Đề: Bằng một số lược đoạn truyện ngắn Một người Hà Nội của nhà văn Nguyễn Khải, anh (chị) đã cảm nhận gì về vẻ đẹp trong chiều sâu tâm hồn, tính cách con người Việt Nam qua bao biến động, thăng trầm của đất nước?

Nhan đề tác phẩm Một người Hà Nội hàm chứa hứng thú khám phá của tác giả về tính cách, lối sống người Hà Nội. Cũng là công dân Việt Nam nhưng người Hà Nội là người của mảnh đất đặc biệt - đất kinh kì - nên nhất định họ phải có những nét riêng. Tên tác phẩm gợi một biểu tượng về Hà Nội.

BÀI LÀM

Nhan đề tác phẩm Một người Hà Nội hàm chứa hứng thú khám phá của tác giả về tính cách, lối sống người Hà Nội. Cũng là công dân Việt Nam nhưng người Hà Nội là người của mảnh đất đặc biệt - đất kinh kì - nên nhất định họ phải có những nét riêng. Tên tác phẩm gợi một biểu tượng về Hà Nội. Điều này có tác dụng kích thích sự tò mò, sự hứng thú ở người đọc.

Cách sống của nhân vật bà Hiền nhìn chung rất độc đáo có điều sự độc đáo đã đạt đến sự giản dị, hợp tự nhiên là sản phẩm của một ý thức văn hóa chứ không phải cái độc đáo có ý để diễn, để khoe biểu hiện qua cách lựa chọn hôn nhân cách dạy con, cách tổ chức cuộc sống gia đình, cách giao tiếp và ứng xử với những biến thiên của thời thế. Đó là sống đẹp; có chiều sâu văn hóa và trải nghiệm, chiêm nghiệm; có nguyên tắc nhưng không cứng nhắc mà biết dung hòa.

Nhân vật bà Hiền luôn ý thức về tư cách người Hà Nội. Người Hà Nội là người dân Thủ đô, mảnh đất ngàn năm văn hiến, nơi gắn kết, hội tụ những tinh hoa văn hóa của cả nước, là đại diện xứng đáng cho cả nước. Đà Hiền nhắc con cháu: “Chúng mày là người Hà Nội thì cách đi đứng, nói năng phải có chuẩn, không được sống tùy tiện, buông tuồng”. Cách sống của bà toát lên cái kĩ lưỡng, tinh tế, khôn ngoan và sang trọng.

Bà Hiền luôn đề cao lòng tự trọng, coi đó là nguyên tắc hành xử cao nhất của con người. Ở bà Hiền, lòng tự trọng gắn liền với ý thức trách nhiệm của một công dân yêu nước, một bản lĩnh cá nhân mạnh mẽ có khả năng vượt lên trên cái nhất thời, các thói thường để đạt đến cái vững bền theo niềm tin riêng của chính mình.

Bên cạnh đó bà Hiền còn là một người yêu và tự hào về Hà Nội, thiết tha với việc nuôi dưỡng, bảo tồn và phát huy những nét văn hóa Hà Nội trong cuộc sống hiện đại hôm nay.

Truyện đã thể hiện một số nét đặc sắc trong nghệ thuật trần thuật của nhà văn Nguyễn Khải: Kể bằng quan sát, phân tích và bình luận. Đọc tác phẩm có cảm giác tác giả đang nghĩ về câu chuyện.

Yếu tố tự truyện rất đậm trong “cái tôi” tác giả, tăng cảm giác tin cậy cho câu chuyện.

Ngôn ngữ sắc sảo, giàu tính trí tuệ, uyên bác, giọng văn linh hoạt, lúc trầm lắng chiêm nghiệm, khi hóm hỉnh, lúc sôi nổi nhiệt hứng đối thoại.

Bằng ngòi bút nghệ thuật tài hoa ấy, tác giả đã làm nổi bật nét đẹp riêng của đất kinh kì - Hà Nội. Cảnh sắc và con người nơi đây đã thể hiện nét đẹp đó.

Có những cảnh đặc trưng cho Hà Nội như những ngày sắp Tết (trời rét, mưa rây lả lướt), cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn, khung cảnh phòng khách nhà bà Hiền. Vẻ cổ kính, trang nhã và tiết trời se lạnh có mưa bụi là nét riêng của không gian Hà Nội.

Người Hà Nội là người có ý thức tự trọng, sống có bản lĩnh, khôn ngoan nhờ hiểu biết và coi trọng các giá trị văn hóa. Lối sống của người Hà Nội tinh tế lịch lãm, sang trọng (cách bày trí phòng khách nhà bà Hiền, cách bà Hiền uốn nắn nết ăn uống, chào hỏi cho các con, hình ảnh bà già tóc bạc đang lau chùi chiếc bát cổ dùng cắm hoa thủy tiên, những suy ngẫm của bà về quy luật vận hành trong tự nhiên,...).

Vì thế, lời bình luận của nhà văn Nguyễn Khải cũng gợi cho người đọc nhiều cảm xúc cao đẹp: “... Cô đã yếu nhiều, đã già hẳn, ngoài bảy mươi rồi còn gì, nhưng cô vẫn là người của hôm nay, một người Hà Nội của hôm nay, thuần túy Hà Nội, không pha trộn".

Cảm xúc ấy được bắt nguồn từ cách nhìn, cách nghĩ của nhà văn nhằm:

Khẳng định sức sống bền vững của các giá trị văn hóa mang nét đẹp “Hà Nội và niềm thiết tha gìn giữ chúng cho hôm nay và ngày mai. Và từ đó thể hiện - niềm cảm phục, say mê của tác giả trước một bản lĩnh văn hóa. Biết thích ứng với thế hệ nhưng luôn bảo vệ tín niệm riêng, “không pha trộn” như thế cũng có thể hiểu là tác giả chống lại mọi sự pha tạp, lai căng. Lời bình luận cho thấy khá rõ “cái tôi” tác giả.

Chi tiết cây cổ thụ cũng là một chi tiết nghệ thuật quan trọng trong tác phẩm! Một người Hà Nội của Nguyễn Khải:

Cây si này mọc ở đền Ngọc Sơn, nó biểu tượng cho nét cổ kính, linh thiêng của Hà Nội.

Cây si cổ thụ cũng có thể bị bão đánh đổ. Đó là quy luật khắc nghiệt của tự nhiên. Đồng thời đó cũng là quy luật của sự vận động xã hội: Hà Nội đã trải qua bao biến cố dữ dội trong suốt trường kì lịch sử. Cây si dù bị bật một phần bộ rễ vẫn hồi sinh, lại trổ cành xanh là nhờ ý thức bảo vệ của con người. Sức sống của Hà Nội cũng vậy.

Dùng hình ảnh cây si, tác giả làm nổi rõ mạch triết luận của tác phẩm, thiên địa tuần hoàn, tạo vật biến đổi khó lường nhưng Hà Nội thời nào cũng đẹp vẻ đẹp riêng với những “người Hà Nội” chân chính như bà Hiền.

Đây là một nét đẹp phong cách quen thuộc của Nguyễn Khải: khắc họa hình ảnh không phải chỉ để miêu tả hiện thực mà chủ yếu để triết lí về hiện thực.

Các bài học liên quan
Đề: Phân tích nhân vật ông Tám trong truyện Đất của nhà văn Anh Đức.

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 12 mới cập nhật