Giải CÂU CẢM THÁN
Câu cảm thán là câu thường có những từ ngữ cảm thán như ổi, than ôi, hỡi ôi, chao ôi, trời ơi... dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người viết) và xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hàng ngày hay ngôn ngữ văn chương.
- Bài học cùng chủ đề:
- Soạn bài Câu cảm thán- Ngắn gọn nhất
- Soạn bài Câu cảm thán
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
I. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG
1. Câu cảm thán là câu thường có những từ ngữ cảm thán như ổi, than ôi, hỡi ôi, chao ôi, trời ơi... dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người viết) và xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hàng ngày hay ngôn ngữ văn chương.
2. Dấu hiệu để nhận ra câu cảm thán trong ngôn ngữ viết là kết thúc câu bằng dấu chấm than.
II. TRẢ LỜI CÂU HỎI PHẦN BÀI HỌC
1. Những câu cảm thán:
a. Hỡi ơi lão Hạc!
b. Than ôi!
2. Dấu hiệu hình thức: Các câu trên đều kết thúc bằng dấu chấm than.
3. Câu cảm thán dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói, người viết. Đơn từ, biên bản, hợp đồng hay trình bày kết quả giải một bài toán là những ngôn ngữ của tư duy lôgíc và thuần túy trí tuệ nên không thích hợp với việc sử dụng những yếu tố ngôn ngữ biểu lộ cảm xúc.
III. RÈN KĨ NĂNG GIẢI BÀI TẬP SGK
Bài tập 1. Trong ba đoạn trích có các câu cảm thán sau:
a. Than ôi! Lo thay! Nguy thay!
b. Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
c. Chao ôi, có biết dâu rằng: hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử chỉ ngu dại của mình mà thôi.
Dấu hiệu để nhận ra câu cảm thán là những câu trên có từ ngữ cảm thán và dấu chấm than ở cuối câu.
Bài tập 2. Các câu trích trong SGK đều là câu cảm thán. Có câu có dấu chấm than ở cuối câu nhưng có một số câu dấu chấm hỏi được đặt ở cuối câu.
a. Tiếng than cho cuộc sống kiếm ăn khốn khó.
b. Lời trách của người chinh phụ đối với chiến tranh phi nghĩa trong xã hội cũ.
c. Tâm trạng thất vọng của nhân vật trữ tình khi cái không mong đợi lại đến.
d. Vì trò đùa tai hại của mình mà dẫn đến cái chết thảm khốc của Dế Choắt nên Dế Mèn rất ân hận.
Bài tập 3.
a. Mẹ ơi, tình yêu mẹ dành cho con thật thiêng liêng và cao cả biết bao!
b. Buổi sáng ngắm mặt trời mọc trên biển, khung cảnh thiên nhiên thật là hùng vĩ!
Bài tập 4.
a. Câu nghi vấn:
- Dấu hiệu hình thức: Các từ nghi vấn: ai, gì, nào, sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hả, chứ,..; từ hay nối các vế có quan hệ lựa chọn; dấu chấm hỏi ở cuối câu.
- Chức năng: Dùng để hỏi.
b. Câu cầu khiến:
- Dấu hiệu hình thức: Có những từ ngữ cầu khiến như hãy, chớ, đừng, đi, thôi, nào,...; thường kết thúc bằng dấu chấm than.
- Chức năng: Dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo.
c. Câu cảm thán:
- Dấu hiệu hình thức: Có những từ ngữ cảm thán như ôi, than ôi, hỡi ôi, chao ôi, trời ơi, thay, biết bao, xiết bao, biết chừng nào,...; thường kết thúc bằng dấu chấm than.
- Chức năng: Dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (viết).
- Bài 1 sgk ngữ văn 8
- Bài 2 sgk ngữ văn 8
- Bài 3 sgk ngữ văn 8
- Bài 4 sgk ngữ văn 8
- Bài 5 sgk ngữ văn 8
- Bài 6 sgk ngữ văn 8
- Bài 7 sgk ngữ văn 8
- Bài 8 sgk ngữ văn 8
- Bài 9 sgk ngữ văn 8
- Bài 10 sgk ngữ văn 8
- Bài 11 sgk ngữ văn 8
- Bài 12 sgk ngữ văn 8
- Bài 13 sgk ngữ văn 8
- Bài 14 sgk ngữ văn 8
- Bài 15 sgk ngữ văn 8
- Bài 16 sgk ngữ văn 8
- Bài 17 sgk ngữ văn 8
- Bài 18 sgk ngữ văn 8
- Bài 19 sgk ngữ văn 8
- Bài 20 sgk ngữ văn 8
- Bài 21 sgk ngữ văn 8
- Bài 22 sgk ngữ văn 8
- Bài 23 sgk ngữ văn 8
- Bài 24 sgk ngữ văn 8
- Bài 25 sgk ngữ văn 8
- Bài 26 sgk ngữ văn 8
- Bài 27 sgk ngữ văn 8
- Bài 28 sgk ngữ văn 8
- Bài 29 sgk ngữ văn 8
- Bài 30 sgk ngữ văn 8
- Bài 31 sgk ngữ văn 8
- Bài 32 sgk ngữ văn 8
- Bài 33 sgk ngữ văn 8
- Bài 34 sgk ngữ văn 8
- Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo