Đề: Phân tích trích đoạn Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng
Tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn (1985) được Giải thưởng Hội Nhà Việt Nam năm 1986. Truyện phản ánh cuộc sống đất nước vào những năm đầu đổi mới vào nửa cuối thập niên tám mươi của thế kỉ trước.
- Bài học cùng chủ đề:
- Đề: Phân tích cuộc gặp gỡ giữa chị Hoài với cụ Bằng và những người em chồng vào chiều ba mươi Tết trong tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng.
- Soạn bài Mùa lá rụng trong vườn - Ma Văn Kháng - Ngữ Văn 12
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
BÀI LÀM
Tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn (1985) được Giải thưởng Hội Nhà Việt Nam năm 1986. Truyện phản ánh cuộc sống đất nước vào những năm đầu đổi mới vào nửa cuối thập niên tám mươi của thế kỉ trước. Nền kinh tế thị trường đã tác động sâu sắc đến tâm lý, ý thức làm thay đổi quan niệm về các giá trị cuộc sống và thay đổi bao số phận, tính cách, làm rạn nứt bao giá trị văn hóa truyền thống.
Trích đoạn được trích từ chương hai của tiểu thuyết.
Trích đoạn xoay quanh tình huống gặp gd đầy cảm động giữa chị Hoài - cô dâu trưởng của ông Bằng với gia đình chồng sau gần chín năm xa cách trong buổi chiều ba mươi Tết cúng tất niên.
Anh cả Tường là chồng chị Hoài đã hi sinh trong kháng chiến. Chị Hoài đi bước nữa và có cuộc sống riêng. Gia đình không còn sợi dây tình cảm ràng buộc những hình ảnh người dâu trưởng đảm đang hiền thục vẫn còn nguyên vẹn trong trái tim gia đình. Trong giờ phút thiêng liêng của chiều ba mươi cúng rước ông bà về đón Tết, gia đình bỗng nhớ đến người chị dâu thân yêu. Nếu có chị thì gia đình đón Tết sẽ đông vui hơn nhưng chị cũng có gia đình riêng nên đó chỉ là điều mong ước mà thôi.
Thế nhưng thật bất ngờ, cầu được ước thấy, chị Hoài lại xuất hiện đột ngột làm mọi người sững sờ. Rạ mở cổng, sau phút giây ngờ ngợ, Phượng reo lên thông báo cho mọi người trong nhà. Cả nhà hấp tấp kéo ào ra đón chị mà nửa tin nửa ngờ. Mọi người ưu tít, Phượng giành xách tay nải, Lí ôm chầm lấy chị. Mọi người vừa đi vào nhà vừa chuyện trò rôm rả. Những chi hết niềm nở được kể lại tự nhiên, gợi được không khí mừng rỡ, xúc động và tràn đầy tình yêu thương của các thành viên trong gia đình. Không gian ấm cúng của ngôi nhà bỗng tràn ngập niềm vui bất ngờ, đúng như ước mong của người Việt ta trong những ngày Tết.
Cảnh cha chồng và nàng dâu thảo gặp nhau cũng thật xúc động. Nghe tin chị Hoài lên, ông Bằng đang ở trên gác, liền xuống đón. Thấy chị, mắt ông chớp liên hồi, cảm giác như ông sắp khóc còn chị Hoài thì lao về phía ông, quên cả việc bỏ dép. Chị nói như nấc còn giọng ông khê đặc: Hoài đấy ư, con? Cảnh tượng quá xúc động khiến Phượng phải quay mặt đi giấu những giọt lệ ngắn. Chị Hoài gặp lại ông Bằng như gặp lại người cha yêu kính sau bao năm xa cách. Ông Bằng gặp lại chị như gặp một người con gái đi lấy chồng xa mới về. Dù không phải cật ruột nhưng sống có tình thương và đạo nghĩa nên tình cảm yêu quý của cha con không thể phai nhòa bởi thời gian hay ngăn cách bởi không gian. Cuộc gặp gỡ trong nước mắt mừng vui đã ánh lên nét đẹp trong lối sống và quan hệ tình cảm gia đình truyền thống. Trong giọt nước mắt mừng vui có pha nỗi tiếc thương. Tiếc thương chị Hoài từ lâu không còn là thành viên chính thức của gia đình và chị bây giờ thật lam lũ, cực nhọc với gót chân nứt nẻ. Tiếc thương ông Bằng không còn khỏe mạnh như xưa... Nghệ thuật dựng cảnh thật có không khí và tâm lí nhân vật được miêu tả chân thực, tinh tế.
Bàn cỗ đã dọn sẵn, khi hương khói được thắp lên thì ngôi nhà chìm trong không khí linh liêng. Lời khấn của ông Bằng là tấm lòng thành kính luôn hướng về nguồn cội và ghi nhớ công ơn tiên tổ, điều đó cho thấy quá khứ luôn có mạch ngầm nối với hiện tại: Tổ tiên không tách rời con cháu. Tất cả liên kết một mạch bền chặt thủy chung. Giá trị tinh thần ấy là nền tảng bảo vệ đạo đức và những giá trị truyền thống của gia đình. Một mâm cỗ đàng hoàng, những khuôn mặt nghiêm trang, chân thành trước bàn thờ tiên tổ là biểu hiện nếp sống có chiều sâu văn hóa truyền thống của người Việt.
Mặc dù chỉ xuất hiện trong một cảnh nhưng tính cách các nhân vật được khắc họa tương đối rõ nét. Đông dè dặt, trầm tư ít nói. Phượng nhiệt tình sôi nổi, hồn nhiên. Lí trực tính, phô trương. Còn chị Hoài điềm đạm, mực thước.
Đoạn trích thành công trong việc xây dựng tình huống gặp gỡ bất ngờ cảm động tràn đầy niềm vui và phấn khởi. Từ đó, nhà văn cho thấy sự gắn bó giữa các thành viên trong tình gia đình thật ấm áp, hạnh phúc, vẻ đẹp gia đình văn hóa là một giá trị tinh thần, trở thành nền tảng cho thành công và nâng đỡ các thành viên nếu bị vấp ngã trên đường đời.
- Tuần 1 sgk ngữ văn lớp 12
- Tuần 2 sgk ngữ văn 12
- Tuần 3 sgk ngữ văn 12
- Tuần 4 sgk ngữ văn 12
- Tuần 5 sgk ngữ văn 12
- Tuần 6 sgk ngữ văn 12
- Tuần 7 sgk ngữ văn 12
- Tuần 8 sgk ngữ văn 12
- Tuần 9 sgk ngữ văn 12
- Tuần 10 sgk ngữ văn 12
- Tuần 11 sgk ngữ văn 12
- Tuần 12 sgk ngữ văn 12
- Tuần 13 sgk ngữ văn 12
- Tuần 14 sgk ngữ văn 12
- Tuần 15 sgk ngữ văn 12
- Tuần 16 sgk ngữ văn 12
- Tuần 17 sgk ngữ văn 12
- Tuần 18 sgk ngữ văn 12
- Tuần 19 sgk ngữ văn 12
- Tuần 20 sgk ngữ văn 12
- Tuần 21 sgk ngữ văn 12
- Tuần 22 sgk ngữ văn 12
- Tuần 23 sgk ngữ văn 12
- Tuần 24 sgk ngữ văn 12
- Tuần 25 sgk ngữ văn 12
- Tuần 26 sgk ngữ văn 12
- Tuần 27 sgk ngữ văn 12
- Tuần 28 sgk ngữ văn 12
- Tuần 29 sgk ngữ văn 12
- Tuần 30 sgk ngữ văn 12
- Tuần 31 sgk ngữ văn 12
- Tuần 32 sgk ngữ văn 12
- Tuần 33 sgk ngữ văn 12
- Tuần 34 sgk ngữ văn 12
- Tuần 35 sgk ngữ văn 12