DẤU NGOẶC ĐƠN VÀ DẤU HAI CHẤM
Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu thêm phần có chức năng chú thích (giải thích, bổ sung, thuyết minh thêm). Dấu hai chấm dùng để đánh dấu phần bổ sung, giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó; đánh dấu lời dẫn trực tiếp hay lời đối thoại.
- Bài học cùng chủ đề:
- Soạn bài Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm trang 134 SGK ngữ văn 8
- Luyện tập Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm trang 135 SGK ngữ văn 8
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
I. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG
1. Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu thêm phần có chức năng chú thích (giải thích, bổ sung, thuyết minh thêm).
2. Dấu hai chấm dùng để đánh dấu phần bổ sung, giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó; đánh dấu lời dẫn trực tiếp hay lời đối thoại.
Trong văn bản hành chính công vụ, dấu hai chấm được dùng như bắt buộc trong trường hợp đặt sau từ Kính gửi.
II. TRẢ LỜI CÂU HỎI PHẦN BÀI HỌC
Phần I: Dấu ngoặc đơn
Câu 1. Dấu ngoặc đơn trong các đoạn trích được dùng:
Đoạn a. Dấu ngoặc đơn dùng để giải thích rõ hơn ngụ ý là những ai (là những người bản xứ).
Đoạn b. Phần trong ngoặc dùng để thuyết minh về loài động vật mà tên gọi của nó là con ba khía.
Đoạn c. Phần trong ngoặc đơn nhằm cung cấp thêm thông tin về năm sinh, năm mất của nhà thơ Lí Bạch và cho người đọc biết Miên Châu thuộc tỉnh Tứ Xuyên.
Câu 2. Nếu bỏ phần trong dấu ngoặc đơn thì không thay đổi ý nghĩa cơ bản của những đoạn trích. Vì khi đặt những phần nội dung đó vào trong ngoặc đơn, người viết có dụng ý đó là phần chú thích, nhằm cung cấp thông tin kèm theo, chứ không thuộc nghĩa cơ bản.
Phần II. Dấu hai chấm
Dấu hai chấm trong những đoạn trích dùng để đánh dấu (báo trước):
Đoạn a. Lời đối thoại của Dế Mèn nói với Dế Choắt và của Dế Choắt nói với Dế Mèn.
Đoạn b. Lời dẫn trực tiếp (Thép Mới dẫn câu nói của người xưa).
Đoạn c. Phần trích dẫn lời nói của người mẹ đối với người con.
III. RÈN KĨ NĂNG GIẢI BÀI TẬP SGK
Bài tập 1: Giải thích công dụng của dấu ngoặc đơn:
Đoạn a. Những dấu ngoặc đơn trong đoạn trích này được dùng đánh dấu phần giải thích nghĩa của các từ Hán - Việt cổ trong câu văn.
Đoạn b. Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần thuyết minh nhằm giúp cho người đọc hiểu rõ trong 2.290m chiều dài của cầu có tính cả phần cầu dẫn.
Đoạn c. Trong đoạn trích này dấu ngoặc đơn thứ nhất được dùng để đánh dấu phần bổ sung thêm. Dấu ngoặc đơn thứ hai được dùng để đánh dấu phần giải thích.
Bài tập 2. Giải thích công dụng của dấu hai chấm:
Đoạn a. Đánh dấu (báo trước) phần giải thích cho ý họ thách nặng quá.
Đoạn b. Đánh dấu (báo trước) lời đối thoại (của Dế Choắt nói với Dế Mèn) và phần thuyết minh nội dung mà Dế Choắt khuyên Dế Mèn.
Đoạn c. Đánh dấu (báo trước) phần thuyết minh cho ý đủ màu là những màu nào.
Bài tập 3. Có thể bỏ dấu hai chấm trong đoạn trích. Dấu hai chấm ở đây có tác dụng làm phần nội dung ở phía sau được nhấn mạnh hơn. Nếu bỏ dấu hai chấm thì phần nghĩa này không được nhấn mạnh nữa.
Bài tập 4.
- Có thể thay hai dấu chấm bằng dấu ngoặc đơn. Khi thay thế như vậy, nghĩa của câu cơ bản không thay đổi, nhưng như thế phần trong dấu ngoặc đơn chỉ có tác dụng kèm thêm chứ không thuộc phần nghĩa cơ bản
của câu như khi phần này đặt sau dấu hai chấm.
- Nếu viết lại “Phong Nha gồm: Động khô và Động nước” thì không thể thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn, vì trong câu này phần câu nằm sau dấu hai chấm không phải là chú thích.
Bài tập 5. Không thể chép dấu ngoặc đơn như vậy, vì dấu ngoặc đơn bao giờ cũng được dùng thành cặp. Lưu ý: Dấu chấm cuối cùng bao giờ cũng được dùng thành cặp. Lưu ý: Dấu chấm cuối cùng bao giờ cũng được đặt sau dấu ngoặc đơn thứ hai. Bài tập này nhằm giúp học sinh có những kiến thức về chính tả của dấu ngoặc đơn.
Bài tập 6. Học sinh tự viết.
- Bài 1 sgk ngữ văn 8
- Bài 2 sgk ngữ văn 8
- Bài 3 sgk ngữ văn 8
- Bài 4 sgk ngữ văn 8
- Bài 5 sgk ngữ văn 8
- Bài 6 sgk ngữ văn 8
- Bài 7 sgk ngữ văn 8
- Bài 8 sgk ngữ văn 8
- Bài 9 sgk ngữ văn 8
- Bài 10 sgk ngữ văn 8
- Bài 11 sgk ngữ văn 8
- Bài 12 sgk ngữ văn 8
- Bài 13 sgk ngữ văn 8
- Bài 14 sgk ngữ văn 8
- Bài 15 sgk ngữ văn 8
- Bài 16 sgk ngữ văn 8
- Bài 17 sgk ngữ văn 8
- Bài 18 sgk ngữ văn 8
- Bài 19 sgk ngữ văn 8
- Bài 20 sgk ngữ văn 8
- Bài 21 sgk ngữ văn 8
- Bài 22 sgk ngữ văn 8
- Bài 23 sgk ngữ văn 8
- Bài 24 sgk ngữ văn 8
- Bài 25 sgk ngữ văn 8
- Bài 26 sgk ngữ văn 8
- Bài 27 sgk ngữ văn 8
- Bài 28 sgk ngữ văn 8
- Bài 29 sgk ngữ văn 8
- Bài 30 sgk ngữ văn 8
- Bài 31 sgk ngữ văn 8
- Bài 32 sgk ngữ văn 8
- Bài 33 sgk ngữ văn 8
- Bài 34 sgk ngữ văn 8
- Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo