Giải CÂU TRẦN THUẬT

Câu trần thuật là câu không có những dấu hiệu hình thức của những kiểu câu khác và thường kết thúc bằng dấu chấm, nhưng khi dùng để yêu cầu, đề nghị hay biểu lộ tình cảm, cảm xúc,... nó có thể kết thúc bằng dấu chấm than.

I. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG

1. Câu trần thuật là câu không có những dấu hiệu hình thức của những kiểu câu khác và thường kết thúc bằng dấu chấm, nhưng khi dùng để yêu cầu, đề nghị hay biểu lộ tình cảm, cảm xúc,... nó có thể kết thúc bằng dấu chấm than.

2. Câu trần thuật thường dùng để kể, thông báo, nhận định, trình bày, miêu tả.

II. TRẢ LỜI CÂU HỎI PHẦN BÀI HỌC

1. Những câu cảm thán, nghi vấn, cầu khiến trong các đoạn trích: Trong ba đoạn trích chỉ có câu: Ôi Tào Khê! là có đặc điểm hình thức của câu cảm thán, còn lại tất cả đều là những câu trần thuật, không câu nghi vấn, câu cảm thán, câu cầu khiến.

2. Tác dụng:

Câu a: Dùng câu trần thuật để trình bày suy nghĩ của người viết về lòng yêu nước của nhân dân ta.

Câu b: Câu 1 là câu trần thuật dùng để kể; câu 2 là câu trần thuật dùng để thông báo.

Câu c: Câu 2 là câu trần thuật dùng để nhận định; câu 3 là câu trần thuật dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc.

3. Trong các kiểu câu: câu nghi vấn, câu cảm thán, câu cầu khiến và câu trần thuật thì câu trần thuật được sử dụng nhiều nhất vì đó là kiểu câu cơ bản và được dùng phổ biến trong giao tiếp.

III. RÈN KĨ NĂNG GIẢI BÀI TẬP SGK

Bài tập 1.

a. Cả ba câu đều là câu trần thuật. Câu 1 dùng để kể; câu 2 và câu 3 dùng để biểu lộ tình cảm, cảm xúc của Dế Mèn đối với cái chết của Dế Choắt.

b. Câu 1 là câu trần thuật dùng để kể; câu 2 là câu cảm thán dùng để biểu lộ tình cảm, cảm xúc; câu 3 và 4 dùng để biểu lộ tình cảm, cảm xúc.

Bài tập 2. Câu thứ hai trong phần dịch nghĩa bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh là một câu nghi vấn, trong khi câu tương ứng trong phần dịch thơ là một câu trần thuật. Hai câu tuy khác nhau về kiểu câu nhưng cùng diễn đạt một ý. Cảnh đẹp đêm nay gây sự xúc động mãnh liệt cho nhà thơ, khiến nhà thơ không thể cầm lòng trước cảnh đẹp đó.

Bài tập 3. Câu a và câu c là câu cầu khiến nhưng ở câu c là câu đề nghị nhẹ nhàng, nhã nhặn và lịch sự. Câu b là câu nghi vấn.

Bài tập 4.

Câu a là câu cầu khiến. Lí Thông đổ nghị Thạch Sanh canh miếu thờ thay cho mình.

Câu b là câu trần thuật. Kể lai lời nói của người em đối với người anh.

Bài tập 5.

Hứa hẹn: Tôi xin hứa ngày mai tôi đến sớm.

Xin lỗi: Em xin lỗi cô về việc làm vừa rồi của em.

Cảm ơn: Cháu xin cảm ơn bác.

Cam đoan: Tôi xin cam đoan những lời tôi nói là đúng sự thật.

Bài tập 6. Có thể viết một đoạn đối thoại giữa giáo viên và học sinh:

- Hôm nay cô sẽ kiểm tra bài cũ. Em nào chưa học bài có thể đứng lên cho cô biết lí do?

- Thưa cô! Hôm qua mẹ em bị ốm phải vào bệnh viên, em phải chăm sóc mẹ nên chưa học bài được ạ.

- Thế mà cô không biết! Mẹ em đã đỡ chưa? Hôm nay sau giờ học lớp mình sẽ vào viện thăm mẹ bạn nhé!

Các bài học liên quan
ÔN TẬP VỀ VĂN BẢN THUYẾT MINH
THUYẾT MINH VỀ MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH
CÂU CẦU KHIẾN
TỨC CẢNH PÁC BÓ - Hồ Chí Minh
THUYẾT MINH VỀ MỘT PHƯƠNG PHÁP (cách làm)
KHI CON TU HÚ - Tố Hữu
CÂU NGHI VẤN (tiếp theo)

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 8 mới cập nhật