Giải CÂU CẦU KHIẾN

Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như hãy, chớ, đừng, đi, thôi, nào... Câu cầu khiến được dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo.

I. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG

1. Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như hãy, chớ, đừng, đi, thôi, nào...

2. Câu cầu khiến được dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo.

3. Khi viết, câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.

II. TRẢ LỜI CÂU HỎI PHẦN BÀI HỌC

1. Trả lời câu hỏi:

- Các câu: “Thôi đừng lo lắng” “Cứ về đi” “Đi thôi con” là những câu cầu khiến vì có những từ ngữ cầu khiến: đừng, đi, thôi.

- Cầu cầu khiến dùng để:

+ Khuyên bảo: Thôi đừng lo lắng.

+ Yêu cầu: Cứ đi về.

+ Yêu cầu: Đi thôi con.

2. Trả lời câu hỏi:

Câu a: “Mở cửa!” là câu trần thuật; Câu b: “Mở cửa!” là câu cầu khiến. Câu thứ nhất dùng để trả lời câu hỏi, câu thứ hai dùng để đề nghị, ra lệnh,

III. RÈN KĨ NĂNG GIẢI BÀI TẬP SGK

Bài tập 1. Tất cả các câu trên đều có những từ cầu khiến.

Câu a: hãy ; Câu b: đi; Câu c. đừng

Các câu trên có dấu hiệu câu cầu khiến vì có các từ cầu khiến. Chủ ngữ trong cả ba câu đều vắng mặt, chỉ có người đối thoại, nhưng ở ba câu có những đặc điểm khác nhau.

Câu a: vắng chủ ngữ. Dựa vào ngữ cảnh của câu trước, người đối thoại là Lang Liêu.

Câu b: Chủ ngữ là ông giáo, ngôi thứ hai số ít.

Câu c: Chủ ngữ là chúng ta, ngôi thứ nhất số nhiều.

Có thể thêm, bớt chủ ngữ của các câu trên:

a. Con hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương.

b. Hãy hút đi! Hoặc: Hút trước đi!

c. Này các anh đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không.

Bài tập 2.

a. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi.

b. Các em đừng khóc.

c. Đưa tay cho tôi mau! Cầm lấy tay tôi này!

Câu a vắng chủ ngữ, có từ ngữ cầu khiến “di”; Câu b: chủ ngữ là ông đốc, có từ ngữ cầu khiến “di”; Câu c: không có từ ngữ cầu khiến, chỉ có ngữ điệu cầu khiến.

Bài tập 3. Câu a vắng chủ ngữ; Câu b: có chủ ngữ, ngôi thứ hai số ít. Nhờ có chủ ngữ mà câu b ý cầu khiến nhọ nhàng hơn, thể hiện rõ hơn tình cảm của người nói đối với người nghe.

Bài tập 4. Trong câu Dế Mèn nói với Dế Choắt, Tô Hoài không dùng câu cầu khiến mà dùng câu nghi vấn làm cho ý cầu khiến nhẹ hơn, ràng hơn. Cách dùng lời cầu khiến như thế rất phù hợp với tính cách thế của Dế Choắt so với Dế Mèn.

Bài tập 5.

Đi đi con!”: Chỉ có người con đi.

Đi thôi con!”: Người con và người mẹ cùng đi.

Hai câu này không thể thay thế cho nhau được vì nghĩa rất khác. Trường hợp thứ nhất, người mẹ khuyên đứa con can đảm, vững tin bước vào đời. Trường hợp thứ hai, người mẹ nói với đứa con để yêu cầu con cùng mình rời khỏi ngôi nhà hai người đã từng sống.

Các bài học liên quan
CÂU NGHI VẤN (tiếp theo)
QUÊ HƯƠNG - Tế Hanh
CÂU NGHI VẤN
ÔNG ĐỒ - Vũ Đình Liên
NHỚ RỪNG - Thế Lữ

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 8 mới cập nhật