ĐI ĐƯỜNG (Tẩu lộ) Hồ Chí Minh
Đi đường là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt số 30 trong Nhật kí trong tù. Lúc bấy giờ, Hồ Chí Minh đã bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giải lui giải tới qua nhiều nhà lao trên tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Trải qua cay đắng thử thách nặng nề, Người gửi gắm bao suy nghĩ, cảm xúc của mình vào bài thơ Đi đường này.
- Bài học cùng chủ đề:
- ĐỀ 67. Phân tích bài thơ “Đi đường” của Hồ Chí Minh.
- ĐỀ 66. Lập dàn ý phân tích bài thơ “Đi đường” của Hồ Chí Minh.
- Soạn bài Đi đường - Ngắn gọn nhất
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
I. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG
Đi đường là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt số 30 trong Nhật kí trong tù. Lúc bấy giờ, Hồ Chí Minh đã bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giải lui giải tới qua nhiều nhà lao trên tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Trải qua cay đắng thử thách nặng nề, Người gửi gắm bao suy nghĩ, cảm xúc của mình vào bài thơ Đi đường này.
Tác giả mượn chuyến đi đường để nêu lên cảm nhận đường đời vô cùng khó khăn, gian khổ: phải có quyết tâm cao, nghị lực phi thường mới chiến thắng thử thách, mới giành được thắng lợi vẻ vang.
Đằng sau bài thơ, ta bắt gặp một tâm hồn lớn, cao khiết, đẹp đẽ, một trí tuệ mẫn cảm của bậc chí sĩ đang đối diện, chịu đựng những gian lao khủng khiếp nhưng đã biết vượt lên gian lao bằng thái độ làm chủ, bằng phong thái ung dung bình tĩnh, với cái nhìn minh mẫn, sáng suốt mà khiêm tốn.
Bài thơ nêu ra một chân lí tuy bình thường nhưng rất sâu sắc và không phải ai cũng có thể thực hiện được. Những khó khăn trong cuộc sống sẽ xảy ra đòi hỏi con người phải giải quyết, đó là thước đo cho lòng kiên trì và quyết tâm của mỗi con người. Chỉ khi có sự phấn đấu, rèn luyện thì mới mong đạt được kết quả cuối cùng.
II. RÈN KĨ NĂNG ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (trả lời câu hỏi SGK)
Câu 1. Đây là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt nguyên văn là Tẩu lộ được Nam Trân dịch ra thơ lục bát.
Câu 2. Kết cấu bài thơ:
Đây là một bài thơ tứ tuyệt có kết cấu chặt chẽ:
- Hai câu đầu nói về những khó khăn của việc đi đường.
+ Câu đầu (khai đề): Mở ra, đặt vấn đề của bài thơ. Đi đường mới biết đường đi khó. Đây là một sự khái quát được rút ra như một sự trải nghiệm của bản thân tác giả.
+ Câu thứ hai (thừa đề): Mở rộng, làm rõ thêm ý của câu đầu bằng một hình ảnh cụ thể, giàu sức tạo hình và gợi cảm.
Ở câu thơ này, hình ảnh những dãy núi trùng điệp là một hình ảnh biểu tượng cho những khó khăn của đường đi.
+ Câu thơ thứ ba của bài thơ (câu chuyển): Chuyển từ sự diễn tả những khó khăn, gian lao của việc đi đường sang cảm nhận về kết quả của việc đi đường. Hết lớp núi này đến lớp núi khác đã bị vượt qua, người đi dường dã lên đến dinh cao nhất cũng là lúc chặng đường gian khó đã vượt qua được hết.
Câu thơ thứ ba tạo được một hình tượng cao đẹp, hùng vĩ, vút lên theo chiều cao của không gian: Núi cao lên đến tận cùng. Hình ảnh đỉnh núi cao chót vót được đặt trên cái nền của những lớp núi trùng điệp càng làm nổi rõ vẻ hùng vĩ, cao vút của hình tượng thơ này.
+ Câu thơ thứ tư (câu hợp): Câu kết của bài thơ mở ra một hình ảnh bát ngát, xa rộng được nhìn từ đỉnh cao ở câu thứ ba nói trên. Đó cũng là kết quả sau mọi gian lao khó khăn của cả chặng đường dài. Sau những gian lao và niềm vui, càng trải qua nhiều gian khổ thì niềm vui càng rộng lớn, bát ngát mà chỉ những ai dũng cảm và kiên trì trên hành trình đi đường mới đạt được hạnh phúc ấy.
Câu 3. Việc sử dụng các điệp ngữ trong bài thơ có hiệu quả nghệ thuật:
Bài thơ dịch của Nam Trân vẫn giữ được điệp ngữ ở câu 2 và 3 (ba lần dùng hai chữ núi cao). Nhưng không giữ được điệp ngữ ở câu đầu trong bài chữ Hán (Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan), đã làm giảm đi cảm xúc đầu tiên của Bác. Thực tế thì lớp núi hay núi cao đối với người đi đường đều vất vả. Nhưng trong bài thơ chữ Hán, ý Bác muốn nói “đi hết dãy núi này lại tiếp dãy núi khác”, tức là gian nan tiếp liền gian nan... dường như bất tận.
Câu 4. Phân tích câu 2 và câu 4:
- Câu 2 có điệp ngữ trùng san vừa có giá trị gợi hình, vừa có giá trị gợi cảm:
+ Trước mắt người đọc như hiện lên những dãy núi trập trùng, hết lớp núi này lại tiếp liền những lớp núi khác, tưởng như bất tận...
+ Hình ảnh thơ điệp trùng ấy gợi cho người đọc cảm giác những nỗi gian lao tiếp liền nhau, khó khăn chồng chất khó khăn, nhưng bước chân của người đi đường không biết mỏi, không dừng lại mà vẫn cần mẫn, kiên trì, vững vàng từng bước một vượt qua tất cả.
- Ý thơ chính vẫn được phong kín, nay đột ngột bộc lộ ở câu thơ cuối. Câu thứ tư (câu hợp) thường có hình ảnh gây ấn tượng nhất, thể hiện ý thơ chính gắn với chủ đề của cả bài thơ.
Con đường núi trập trùng, núi cao ngất, con đường đi cũng dài dằng dặc, con đường cách mạng chồng chất gian lao... nhưng không phải là vô tận. Người đi đường không ngại khó, ngại khổ, không nản chí, biết kiên trì thì rồi cuối cùng sẽ lên đến đỉnh cao chót vót, sẽ đi tới đích và sẽ đứng trên đỉnh cao của chiến thắng vẻ vang.
Câu 5.
- Đi đường không phải là một bài thơ tả cảnh, không kể về một cuộc đi cụ thể nào. Bài thơ không khô khan, nêu bài học mà không lên giọng giáo huấn. Bởi nhà thơ nói lên bài học qua sự trải nghiệm, suy ngẫm từ thực tế và diễn đạt chân lí đời sống bằng những lời bình dị, bằng hình ảnh cụ thể mà giàu sức gợi cảm.
- Tác giả mượn chuyến đi đường để nêu lên cảm nhận đường đời vô cùng khó khăn nguy hiểm, phải có quyết tâm cao, nghị lực kiên cường mới vượt qua thử thách giành được thắng lợi vẻ vang.
III. BÀI VĂN THAM KHẢO
Cảm nhận về tính triết lí trong bài thơ Đi đường của Hồ Chí Minh.
Bài làm
Trong thơ của Bác Hồ có nhiều bài viết về đề tài Đi đường. Đặc biệt trong Nhật kí trong tù có tới gần chục bài (Giải đi sớm, Trên đường đi, Đáp thuyền tới huyện Ung, Mới đến nhà lao Thiên Bảo...). Con đường Bác đi trong Nhật kí trong tù là con đường chuyển lao. Bác bị giải đi từ nhà tù này đến nhà tù khác ở tỉnh Quảng Tây.
Trên con đường đó Bác đã xúc động, đã suy ngẫm thành thơ - trong đó có bài Đi đường:
Đi đường mới biết gian lao
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng
Núi cao lên đến tận cùng
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.
Nguyên tắc:
Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan
Trùng san chi ngoại hữu trùng san
Trùng san đăng đáo cao phong hậu
Vạn lí dư đồ có miện gian.
Mở đầu bài thơ là một phán đoán: Đi đường mới biết gian lao.
Một phán đoán luận lí có nội dung và hình thức rất gần với phán đoán hiện thực (chỉ thêm một chữ “mới”). Đó là nhận thức, một nhận thức có tính khái quát rút ra từ thực tiễn, rất phù hợp với quy luật của nhận thức: “Thực tiễn - nhận thức - thực tiễn”. Câu thơ tiếp là hình ảnh miêu tả cụ thể khách quan về đường đi gian khó, cũng là sở cứ của câu thứ nhất: Núi cao rồi lại núi cao trập trùng. Con đường ấy là con đường chuyển lao nhưng cũng là con đường cách mạng, con đường sự nghiệp, con đường đời.
Một con người đã trải qua con đường cách mạng dài lâu như Bác vẫn nghiệm lại nhận thức của mình. Một ý thức chủ động lao vào thực tế... Nhận thức và thực tiễn, thực tiễn và nhận thức đã chuyển thành ý chí về hành động...
Nếu hai câu đầu là nhận thức về gian lao của đường đi thì hai câu sau lại là kết quả của quá trình trải qua gian lao đó: Núi cao lên đến tận cùng/ Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.
Đỉnh cao của đường đi cũng là đỉnh cao của gian lao chuyển hóa 1 thành đỉnh cao của cảm xúc và nhận thức. Một hình ảnh thực (Núi cao 1 tận cùng), kết quả thực của tri giác, chuyển hóa thành một thu hoạch của tâm hồn, trí tuệ (thu vào tầm mắt...), câu thơ là một kết luận triết học nhưng trước nhất vẫn là một cảm giác sảng khoái, cảm giác thực của con người khi lên tới đỉnh núi sau một chặng đường dài khó nhọc, được đứng lại nhìn cảnh vật thiên nhiên tươi đẹp trải rộng dưới chân đến hút tầm mắt. Nhưng cảm giác đó mặc dù rất nhân bản vẫn không hẳn là đích của bài thơ. Đích của bài thơ là một bài học, một quy luật: Muốn có tầm cao về tâm hồn, trí tuệ phải chịu khó vượt qua nhiều gian lao thử thách. Gian lao càng nhiều, thử thách càng cao thì tâm hồn, trí tuệ càng được nâng cao, mở rộng. Đỉnh cao của gian khó chuyển thành đỉnh cao của tâm hồn, trí tuệ, cũng là đỉnh cao của hạnh phúc, hạnh phúc của “đại giác”. Gian khó được coi là cái giá của tầm cao tư tưởng và tâm hồn. Cao Bá Quát xưa cũng viết: Bất kiến ba đào tráng - An tri vạn lí tâm (Nếu không thấy ba đào hùng tráng - Thì biết sao được tấm lòng muôn dặm).
Vương Chi Hoán, nhà thơ đời Đường xưa trong bài Đăng quán tước lâu, cũng có câu: “Dục cùng thiên lí mục - Cánh thượng nhất tầng lâu”. (Muốn tầm mắt nhìn thấy ngàn dặm. Hãy lên cao thêm một tầng lầu). Những tư tưởng lớn gặp nhau, nhưng Hồ Chí Minh nói giản dị hơn.
Nhưng kết quả thu nhận ở đây giành được có vẻ dễ dàng hơn vì đó là thu nhận, dẫu có tính triết học, cũng là của người ngoạn cảnh, còn trong bài Đi đường của Hồ Chí Minh, sự thu hoạch thuộc về người tự xác định mình là "chinh nhân" ở trên “chinh đồ” (Giải đi sớm). Người đó là chiến sĩ nhưng cũng là thi sĩ nên đã trải trái tim mình trên suốt chặng đường đi. Người ấy cũng là triết nhân nhưng không hề tư biện, không minh họa tư tưởng có sẵn bằng hình ảnh sáo mòn mà suy ngẫm trong sự sống đầy cảm xúc của chính mình. Điều đó làm cho bài thơ triết lí vẫn rung động lòng người và tư tưởng của nó đã đi sâu vào tâm trí người đọc và ở lại đó như một điều tâm đắc, một điều chiêm nghiệm và từ đó trở thành phương châm sống, thành ý chí và hành động của con người. Và đó cũng là một bí quyết thành công, một đặc điểm thi pháp thơ triết lí, thơ suy tưởng của nhà thơ Hồ Chí Minh.
- Bài 1 sgk ngữ văn 8
- Bài 2 sgk ngữ văn 8
- Bài 3 sgk ngữ văn 8
- Bài 4 sgk ngữ văn 8
- Bài 5 sgk ngữ văn 8
- Bài 6 sgk ngữ văn 8
- Bài 7 sgk ngữ văn 8
- Bài 8 sgk ngữ văn 8
- Bài 9 sgk ngữ văn 8
- Bài 10 sgk ngữ văn 8
- Bài 11 sgk ngữ văn 8
- Bài 12 sgk ngữ văn 8
- Bài 13 sgk ngữ văn 8
- Bài 14 sgk ngữ văn 8
- Bài 15 sgk ngữ văn 8
- Bài 16 sgk ngữ văn 8
- Bài 17 sgk ngữ văn 8
- Bài 18 sgk ngữ văn 8
- Bài 19 sgk ngữ văn 8
- Bài 20 sgk ngữ văn 8
- Bài 21 sgk ngữ văn 8
- Bài 22 sgk ngữ văn 8
- Bài 23 sgk ngữ văn 8
- Bài 24 sgk ngữ văn 8
- Bài 25 sgk ngữ văn 8
- Bài 26 sgk ngữ văn 8
- Bài 27 sgk ngữ văn 8
- Bài 28 sgk ngữ văn 8
- Bài 29 sgk ngữ văn 8
- Bài 30 sgk ngữ văn 8
- Bài 31 sgk ngữ văn 8
- Bài 32 sgk ngữ văn 8
- Bài 33 sgk ngữ văn 8
- Bài 34 sgk ngữ văn 8
- Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo