Đề: Phân tích đoạn thơ sau đây trong bài Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm. Em ơi buồn làm chi ... Bây giờ tan tác về đâu
Vào một đêm tháng 4-1948, trong khu kháng chiến ở Thái Nguyên, khi nghe giặc Pháp vừa chiếm đóng quê hương, Hoàng cầm đã xúc động làm bài thơ Bên kia sông Đuống. Tác giả đã thuật lại trong một bức thư (ngày 1-8-1991)
- Bài học cùng chủ đề:
- Phân tích 7 câu cuối trong bài thơ “Bên kia sông Đuống” của Hoàng Cầm - Ngữ Văn 12
- Hướng dẫn phân tích Bên kia sông Đuống - Ngữ Văn 12
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
BÀI LÀM
Vào một đêm tháng 4-1948, trong khu kháng chiến ở Thái Nguyên, khi nghe giặc Pháp vừa chiếm đóng quê hương, Hoàng cầm đã xúc động làm bài thơ Bên kia sông Đuống. Tác giả đã thuật lại trong một bức thư (ngày 1-8-1991):
“...riêng tôi cực kì xao xuyến, tâm tư chồng chất những nhớ thương, tiếc nuối, xót xa với cảnh và người nơi quê bị tàn phá, giết hại cùng với một niềm căm giận sâu lắng. Quá 12 giờ đêm, tôi thắp đèn dầu sớ ngồi viết. Viết một mạch, có lúc cảm xúc trào lên mạnh, chỉ sợ viết không kịp với cảm xúc (...) Đến khi thấy hình như trong người, các nỗi niềm đau đớn, nhớ tiếc, xót xa ấy đã được giải tỏa, (... ) rồi thở dài nhẹ nhõm, nước mắt rưng rưng suốt mấy tiếng đồng hồ cũng như không còn ướt trong nữa, tôi đặt bút thì đã nghe tiếng gà gáy sắp sáng...”.
Mở đầu bài thơ, hình ảnh quê hương sông Đuống thanh bình và hình ảnh quê hương sông Đuống dưới gót giày xâm lược của thực dân Pháp được thể hiện trong đoạn thơ:
Em ơi buồn làm chi,
Anh đưa em về sông Đuống
Ngày xưa cát trắng phẳng lì
Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng trong kháng chiến trường kì
Xanh xanh bãi mía bờ dâu
Ngô khoai biêng biếc
Đứng bên này sông sao nhớ tiếc
Sao xót xa như rụng bàn tay
Bên kia sông Đuống
Quê hương ta lúa nếp thơm nồng
Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp
Quê hương ta từ ngày khủng khiếp
Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn
Ruộng ta khô
Nhà ta cháy
Chó ngộ một đàn
Lưỡi dài lê sắc màu
Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang
Mẹ con đàn lợn âm dương
Chia lìa trăm ngả
Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã
Bây giờ tan tác về đâu.
Trước tiên hình ảnh quê hương tươi đẹp, đầy mến yêu trải dài qua những dòng thơ:
Em ơi buồn làm chi
Anh đưa em về sông Đuống,
Ngày xưa cát trắng phẳng lì.
Nhà thơ đứng ở bên này là vùng tự do, nhìn sang bờ Nam sông Đuống, vùng quê hương bị giặc chiếm đóng, hồi tưởng ngày thanh bình cũ, mà dòng sông quê hương như một kỉ niệm êm đềm. Hình ảnh con sông Đuống như hiển hiện:
Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì.
Dòng nước sông Đuống lấp lánh trôi nhẹ, nhìn từ xa có dáng nghiêng nghiêng. Kháng chiến trường kì gợi ý niệm thời gian. Hai yếu tố dáng nét và thời gian quyện vào nhau, tạo hình ảnh như có thực, như mơ hồ. Đoạn thơ mang âm hưởng êm đềm dìu dặt, nhà thơ dường như âu yếm gọi tên con sông quê hương với một chút tự hào.
Rồi hình ảnh quê hương. Quê hương hiện lên một màu xanh của bãi mía bờ dâu nương ngô, nương khoai biêng biếc. Màu sắc dịu dàng, tươi mát của cảnh vật tạo cảm giác êm đềm, gây cảm tưởng thanh bình, ấm no và vô cùng thân thiết: Xanh xanh bãi mía bờ dâu Ngô khoai biêng biếc.
Trở về với thực tại, nhà thơ nhận ra quê hương giờ đây đã rơi vào tay giặc. Nỗi đau xé lòng ví như nỗi đau da thịt:
Đứng bên này sông sao nhớ tiếc
Sao xót xa như rụng bàn tay.
Càng đau đớn, xót xa, nhà thơ càng nhớ về những nét đẹp của quê hương rõ ràng hơn bao giờ hết. Quê hương sông Đuống toát lên vẻ đẹp dân gian qua những bức tranh của thôn Đông Hồ vui tươi, hóm hỉnh in trên những tờ giấy điệp trắng óng ánh dưới nắng xuân:
Quê hương ta lúa nếp thơm nồng
Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp.
Hương vị thơm nồng của lúa nếp ẩn dụ tình cảm yêu mến quê hương, nét hoa tươi trong ẩn dụ vẻ sáng bừng của nền văn hóa dân tộc: những nét đẹp của quê hương sông Đuống quả là nguồn mạch tình cảm sâu nặng của nhà thơ.
Bao nhiêu cảm giác trào dâng tự nhiên, nối tiếp, đối lập với hình ảnh quê hương thanh bình ngày trước là cảnh quê hương tan nát bởi gót giày bọn xâm lược. Lũ giặc hung bạo hiện lên như loài thú điên cuồng, khát máu, mà lưỡi của chúng thè ra, phun toàn sắc màu. Chúng giết sạch, cướp sạch, đốt sạch cho đến kiệt cùng thôn xóm:
Chó ngộ một đàn
Lưỡi dài lê sắc máu
Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang.
Hình ảnh giặc cướp nước vẫn là hình ảnh man rợ trong những buổi càn quét cuộc khởi nghĩa Nam Kì mấy năm về trước:
Một toán quỷ rầm rầm rộ rộ,
Mắt mèo hoang, mũi chó, râu dê,
Súng trường nhọn hoắt lưỡi lê,
Khét nồng khí chết, tanh dề máu oan.
(Tố Hữu)
Còn gì đau thương hơn khi bọn giặc đã tràn về,.. Tất cả sẽ thành tro bụi, người người không chốn nương thân. Chúng hung hăng tàn phá, đất ruộng khô nẻ, nhà cửa bị thiêu hủy:
Quê hương ta từ ngày khủng khiếp
Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn
Ruộng ta khô
Nhà ta cháy
Những dòng thơ đứt đoạn như nỗi đau đứt ruột của nhà thơ. Bây giờ tan tác về đâu như một lời than thở xót xa đến não lòng. Quê hương tươi đẹp, ấm no trong những ngày thanh bình này thật không còn nữa!
Bằng ngôn ngữ giàu hình ảnh, tự nhiên mà gợi tả, đoạn thơ cho thấy tình quê hương tha thiết của nhà thơ thể hiện qua tình cảm mến yêu dòng sông hiền hòa và đất quê: màu mỡ, lòng yêu mến và tự hào về những nét đẹp văn hóa dân gian truyền thống. Sự tàn phá khủng khiếp của quân giặc đã gieo bao nhiêu tang tóc đau thương cho quê hương, làm cho nhà thơ căm hận:
Đã có đất này chép tội
Chúng ta không biết nguôi hờn
Mỗi người đọc Bên kia sông Đuống sẽ liên tưởng về vùng quê hương của chính mình thời thơ ấu - cảnh thanh bình hay trong chiến tranh lửa đạn - mà hồi tưởng, nhớ thương. Đó có thể là một yếu tố tạo nên giá trị nội dung của bài thơ.
- Tuần 1 sgk ngữ văn lớp 12
- Tuần 2 sgk ngữ văn 12
- Tuần 3 sgk ngữ văn 12
- Tuần 4 sgk ngữ văn 12
- Tuần 5 sgk ngữ văn 12
- Tuần 6 sgk ngữ văn 12
- Tuần 7 sgk ngữ văn 12
- Tuần 8 sgk ngữ văn 12
- Tuần 9 sgk ngữ văn 12
- Tuần 10 sgk ngữ văn 12
- Tuần 11 sgk ngữ văn 12
- Tuần 12 sgk ngữ văn 12
- Tuần 13 sgk ngữ văn 12
- Tuần 14 sgk ngữ văn 12
- Tuần 15 sgk ngữ văn 12
- Tuần 16 sgk ngữ văn 12
- Tuần 17 sgk ngữ văn 12
- Tuần 18 sgk ngữ văn 12
- Tuần 19 sgk ngữ văn 12
- Tuần 20 sgk ngữ văn 12
- Tuần 21 sgk ngữ văn 12
- Tuần 22 sgk ngữ văn 12
- Tuần 23 sgk ngữ văn 12
- Tuần 24 sgk ngữ văn 12
- Tuần 25 sgk ngữ văn 12
- Tuần 26 sgk ngữ văn 12
- Tuần 27 sgk ngữ văn 12
- Tuần 28 sgk ngữ văn 12
- Tuần 29 sgk ngữ văn 12
- Tuần 30 sgk ngữ văn 12
- Tuần 31 sgk ngữ văn 12
- Tuần 32 sgk ngữ văn 12
- Tuần 33 sgk ngữ văn 12
- Tuần 34 sgk ngữ văn 12
- Tuần 35 sgk ngữ văn 12