Đề bài: Suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề đồng phục nhà trường hiện nay

Hiện nay hầu hết các trường trung học trong cả nước đều có đồng phục cùng phù hiệu riêng, đặc trưng cho truyền thống và lịch sử mỗi trường. Điều này một thời gian trước đã gây khó chịu cho học sinh bởi thói quen mặc nó đến trường tự do bị dừng lại, thay vào đó là những bộ đồng phục cứng nhắc.

BÀI LÀM

Hiện nay hầu hết các trường trung học trong cả nước đều có đồng phục cùng phù hiệu riêng, đặc trưng cho truyền thống và lịch sử mỗi trường. Điều này một thời gian trước đã gây khó chịu cho học sinh bởi thói quen mặc nó đến trường tự do bị dừng lại, thay vào đó là những bộ đồng phục cứng nhắc. Thế nhưng giờ thì đồng phục học sinh đã thực sự quen thuộc với học sinh rồi. Vậy tại sao học sinh nên mặc đồng phục đến trường nhỉ?

Làn sóng thời trang đang cuốn hút rất nhiều bạn tuổi teen và len lỏi dần đi vào nhà trường làm cho những sắc màu đồng phục áo trắng, quần xanh, quần đen bị pha tạp và hòa dần vào những gam màu khác. Nhưng các bạn có biết rằng, màu trắng đó là màu trắng của sự thánh thiện, tinh khôi tuổi học trò, màu xanh đó là xanh của ước mơ, của hi vọng. Ta vô tình đã làm cho bao ý nghĩa tốt đẹp của bộ đồng phục bị lãng quên...

Mỗi đơn vị, mỗi cơ quan hay mỗi trường học đều có một đồng phục riêng, nó có thể không giống nhau về hình thức nhưng tất cả đều có chung một đặc điểm, một ý nghĩa sâu xa hơn là không chỉ làm tăng vẻ đẹp bên ngoài, không phải để thể hiện hay khẳng định, mà nó nói lên rằng: Chúng ta bình đẳng, hòa nhập và cùng chí hướng. Mỗi người chúng ta vốn không giống nhau do đó khi không mặc đồng phục thì tính riêng lẻ có thể sẽ lấn át sự gắn kết, sự hòa đồng; chúng ta khó đến gần nhau, khó chia sẻ và thông cảm với nhau. Mang đồng phục trong học sinh thể hiện sự đoàn kết của mọi người, nâng cao sự nhận thức, trí tuệ và tỏ rõ sự to lớn của sức mạnh tập thể.

Khi khoác lên mình bộ quần áo đồng phục học sinh, ta đã tự hào biết bao về ngôi trường của mình. Ta biết bảo vệ, gìn giữ truyền thống, danh dự nhà trường. Ta biết yêu hơn từng hàng cây, lớp học, yêu thầy cô, bạn bè. Bởi với bộ đồng phục, tất cả chúng ta là một tập thể, cùng một ngôi trường.

Đồng phục nhà trường cũng rất đa dạng. Các nam sinh luôn là áo trắng quần tây xanh, còn các bạn nữ thì đủ các kiểu từ áo trắng quần tây xanh (hiện là phổ biến nhất), đến áo váy đủ kiểu... nhưng thiết nghĩ chiếc áo dài vẫn là đẹp nhất. Không phải ngẫu nhiên mà nhạc sĩ Thanh Tùng có những ca từ đẹp: “Dù ở đâu, Pari, Luân Đôn hay ở miền xa, thoáng thấy áo dài bay trên đường phố, sẽ thấy tâm hồn quê hương ở đó, em ơi”... Đồng phục nói lên vẻ đẹp đồng nhất và tinh thần đồng đội, tinh thần kỉ luật và sự vâng lời, nó đi liền với sự trong trắng, tinh khiết và thánh thiện. Do đó, mọi thành viên luôn luôn cố gắng có đồng phục chỉnh tề và đúng cách để làm tôn vinh những vẻ đẹp đó. Đồng phục tượng trưng cho sự phát triển, hòa thuận và sự nhẹ nhàng cho mọi người. Nếu bạn muốn ăn mặc đẹp, tất nhiên bạn có quyền lựa chọn, nhưng đồng phục vẫn có nguyên giá trị của nó: khẳng định sự Bình Đẳng và Hòa Nhập của mọi cá nhân trong cùng một tập thể.

Trên đồng phục có lô gô của trường, điều này sẽ khiến cho học sinh cảm thấy tự hào hơn về ngôi trường mà mình đang học, học sinh sẽ phấn đấu học tập và rèn luyện để xứng đáng là học sinh của nhà trường. Khi bước vào trường, khoác lên mình bộ đồng phục nghĩa là ta đã bỏ lại ở bên ngoài cánh cổng tất cả mọi sự khác biệt, ở nơi này, ai cũng phải như nhau, không phân biệt giàu nghèo, đẹp xấu, chỉ có tri thức và sự bình đẳng giữa mọi người.

Nhà trường có đồng phục riêng sẽ làm nổi bật lên nét đặc trưng của nhà trường, tạo nên nét đẹp tập thể - một nét đẹp của văn hoá học đường.

Ngày nay, một số bạn đến trường với những bộ trang phục đã được “cách điệu, không còn giữ được đặc trưng riêng của trường, vô hình các bạn đã biến ngôi trường đang học thành sân khấu riêng cho mình, vẫn biết rằng giới trẻ là những người đón đầu trào lưu mới. Vẫn biết rằng tuổi mới lớn đang muốn chứng tỏ cá tính, phong cách, muốn mình nổi bật. Tuy nhiên, chúng ta phải biết mặc đúng nơi, đúng hoàn cảnh. Bạn hãy học thật giỏi, hãy thật năng nổ trong các công việc nhà trường, mọi người sẽ nhìn bạn bằng sự ngưỡng mộ. Đâu phải chỉ khoác lên mình chiếc áo đồng phục “cách điệu” là bạn sẽ nổi bật? Giá trị con người đâu phải ở những bộ đồ đắt tiền đó nằm ngay trong chính nhân cách ta, mà mặc đồng phục.

chính là bạn đang thể hiện một phần nhân cách con người bạn. Hãy tạo một môi trường trường học đúng nghĩa, nó chỉ có khả năng học tập và tư cách con người là những chỉ tiêu đánh giá chứ không phải về bề ngoài trau chuốt.

Ngoài đồng phục trường, thời gian gần đây, để thể hiện trong cách riêng, đã xuất hiện đồng phục lớp. Đồng phục lớp là tiếng nói riêng của mỗi lớp. Nó cũng mang lại cho ta cảm giác gần gũi, thân thiết giữa bạn bè, tạo một khối đoàn kết, là một sự khẳng định tình yêu, sự tự hào về tập thể. Đồng phục lớp được may với nhiều màu sắc hơn đa dạng, nhiều họa tiết hơn đồng phục trường. Những biểu tượng, nhưng câu khẩu hiệu trên áo như thay lời bạn bè muốn nói với nhau sẽ luôn nhớ về nhau, nhớ về tuổi học trò với bao kỉ niệm thân thương, hạnh phúc. Những bộ đồng phục như muốn nhắc nhở sau này, dù mỗi bạn mỗi phương trời thì vẫn luôn giữ mãi trong tim hình ảnh bạn bè, thầy cô. Đồng phục như là biểu tượng của tình bạn bè thân yêu... sẽ không phai nhạt theo thời gian, năm tháng... Tuy nhiên, có một số lớp muốn nổi bật, muốn thể hiện phong cách độc đáo của mình đã may những bộ đồng phục quá đắt, không phù hợp với hoàn cảnh. Thiết nghĩ, đồng phục đâu cần được trang trí thêm thật nhiều chi tiết cách điệu hay thật đắt mới thể hiện được giá trị.

Miệt mài sau nhiều năm đèn sách vất vả, chúng ta mới được lựa chọn vào những trường mình ưng ý để tiếp tục nuôi dưỡng ước mơ cho tương lai của bản thân. Việc đầu tiên mà chúng ta có thể hãnh diện với bạn bè cùng trang lứa khi mình thi đỗ vào một ngôi trường tốt, một ngôi trường nổi tiếng chính là việc khoác trên mình một bộ đồng phục của trường đó. Đã có nhiều bạn học sinh cười hãnh diện khi có ai đó nhìn đồng phục bạn đang mặc và hỏi: “Cháu là học sinh trường A à ?” và nghe thoáng sau đó cầu nói: “Nó học giỏi thật đấy!”. Chắc hẳn nếu đó là bạn, bạn cũng sẽ rất vui phải không?

Các bài học liên quan
Đề bài: Suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề dạy và học thêm trong trường, ngoài xã hội và của chính bản thân mình trong thời điểm hiện tại.
Đề bài: Hãy bình luận ý kiến: “Những thói xấu ban đầu là người khách qua đường, sau trở nên người bạn thân ở chung nhà và kết cục biến thành một ông chủ nhà khó tính”
Đề bài: “Hiền tài là nguyên khí của đất nước: Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh và vươn cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà xuống thấp” (Thân Nhân Trúng). Từ quan điểm trên, anh (chị) suy nghĩ như thế nào về trách nhiệm của mình?
Đề bài: Viết bài văn nghị luận xã hội nêu suy nghĩ của em về câu nói sau đây của nhà văn Nga: “Nơi lạnh nhất không phải Bắc Cực mà chính là nơi thiếu tình thương”.
Đề bài: Viết một bài văn nghị luận nêu suy nghĩ của em về câu nói: “Không phải nghề nghiệp làm danh giá con người mà chính con người làm danh giá nghề nghiệp”. - “Louis Pasteur”-
Đề bài: Dân gian có câu: “Ở hiền gặp lành ”, nhưng trong tác phẩm

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 11 mới cập nhật