ĐỀ 16. Hội Gióng

Làng Gióng vốn là tên gọi nguyên sơ để chỉ một làng Việt cổ nay là khu vực các làng Đổng Viên, Đổng Xuyên, Phù Đổng và cả Phù Dực, thuộc xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, Làng mở hội hàng năm từ ngày mùng 6 đến 12 tháng tư m lịch, chính hội là mùng 9. Hội Gióng là hội lớn nhất và phong phú, nghiêm trang nhất của đất Kinh Bắc xưa.

BÀI THAM KHẢO

Làng Gióng vốn là tên gọi nguyên sơ để chỉ một làng Việt cổ nay là khu vực các làng Đổng Viên, Đổng Xuyên, Phù Đổng và cả Phù Dực, thuộc xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, Làng mở hội hàng năm từ ngày mùng 6 đến 12 tháng tư m lịch, chính hội là mùng 9. Hội Gióng là hội lớn nhất và phong phú, nghiêm trang nhất của đất Kinh Bắc xưa.

Hội Gióng dường như bao quát không gian phân bố của quần thể các di tích về người anh hùng làng Gióng như nơi sinh thành, không gian sống thuở nhỏ, nơi thờ tự sau khi thăng hóa. Hội Gióng còn trình diễn lại chiến tích bất diệt của người anh hùng trong cuộc đọ sức với kẻ thù một cách ngoạn cường và toàn thắng.

Theo tục truyền thì hội lễ Gióng hàng năm được tổ chức với quy mô như chúng ta thấy bắt đầu từ thời vua Lý Thái Tổ (1010 - 1028) (chính vị vua đầu triều đại Lý này đã tạo dựng ngôi đền Gióng và tổ chức hội lễ, cùng lúc dựng lại chùa Kiến Sơ, nằm kề đền Gióng, nơi mà thuở hàn vi ông đã nương nhờ cửa Phật).

Theo quy cách truyền thống, cả 4 làng thuộc tổng Phù Đổng gồm 151 giáp, đều tham dự hội Gióng. Trong đó hai làng Phù Đổng và Phù Dực thay nhau làm hội trưởng, hai làng kia chỉ đóng vai phụ, nhưng 10 giáp trong hai làng trên thay phiên nhau điều hành và gọi là Giáp hội trưởng. Giáp hội trưởng phải cử ra: hiệu cờ: 1 người cầm cờ và múa cờ; hiệu chiêng: 1 người cầm chiêng và múa đánh chiêng; hiệu trống: 1 người cầm trống và múa đánh trống; hiệu trung quân: 1 người chỉ huy đội trung quân của Gióng; hiệu tiểu cổ: 2 người chỉ huy tiên phong. Hiệu cờ tượng trưng cho uy lực của Gióng, vào hội được che 4 lọng, còn các ông hiệu khác là tướng của Gióng, che 2 lọng. Các ông hiệu phải chọn trong số trai đinh, chưa có vợ, từ 12 đến 20 tuổi, nếu hàng giáp không đủ người thì chọn trai định có vợ và tuổi không quá 26. Hai làng kia chỉ cử hai người phục dịch cho hiệu trống và hiệu chiêng với 30 người thám sát và vận lương, có 1 người chỉ huy. Đạo quân của Gióng gọi là Phù giá ngoại, chia làm 6 đạo, gồm 90 trai đinh từ 18-36 tuổi của 4 làng và một xướng xuất điều khiển; còn Phù giá nội là 12 trẻ chọn trong làng Phù Đổng. Quân của Gióng để trần, khố bao đen, giải khố dài quàng chéo qua ngực, vai vòng ra sau lưng rồi thắt lại ở hông, phía có đeo túi đen hình sừng trâu, đầu đội mũ vải đen, thêu kim tuyến, đính mặt gương tròn nhỏ, mái rũ xuống sau gáy.

Tham gia hội Gióng có phường Ải Lao hay phường Tùng Cắc của trẻ em làng Hội Xá. Phường có 20 người gồm: 1 ông trùm, 1 người đánh trống khẩu, 1 người đánh chiêng, 1 người cama cung nỏ (người đi săn theo tục truyền), 1 người cầm câu (người câu cá theo tục truyền), 2 người cầm cờ lau (tượng trưng cho đoàn trẻ chăn trâu đang chơi cờ lau của Hội Xá, theo đoàn quân của Gióng), 1 người múa hổ, hoá trang hình hổ, 12 người còn lại cầm sênh và hát. Phường múa này tập múa hát từ 15 tháng ba đến mùng 6 tháng tư và ở lại chùa Kiến Sơ từ mùng 6 đến 13 tháng tư để phục hội. Các phường viên khi vào hội mặc áo chẽn, chít khăn đen, chân đất, thắt lưng xanh buộc múi bên trái; múa hai điệu: cúng thần và vây bắt hổ và hát 12 bài truyền thống như: Vào đền dâng lễ, Chầu trước điện thần, Chầu trước đền Mẫu, Câu cá, Săn hổ...

Lịch chuẩn bị hội cũng theo nếp truyền thông và chính xác. Khởi đầu từ mùng 1 tháng ba m lịch, khi Giáp hội trưởng nhận sổ lệ rồi phân vai chuẩn bị. Từ mùng 6 tháng ba, các ông hiệu phải trai giới, kiêng kỵ, riêng hiệu cờ phải ăn ngủ riêng tại nhà cầu của đền có người phục dịch riêng. Ngày rằm tháng ba vào đền trình diện thánh, đại diện giáp nhận cờ, trống và chiêng, rồi giao cho các ông hiệu. Cờ lệnh khổ rộng 0,35m chiều dài gấp 9 lần, giữa có chữ lệnh, là cờ của hội cũ; đến đầu tháng Tư, người ta làm cờ mới, chọn ngày để viết chữ lệnh, bao gói kĩ rồi rước từ đền Thượng đến đền Mẫu. Ngày 25 tháng ba làm vệ sinh đến miếu, đường sá và bãi diễn hội. Ngày 5 tháng tư, tổng diễn tập các tiết mục trước cửa đền Thượng, như để trình ông Gióng trước. Phía giặc n trong hội Gióng được tượng trưng bằng những tướng nữ gồm 28 em gái từ 10 - 13 tuổi, mỗi giáp 2 em, trừ giáp hội trưởng, trong đó chọn 1 tướng đốc chánh soái và 1 tướng ngựa phó soái. Các nữ tướng án mặc lộng lẫy, đội mũ thêu hoa, quấn vòng xuyến vàng bạc lấp lánh.

Hội Gióng bắt đầu từ ngày mùng 6 tháng tư m lịch, bằng một lễ rước nước, khoảng 3 giờ chiều hôm đó. Theo truyền thống thì tất cả những người tham dự hội đều có mặt. Đoàn người rước hại chum “thiêng” từ đền Thượng đến đền Mẫu và đặt lên bệ bên bờ giếng, có 80 quân thù giá xếp thành hai hàng hai bên bậc xuống giếng. Người đứng gần mép nước kính cần múc từng gáo nước chuyển lên đổ vào chum qua một lớp vải lọc.

Sáng mùng 7, rước cỗ chay (cơm với cà) từ đền Mẫu về đền Thượng, có múa Ải Lao. Buổi trưa có múa rối nước ở ao trước đền Thượng. Chiều là rước khám đường với ý nghĩa thăm dò đường đến trận địa.

Ngày mùng 8, duyệt lại 28 nữ tướng, chọn tướng nhất, tướng nhì của mỗi giáp.

Ngày mùng 9, chính hội Gióng, tương truyền là ngày Gióng đánh thắng giặc n và về vườn nhà cũ hái cà. Theo kinh nghiệm thì hôm đó buổi sáng trời mưa, buổi trưa trời nắng. Mở đầu hội là cuộc rước cờ từ đền Mẫu đến đền Thượng. Khi đám rước về đến đền Thượng, đốt pháo hoa, đội quân của Gióng biểu diễn hàng ngũ và các động tác quân sự theo nhịp trống chiêng “tùng cheng”.

Tiếp đó phường múa Ải Lao diễn trò săn hổ và vây bắt hổ theo điệu múa hổ. Không khí hội náo nức nhưng trang nghiêm. Tiếp theo, khi có trinh sát về báo giặc n vây đóng ở Đống Đàm, thế là chiêng trống lại nổi lên, đoàn người tiến về Đống Đàm dưới hình thức một đám rước lớn, đoàn quân theo thứ tự: hai tướng tiên phong, áo đỏ quần vàng; 12 em bé cầm roi song (tượng trưng “làng áo đen áo đỏ”); ông hổ; phường Ải Lao; các tướng của Gióng (hiệu trống, hiệu chiêng, hiệu trung quân); hiệu cờ, ngựa trắng bằng gỗ tượng trưng cho ngựa của Gióng; sau cùng là đoàn quân xếp thành hai hàng dài khi qua đền Mẫu, mọi người dừng chân cúi đầu chào mẹ Gióng. Đến chiến trường, hiệu trống nổi ba hồi to, mọi người im lặng như tưởng nhớ Gióng; hiệu trung quân đốt tràng pháo ra lệnh tiến công, tướng tiên phong đáp lại bằng ba hồi trông con; cờ bệnh bắt đầu mở, tung bay trước gió, trong tiếng chiêng trống và hò reo vang dậy một vùng trời.

Trận chiến đấu chống giặc n bắt đầu bằng điệu múa cờ lệnh. Chấm dứt múa cờ lệnh là lúc quân tướng giặc n tan tác bỏ chạy.

Sau chiến thắng, đám rước lại trở về đền Thượng, hàng tổng mở việc khao quân, nhưng vào giữa bữa tiệc, trinh sát cấp báo quân giặc đang vây ở Sòi Bia nên đoàn quân Gióng tiến về Sòi Bia. Cuộc chiến đấu dũng cảm diễn ra được tượng trưng bằng điệu múa cờ lệnh, theo thức lần múa trước ở Đống Đàm. Khi điệu múa chấm dứt, quân giặc đại bại, tướng giặc bị bắt giải về đền Thượng cùng với chiêng rền vang báo tiệp. Tại đây, hiệu cờ múa chém tướng giặc. Tiếp đó làm lễ dâng thủ cấp giặc cho Gióng. Lễ xong, tiệc khao lại thịnh soạn trong không khí chiến thắng bao trùm hội lễ.

Ngày mùng 10 tháng tư là lễ rước văn, để duyệt quân và kiểm tra vũ khí, đồng thời cử hành lễ tạ ơn Gióng và hội mừng thắng lợi khao quân, lễ thả 26 tướng giặc (vì có 2 vị bị chém), tướng giặc dâng lễ vật lên bàn thờ Gióng và cùng dự tiệc với quân của Gióng.

Ngày 11 tháng tư, lễ rửa hội một hình thức rước nước về đền rửa tự khí và vũ khí, lại múa hát nhộn nhịp.

Ngày 12 tháng tư, rước cắm cờ là cuộc xem lại hai chiến trường, phòng có tên giặc nào sống sót, rồi cắm cờ an toàn. Buổi chiều làm lễ báo tiệp với đất trời và lễ hạ hồi; bốn nghệ nhân xuất sắc của phường Ải Lao múa hát vang bài Lạc thành ca ngợi chiến công to lớn của quân dân đời Hùng Vương.

Các bài học liên quan
Đề 12. Làng hoa Ngọc Hà.
Đề 11. Giới thiệu về hoa cúc.
Đề 10. Mai vàng biểu tượng của mùa xuân.
Đề 9. Cành đào ngày xuân.
Đề 7. Giới thiệu chiếc nón bài thơ xứ Huế.
ĐỀ 6. Thuyết minh về các lễ hội - Hội chùa Hương

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 8 mới cập nhật