những rung động cực điểm của một tâm hồn trẻ dại".
Có nhà nghiên cứu đã nhận định Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng. Có lẽ chính điều này đã giúp cho nhà văn ngay từ khi xuất hiện trên văn đàn vào những năm trước cách mạng tháng Tám đã được bạn đọc yêu quý. Đọc đoạn trích Trong lòng mẹ trích trong hồi kí Những ngày thơ ấu chúng ta được tiếp xúc với những nhân vật phụ nữ và nhi đồng của ông.
“Nhật kí trong tù” được Bác Hồ viết ra một cách vô tình chứ không hề chí thú làm thơ. Tuy nhiên nó vẫn là một chùm hoa quý trong nền văn học Việt Nam và bài thơ “Đi đường” là một trong những bông hoa đẹp đẽ ấy.
Nhật kí trong tù là tập thơ chữ Hán đặc sắc của Bác Hồ, có được theo cách nói của Đặng Thai Mai là do sự “lỡ tay đánh rơi vào nền văn học một cách vô tình”. Quả thực như vậy, Bác Hồ viết Nhật kí trong tù để “ngẫm ngợi cho khuây” trong những ngày bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giam cầm chứ không chí thú làm thi sĩ. Vậy nhưng những vần thơ vừa giàu màu sắc cổ điển vừa thấm đẫm tinh thần thời đại của Người vẫn thực sự là một chùm hoa quý. Bài thơ “Đi đường” là một trong những bông hoa tuyệt đẹp ấy.
Những bài thơ của Hồ Chí Minh luôn thấm đẫm tinh thần lạc quan cách mạng và thể hiện một phong thái ung dung tự tại của nhân vật trữ tình dẫu cho con đường cách mạng mà Người dấn thân luôn là chông gai chồng chất. Tức cảnh Pác Bó là một trong những bài thơ như thế.
Năm 1942, trong thời gian bị bắt giam ở Trung Quốc, Bác Hồ đã viết Nhật ký trong tù. Ngắm trăng là một trong những bài thơ hay của Bác trong tập nhật ký và cũng là một bài thơ hay Bác viết về trăng.
Nhật ký trong tù là viên ngọc quý giá trong kho tàng văn học Việt Nam, là tập thơ chữ Hán gồm 133 bài, phần lớn là thơ tứ tuyệt được ra đời trong thời kì Bác bị bọn Tưởng Giới Thạch bắt giam ở Quảng Tây, Trung Quốc.
Bài thơ Quê hương mang âm hưởng khỏe khoắn, toát lên tình cảm đậm đà, trong sáng của chàng thi sĩ Tế Hanh ở độ hoa niên giữa lúc bầu trời xung quanh lắm chỗ ảm đạm.
Trong những năm gần đây, những diễn đàn về các vấn đề xã hội dành cho lứa tuổi học sinh đã được tổ chức ngày một nhiều hơn. Ở những diễn đàn này, người ta đề cập rất nhiều đến tác hại của các tệ nạn xã hội như hút thuốc, cờ bạc, rượu chè, tiêm chích ma túy...
Chúng ta vẫn hiểu: văn học là nhân học. Điều đó không chỉ có nghĩa nghệ thuật ngôn từ nhằm thể hiện đời sống mọi mặt của con người, từ sinh hoạt vật chất đến thế giới tinh thần. Mà quan trọng hơn, văn chương hướng vào đề cao, bồi đắp lòng “nhân” nơi con người. Văn học và tình thương dường như đã gắn liền với nhau từ khi khởi xướng nghệ thuật ngôn từ.
Tình thương yêu trong văn học có từ lúc văn học mới ra đời, có từ thời ca dao, cổ tích. Và từ đó cho tới hôm nay, nó vẫn là một cảm hứng lớn dẫn đường cho những khát khao sáng tạo của người nghệ sĩ.
Khi còn sống, Bác Hồ kính yêu luôn dành cho thế hệ thanh thiếu niên những tình cảm yêu quý và cả lòng kì vọng lớn lao. Bác từng nói: “Một năm bắt đầu bằng mùa xuân, một thời bắt đầu từ tuổi trẻ, tuổi trẻ là mùa xuân của đất nước”, Quả đúng như vậy, tuổi trẻ với nhiều thế mạnh, có vai trò quyết định đến sự hưng thịnh hay suy vong của một quốc gia, dân tộc. Tuổi trẻ chính là tương lai của tổ quốc.
Nhìn vào thế hệ trẻ người ta có thể thấy được tương lai của một quốc gia. Tuổi trẻ mạnh thì tương lai của đất nước khí phách, hào hùng. Tuổi trẻ yếu ớt thì tương lai của đất nước suy vong. Vậy tại sao chúng ta lại có thể liên tưởng dễ dàng đến thế?
Hồ Chủ tịch đã dạy: Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Câu nói của Bác đã khẳng định phẩm chất cơ bản của con người là tài và đức.
Hoạt động tham quan du lịch giờ đây khá đa dạng. Các em có thể được đến thăm các địa điểm văn hóa lịch sử: khu di tích lịch sử, các bảo tàng, địa điểm văn hóa khảo cổ...
Từ bao đời nay, ông cha ta luôn nêu cao và giữ gìn truyền thống đạo đức của dân tộc. Bao giờ mọi người cũng xử sự với nhau bằng lễ nghĩa, xem lễ nghĩa là bài học hàng đầu đối với con người. Ngay từ lúc còn bé thơ, chúng ta cũng luôn được cha mẹ dạy dỗ và nhắc nhở ta phải thuộc lòng câu tục ngữ: Tiên học lễ hậu học văn.
Con sông Hồng chảy qua quê hương em. Sông chảy giữa những bãi mía màu xanh ngắt. Mặt sông thường đỏ như màu gạch non nên mới mang tên là sông Hồng. Dòng sông đẹp như một dải lụa đào vắt ngang lên tấm áo màu xanh của đồng bằng Bắc Bộ.
Con cò bay lả, bay la..., Con cò bay bổng, bay cao. Những câu ca dao bắt đầu bằng con cò đã đi vào tâm hồn con người Việt Nam từ bao đời nay. Con cò thật là gần gũi thân quen với người nông dân.
Thời thơ ấu!
Mỗi khi nhắc đến ba tiếng ấy, trái tim tôi lại thổn thức. Bao nhiêu kỉ niệm êm đẹp về thời thơ ấu, nhưng chỉ có “rừng thông xanh” là tôi yêu quý nhất. Đã bao lần tôi xao xuyến về cái tên ấy. Ôi! Rừng thông xanh của tôi!
Quê Dũng ở vùng đồi chè, rừng cọ, về đây mới được vài hôm mà Dũng đã quen với tất cả. Ngôi nhà Dũng đến ở dưới chân núi, đối diện với đồi chè. Dũng thường theo chú và anh vào rừng hoặc lên núi kiếm củi.
Anh hai kính nhớ!
Chúng em cũng vừa được đi thăm công trình thủy điện Sông Đà. Qua thư này em muốn gửi tới anh niềm vui của em sau ngày đi tham quan sông Đà thú vị đó. Anh nghe em kể về công trình đó nhé.
Vào một buổi sáng thứ hai đẹp trời, không khí mát mẻ, dễ chịu, ánh nắng ban mai vàng tươi, rực rỡ, chan hòa trải khắp mọi nơi. Tại một con đường đất đỏ như chu sa hiện rõ bãi cát trắng, to, mịn màng, trên đó có nhóm trẻ tinh nghịch khá nổi tiếng trong xóm đang nô đùa, chạy nhảy. Trong khi đó, ở phía lề phải kia, cậu học sinh Hòa gương mặt thông minh, sáng sủa đang lững thững cắp sách đến trường.
Giờ này chắc bạn đang say sưa với những ước mơ lớn: luyện thép ở lò cao hay du hành trong vũ trụ, mang toán học phục vụ con người. Ước mơ đẹp đẽ đó của bạn cũng là ước mơ của tất cả thiếu niên Việt Nam.
“Vua Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái rất đẹp tên là Mị Nương..."
Tôi cầm quyển sách, đứng nghiêm và đọc rõ ràng. Tôi tưởng như mình đang đứng trước lớp trong giờ giảng văn ngày mai. Mới tám giờ tối cả nhà còn thức cả. Bé Minh - đứa em lên bốn của tôi, chốc chốc lại nhảy lên la lớn:
- Anh Phương đọc hay quá!...
Chiếc đồng hồ trên nóc tủ kêu lên những tiếng tích tắc nho nhỏ.
Có những bài thơ chỉ đi thoảng qua trí óc người đọc như một cơn gió. Nhưng cũng có những bài thơ đã neo lại vững chắc trong tâm hồn, trong trí tuệ người đọc, trụ lại mãi với thời gian.
Các sáng tác của Hen-ri thường nhẹ nhàng nhưng toát lên tinh thần nhân đạo cao cả, tình yêu thương người nghèo khổ rất cảm động. Trong số các tác phẩm của mình, truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong lòng người đọc.
Chiếc lá cuối cùng tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của ông - một lối kể chuyện hấp dẫn và khéo léo dựa trên nghệ thuật tạo dựng tình huống bất ngờ và thú vị.
Trong một xã hội nhiễu nhương, đồng tiền ngự trị trên tất cả, con người dường như sống chẳng còn tình người. Nhưng chính trong cuộc sống ấy lại có những con người tuy nghèo khổ mà biết thương yêu nhau, hi sinh vì nhau. Điều đó được nhà văn O Hen-ri phản ảnh lại một cách cảm động trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng.
Đọc truyện Cô bé bán diêm, An-đec-xen như dẫn chúng ta đi theo con đường bán diêm của một bé gái nghèo khổ, bất hạnh, mồ côi mẹ. Đầu trần, chân đất, em lủi thủi bước đi trong đêm giao thừa rét dữ dội, tuyết rơi. Phần cảm động nhất, thấm đẫm tinh thần nhân đạo nhất là khi An-đec-xen nói về những cơn mơ của cô bé.
Cô bé bán diêm là truyện kể về một cô bé nghèo khổ, kiếm sống bằng nghề bán diêm. Trong đêm Giáng sinh, trong lúc mọi người vui vẻ cười đùa, hạnh phúc bên gia đình thì cô bé co ro trong tuyết lạnh, đầu trần, chân đất, bụng đói đang đờ đẫn trong bóng tối.
Đánh nhau với cối xay gió là một cuộc phiêu lưu, một trận đánh kì quặc. Chúng ta thấy Đôn Ki-hô-tê thật nực cười, nhưng cũng đáng yêu, còn Xan-chô Pan-xa tuy có những mặt tốt đáng quý, nhưng cũng còn có nét tính cách chưa tốt, đáng chê.
Đoạn trích Hai cây phong không có một lời đối thoại nào là thực sự. Nó chảy liền mạch như một dòng cảm xúc mà ở đó người kể chuyện tự sự bằng hoài niệm.