Đề: Trình bày cảm nhận về bài thơ Đàn ghi-ta cua Lor-ca của Thanh Thảo

P.G Lor-ca là nhà thơ nổi tiếng của Tây Ban Nha thế kỉ XX. Thơ ông gắn với mạch nguồn văn hóa dân gian. Cuộc đời nghệ sĩ của ông lồng trong cuộc đời chiến suốt đời phụng sự dân tộc mình và bị giết hại bởi bàn tay của bọn phát xít Phăng-cô.

BÀI LÀM

P.G Lor-ca là nhà thơ nổi tiếng của Tây Ban Nha thế kỉ XX. Thơ ông gắn với mạch nguồn văn hóa dân gian. Cuộc đời nghệ sĩ của ông lồng trong cuộc đời chiến suốt đời phụng sự dân tộc mình và bị giết hại bởi bàn tay của bọn phát xít Phăng-cô.

Trong nấm mồ vô danh nào đó, nhưng hình ảnh của ông vẫn bất tử trong lòng nhân dân Tây Ban Nha. Đặc biệt, người ta còn nhớ đến ông qua câu thơ nổi tiếng trong bài Ghi nhớ: Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn...

Lấy cảm hứng từ hình tượng con người có nhân cách cao đẹp, người vẫn được xem là một nghệ sĩ dù bị ám ảnh về cái chết nhưng vẫn hát lên bằng thơ về sức sống mãnh liệt của dân tộc mình. Bởi thế, khi viết bài thơ này, Thanh Thảo vì lòng ngưỡng mộ nên sáng tạo trên cơ sở của ý thức khai sâu hình tượng Lor-ca - người nghệ sĩ lang thang Thanh Thảo đã rất chú ý đến vấn đề nhạc tính cho bài thơ của anh.

- Thanh Thảo thể hiện hình thức bài thơ qua kiểu câu “trường - đoản cú” tạo sự thay đổi liên tục về nhịp điệu. Chính điều đó góp một phần tạo nên nhạc tính cho bài thơ.

- Những mô phỏng âm thanh li-la li-la li-la của đàn ghi ta tạo nên - nhạc tính! vui tai như bộc lộ sự đồng cảm sâu sắc với người nghệ sĩ "lang thang" Lor-ca.

- Âm hưởng bài thơ giàu nhạc tính và hình thức tổ chức văn bản cũng có dáng dấp như vậy.

- Tác giả sử dụng nhiều từ láy, điệp từ lại bố cục trong những câu thơ dài ngắn đầy ngẫu hứng cũng đã tạo nên tiết tấu giàu tính nhạc.

Thanh Thảo cố gắng tạo cho bài thơ nhiều tính nhạc như thế, như là làm tiền đề cho điệu hồn của mình dễ tuôn chảy vào thế giới tâm hồn và đời sống của Lor-ca trong khát vọng đồng cảm lớn lao với hình tượng mà mình ngưỡng mộ.

Hình tượng Lor-ca được Thanh Thảo khắc họa trên cái nền của dân tộc Tây Ban Nha bằng những nét đặc trưng. Chỉ cần nghe câu thơ “Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt”, người đọc sẽ liên tưởng và hình dung ngay đến những chàng dũng sĩ đấu bò tót với tấm “áo choàng đỏ” như những chiến binh đầy quả cảm và hào hoa cùng văn hóa du mục châu u nói chung và Tây Ban Nha nói riêng qua bóng dáng của cô Di-gan. Qua câu thơ ấy, ta thấy tác giả đã dành sự trân trọng của mình đối với một nét văn hóa của Tây Ban Nha - quê hương đã nuôi dưỡng tâm hồn người nghệ sĩ chiến sĩ Lor-ca.

Những không gian văn hóa đậm đà bản sắc Tây Ban Nha cũng được Thanh Thảo khéo léo nhắc đến như để gợi nhớ đến Lor-ca trong lòng mình. Hàng loạt các hình ảnh “vầng trăng”, “yên ngựa” và đặc biệt là “cô gái Di-gan” kết hợp với sự mô phỏng nốt nhạc “li-la” làm ta liên tưởng đến loài hoa “tử đinh hương” ngào ngạt mà Tây Ban Nha gọi nó là hoa “li-la”.

Tái dựng những đặc trưng văn hóa Tây Ban Nha, Thanh Thảo và trên cái nền văn hóa ấy; người đọc nhận ra hình tượng Lor-ca là một kị sĩ “Lang thang về miền đơn độc”; một nghệ sĩ đắm say với với nền văn hóa dân gian của dân tộc mình và “nghêu ngao hát” trên yên ngựa “mỏi mòn” cùng với “vầng trăng chếnh choáng”. Để rồi cùng “tiếng đàn bọt nước” chàng kị sĩ “đơn độc” và nghệ sĩ “lang thang” cùng giai điệu “li-la li-la li-la”diệu vợi.

Đoạn thơ giàu hình ảnh và là những hình ảnh đẹp vẻ đẹp dân gian, kết hợp với tiết tấu trầm lắng và hình ảnh diệu vợi xa xăm gợi buồn, như dự báo một niềm đau của số phận người nghệ sĩ Lor-ca. Thành công của đoạn thơ chính là ở điều đó. Hình tượng Lor-ca hiện lên ở sáu dòng thơ đầu vừa mang tính cách của một nghệ sĩ “lang thang” vừa mang dáng dấp của một chiến sĩ dân tộc. vẻ đẹp của hình tượng này gây ấn tượng một phần nhờ vào tài năng của Thanh Thảo tái dựng được những hình ảnh về không gian đậm màu sắc dân gian Tây Ban Nha ngày ấy.

Khổ tiếp theo của bài thơ nói lên giây phút bi phẫn của cuộc đời Lor-ca. Ta gặp ở đây một sự đối lập đến tê lòng là hình ảnh người nghệ sĩ lang thang với tâm hồn tự do phóng khoáng “hát nghêu ngao” hiền hòa giữa lòng đất mẹ yêu thương Tây Ban Nha, với hình ảnh “áo choàng bê bết bỏ” vì bị thế lực tàn bạo “điệu về bãi bắn” kết liễu một con người, mà suốt đời con người đó sống vì yêu thương, vì Tổ quốc mình. Dáng đi “như người mộng du” đã bộc lộ nỗi ngỡ ngàng rất nghệ sĩ, rất con người nhưng cũng rất ưa chiến sĩ không sống quỳ. Thanh Thảo đã mô tả cái dáng đi ấy thật hay, thật tài và thật cảm thông, ngưỡng mộ và xót xa.

Nhà thơ đã nhân hóa, tiếng đàn ghi ta cũng biết đau, cũng quặn mình và ròng ròng “máu chảy” như thân xác con người. Lor-ca đã ra đi và thành nấm mồ vô danh, nhưng cuộc đời người nghệ sĩ dân tộc vẫn và mãi mãi như khúc ca, như tiếng đàn ghi ta du dương giai điệu quê hương, xứ sở. Người nghệ sĩ chiến sĩ mộng du về cõi chết nhưng tâm hồn, nhân cách vẫn trường tồn với xứ sở Tây Ban Nha, với những chàng dũng hào hoa và dũng mãnh trên lưng con “bò tót” hung hãn. Tiếng đàn ghi ta của Lor-ca không chỉ làm cho ta yêu quý mà bọt nước vô tình kia cũng “vỡ tan” xao động và tiếng đàn vang vọng cho “lá xanh biết mấy”. Lá xanh kia là ẩn dụ cho những thế hệ sau “xanh cành trĩu quả” tình yêu tổ quốc và tình yêu dân tộc mình. Những hình thức nhân hóa ẩn dụ một lần nữa đã bất tử R.G.Lor-ca.

Đúng là âm nhạc đã thành thân phận, tiếng đàn đã thành linh hồn và cả thân thể nữa.

Tóm lại cuộc đời của Lor-ca đẹp như bài thơ trên lưng người du mục và chết cũng bi tráng như một tứ thơ đẹp về tình yêu, về cái đẹp, cái bi, cái cao cả và cả về nỗi đau...

Hai khổ thơ tập trung khắc họa cái chết đầy bi phẫn và oan uổng của một người con của dân tộc Tây Ban nha - Lor-ca. Hai khổ thơ xây dựng trên sự đối lập giữa cái đẹp, cái cao cả và tình yêu thương với cái tàn bạo, xấu xa và đớn hèn; giữa một bên là con người yêu cái đẹp, một bên là thế lực hủy diệt cái đẹp.

Mười ba câu thơ cuối nói lên niềm tin về sự bất tử của tiếng đàn Lor-ca. Tiếng đàn ấy tượng trưng cho nghệ thuật của Lor-ca người ba dòng thơ cuối của bài thơ, Thanh Thảo sử dụng nhiều biện pháp so sánh ẩn dụ và tượng trưng để mô tả và khắc đậm niềm tin này. Tiếng đàn tượng trưng cho tình yêu tự do và cái đẹp mà suốt cuộc đời Lor-ca sống và chết vì nó. “Hãy chôn tôi bên cây đàn” như một tuyên ngôn về lẽ sống và cuộc đời của Lor-ca bên đời sống văn hóa dân gian. Sự gắn bó máu thịt ấy làm nên nhân phẩm Lor-ca và tạo niềm cảm hứng cho Thanh Thảo viết nên bài thơ độc đáo này.

Hình ảnh tuy không lớn lao khi so sánh “tiếng đàn như cỏ mọc hoang”. Vâng, có tuy nhỏ thế nhưng đâu đâu ta cũng thấy cỏ. Cơ tay nhỏ bé, khiêm nhường, nhưng sức sống của nó là bất diệt. Đến khi nhà thơ đã tượng trưng hóa và lãng mạn hóa tiếng đàn của Lor-ca đời sống của Lor-ca như “giọt nước mắt vầng trăng” thật đau thương mà bay bổng, thật gần gũi mà diệu vợi xa vời: “giọt nước mắt vầng trăng long lanh trong đáy giếng” và trở thành một giọt nước khác thường long lanh ánh sáng, có ý nghĩa tượng trưng cho sự bất tử. Nó như khoảng cách giữa trần thế và thiên đàng giữa khổ đau và hạnh phúc giữa cái chết và sự sống giữa sự mong manh mà cụ thể, như giọt nước mắt hóa hình thành từ sự tươi sáng của vầng trăng. Dòng sông là dòng đời, là dòng chảy miên viễn ám ảnh kiếp người Lor-ca đã bơi qua dòng sông ánh sáng - dòng sông trăng huyền diệu của chủ nghĩa dân tộc. Vâng, sự giã từ nhân thế của Ror-ca thật bi thương mà bi hùng. Bất tử có thể cũng chỉ sinh ra từ đó? Lor-ca không chỉ là niềm đau và tự hào của nhân dân Tây Ban Nha, mà còn cảm hóa những con người yêu chuộng cái đẹp, sự tự do và tình yêu Tổ quốc - dân tộc. Thanh Thảo, nhà thơ Việt Nam trưởng thành trong chiến tranh chống Mĩ đã ngưỡng mộ và trân trọng Lor-ca là một ví dụ về sự đồng cảm và ngưỡng mộ ấy.

Trái tim của Lor-ca - trái tim hiện thân của tiếng hát về sức sống mãnh liệt của dân tộc mình: giai điệu và âm thanh tiếng đàn ghi ta li-la li-la li-la kết thúc bài thơ - cứ miên man, cứ du dương và u hoài, ám ảnh những trái tim nhân hậu khi nghĩ về Lor-ca.

Thanh Thảo đã mang đến cho người đọc bài thơ giàu nhạc tính, trong sáng, phóng khoáng và nhiều tu từ ẩn dụ tạo những hình ảnh thơ theo lối kết hợp của thơ tượng trưng tạo sự liên tưởng phong phú, làm ngời sáng về sự bất tử trong việc miêu tả cuộc đời và cái chết oan khuất của người nghệ sĩ chiến sĩ Lor-ca.

Các bài học liên quan
Đề: Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến của Quang Dũng:  Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc... Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 12 mới cập nhật