Soạn bài Tuyên ngôn độc lập - Ngắn gọn nhất

Soạn Văn lớp 12 ngắn gọn nhất tập 1 bài Tuyên ngôn độc lập. Câu 1. Phân tích bài thơ Chiều tối (Mộ) trong tập Nhật kí trong tù để làm rõ sự hòa hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại của thơ Hồ Chí Minh.

Xem thêm: Soạn bài Tuyên ngôn độc lập - đầy đủ nhất tại đây

Câu 1. Những nét chính về quan điểm  sáng tác văn học nghệ thuật của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

   Văn thơ Hồ Chí Minh là di sản tinh thần vô giá, là một bộ phận gắn bó hữu cơ với sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người. những tác phẩm văn học xuất sắc của Hồ Chí Minh thể hiện chân thật và sâu sắc tư tưởng , tình cảm và tâm hồn cao cả của Người.Tìm hiểu thơ văn Hồ Chí Minh, mỗi chúng ta sẽ tìm thấy những bài học vô cùng cao quý.

Câu 2. Những nét khái quát về di sản văn học của Hồ Chí Minh:

* Văn chính luận

- Tiêu biểu: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925); “Tuyên ngôn Độc lập” (1945); Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946) 

* Truyện và kí

- Tiêu biểu: Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922); Vi hành (1923); Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925); Nhật ký chìm tàu (1931); Vừa đi đường vừa kể chuyện (1963)

* Thơ ca

- Người để lại hơn 250 bài thơ, được in trong 3 tập thơ: Nhật ký trong tù gồm 134 bài; Thơ Hồ Chí Minh gồm 86 bài; Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh gồm 36 bài.

Câu 3. Đặc điểm cơ bản của phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh

- Phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh độc đáo mà đa dạng.

- Văn chính luận của Người thường ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng thuyết phục

- Truyện và kí của Người rất hiện đại, có tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén. Thơ ca tuyên truyền cách mạnh gần gũi với ca dao, giản dị, dễ nhớ.

LUYỆN TẬP

Câu 1. Phân tích bài thơ Chiều tối (Mộ) trong tập Nhật kí trong tù để làm rõ sự hòa hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại của thơ Hồ Chí Minh.

-   Màu sắc cổ điển thể hiện ở các phương diện:

+ Thể thơ: tứ tuyệt Đường luật

+ Hình ảnh: cánh chim, chòm mây (câu 1 và 2) là những hình ảnh quen thuộc trong thơ cổ

+ Thời điểm: chiều tà, hoàng hôn xuống

+ Tâm trạng: bâng khuâng, cô đơn trên con đường xa, nỗi buồn xa xứ. Tất cả các hình ảnh, cảm xúc trên đều mang đậm phong vị cổ điển trong Đường thi.

-   Màu sắc hiện đại thể hiện ở các phương diện sau:

+ Hình tượng trữ tình: con người đầy sức xuân mải mê lao động để cải tạo và xây dựng cuộc sống hạnh phúc cho mình. Con người là trung tâm của bức tranh, vượt lên hoàn cảnh.

+ Âm điệu: ấm áp, sôi nổi, tin tưởng.

+ Hình ảnh: bếp lửa hồng xoá đi tất cả sự âm u, lạnh lẽo (2 câu sau).

+ Tâm trạng tác giả: hào hứng, hướng về sự sống trong tương lai vào ánh sáng.

-   Chỉ ra sự hài hoà hai bút pháp đó hoà hợp với nhau trong bài thơ như thế nào?

Câu 2. Bài học

- Tình thương con người là lớn lao và cao cả, lòng nhân đạo là đức tính cao đẹp nhất của Bác Hồ. Tình cảm này vừa cụ thể, vừa bao la, vừa ở nhận thức vừa ở hành động.

- Thơ Bác là sự kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố: cổ diện và hiện đại. – Một tâm hồn nhảy cảm và dễ rung động trước tạo vật và  ung người.

- “Thân thể ở trong lao, tinh thần ở ngoài lao”

 - “Đại nhân, đại trí, đại dũng”.

Click vào Bài tiếp theo > để xem bài soạn đầy đủ

Các bài học liên quan
Đoạn mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh được viết rất cao tay: ... chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc. Hãy phân tích đế làm sáng tỏ điều đó - Ngữ Văn 12

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 12 mới cập nhật