Đề bài: Đọc bài thơ “ Quán hàng phù thủy” K. Badjadro Ấn Độ. Một phù thủy... Còn quả chín, anh phải trồng, không bán (Thái Bá Tân Dịch) Anh chị có suy nghĩ gì về ý nghĩa triết lí của bài thơ trên trong cuộc sống của mỗi chúng ta

Có thể đôi khi chúng ta tự hỏi: Tại sao mình không may mắn và chẳng bao giờ có thể hạnh phúc như người khác? Và cứ thế, chúng ta đứng từ xa, nhìn hạnh phúc mà người ta đang có, và than trách rằng tại sao ông Trời lại bất công với mình như vậy.

Đề bài: Đọc bài thơ “ Quán hàng phù thủy” K. Badjadro Ấn Độ.

Một phù thủy
Mở quán hàng nho nhỏ
“Mời vào đây
Mua cái gì cũng có”
Tôi là khách đầu tiên
Từ trên trong
Phù thủy ló ra nhìn
Anh muốn gì?
Tôi muốn mua tình yêu
Mua hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn
Hàng chúng tôi chỉ bán cây non
Còn quả chín, anh phải trồng, không bán
(Thái Bá Tân Dịch)

Anh chị có suy nghĩ gì về ý nghĩa triết lí của bài thơ trên trong cuộc sống của mỗi chúng ta.

BÀI SỐ 1

Có thể đôi khi chúng ta tự hỏi: Tại sao mình không may mắn và chẳng bao giờ có thể hạnh phúc như người khác? Và cứ thế, chúng ta đứng từ xa, nhìn hạnh phúc mà người ta đang có, và than trách rằng tại sao ông Trời lại bất công với mình như vậy.

Tuy nhiên, tôi là người thích đọc sách, yêu văn chương. Và rồi, giữa những phút giây ấy, tôi tìm thấy những vần thơ của nhà thơ người Ấn Độ K. Badjadjo Pradip:

Một phù thủy
Mở quán hàng nho nhỏ
Mời vào đây
Mua cái gì cũng có
Tôi là khách đầu tiên
Từ trên trong
Phù thủy ló ra nhìn
Anh muốn gì?
Tôi muốn mua tình yêu
Mua hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn
Hàng chúng tôi chỉ bán cây non
Còn quả chín, anh phải trồng, không bán
                                           (Thái Bá Tân dịch)

Bài thơ là một đoạn đối thoại giữa một bên là phù thủy - là thế lực thần thánh siêu nhiên và một bên là nhân vật “tôi - một người khách mua hàng. Hình ảnh người khách phải chăng chính là chúng ta, những người luôn khao khát có lấy thứ tinh thần vô giá của cuộc sống bằng phép màu nhiệm của phù thủy. Kết thúc của bài thơ với lời từ chối của phù thủy chính là lời nhắn nhủ sâu sắc: Ta chỉ đạt được điều kì diệu là tình yêu, tình bạn, là sự bình yên, hạnh phúc khi chính ta cố gắng, nỗ lực để đạt được. Ta phải gieo trồng từng hạt mầm nhỏ, dày công chăm bón, vun đắp thì những giá trị tinh thần kia mới có thể nảy mầm và phát triển. Và cũng chính mỗi chúng ta mới có thể làm nên điều kì diệu đó bằng chính thời gian và tấm lòng của mình.

Bạn sẽ vui và có ý nghĩa biết mấy khi nhìn thấy “một cây non” lớn lên bằng sự chăm sóc, sự mong mỏi, chờ đợi bằng cả tấm lòng của mình. Tôi đã thấy một người bạn sung sướng biết bao nhiêu khi hạt mầm do chính tay mình trồng đã mạnh mẽ đội đất vươn lên trong những ngày đông lạnh giá. Cậu bạn ấy sẵn sàng khoe với tất cả những ai cậu gặp được về tình yêu mà cậu dành cho cây cũng như cây cảm nhận được hơi ấm từ cậu mà nảy mầm. Rồi sau này, những cây non ấy sẽ lớn dần và đâm hoa kết trái. Cũng như con người, đường đời đâu lúc nào cũng trải thảm đỏ để nâng bước ta lên để dễ dàng chạm đến đỉnh vinh quang. Đường đời nhiều lúc đầy chông gai, bấp bênh, ta phải vượt qua những khó khăn, gian khổ đó để vươn tới những giá trị cao quý. Trải qua sóng gió bằng chính khả năng của bản thân thì ta mới thấm thía những gì ta đạt được ngày hôm nay, mới có thể tôn trọng và tự hào về thành quả của mình.

Tình yêu hay hạnh phúc đều là những khái niệm trừu tượng mà mỗi chúng ta sẽ có một câu trả lời riêng. Tình yêu có khi đơn giản là tình yêu gia đình, anh em. Có những lúc chỉ cần được bao bọc, yêu thương, được mọi người quan tâm, lo lắng thì cũng là hạnh phúc. Tình yêu cũng có thể là tình cảm bạn bè được nâng lên cao hơn; hay tình yêu giữa nam và nữ, tình yêu lứa đôi. Vì vậy, tình yêu là sự quan tâm lẫn nhau, chăm sóc lẫn nhau, hiểu và thông cảm cho nhau.

Còn với hạnh phúc, hạnh phúc không chỉ là những lúc ta có địa vị, giàu có mà đôi khi chỉ đơn giản là được ở bên cạnh những người mình yêu thương; thành công trong một việc gì đó hay khi ta giúp được người khác một công việc khiến họ hạnh phúc thì lúc ấy, chính ta cũng cảm thấy hạnh phúc, có nhiều cách để tạo nên hạnh phúc nhưng chúng ta chỉ hạnh phúc thật sự khi chính chúng ta là người vun trồng nó.

Như ở Quán hàng phù thủy, khi quán mời khách với lời đề nghị hấp dẫn: “Ai muốn mua gì cũng có” thì ngay lập tức đã có vị khách đầu tiên. Nhưng thứ anh ta muốn mua lại là những điều rất kì lạ: “tình yêu, hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn ...” Tuy vậy, đúng như lời mời ở đầu, quán hàng phù thủy vẫn bán cho anh ta thứ mà anh ta cần nhưng không chỉ thế, họ đòi hỏi anh ta cũng phải tự vun trồng lấy. Anh ta không cần cây con, thứ anh ta cần là quả, là hoa. Nếu coi hạnh phúc là hoa, là quả thì người khách đầu tiên ấy có lẽ mãi mãi không tìm được nhưng nếu bắt đầu từ một hạt giống để anh ta tự vun trồng thì hoa và quả ấy mới chính là hạnh phúc thật sự của anh ta. Hạnh phúc đôi khi xuất phát từ những gì quen thuộc nhất với chúng ta hằng ngày, không phải cứ có thật nhiều tiền thì đã là hạnh phúc. Điều này thể hiện rõ qua câu chuyện về một cậu bé nhà giàu. Bố mẹ tuy vất vả làm ăn nhưng hàng ngày vẫn quan tâm đến cậu. Và một ngày nọ, mẹ cậu bé nhận ra rằng cậu không biết quý trọng những gì mà cậu đang có. Vì vậy, mẹ cậu đã nói với bố để cậu về quê trong một tuần, sau một tuần ấy, có lẽ cậu sẽ nhận ra được hạnh phúc mà cậu đang có. Và ngày hôm sau, cậu bé đã ở quê, cậu được làm ruộng, chăn trâu, hàng ngày phải dậy sớm ra ruộng cùng mọi người. Đó cũng chính là mục đích mà bố mẹ cậu muốn cậu trải nghiệm. Một tuần sau, cậu quay về nhà, cậu nói với mẹ rằng: “Chúng ta đâu có giàu có, trong khi nhà ta chỉ có một mảnh vườn nhỏ thì họ có cả một đồng ruộng. Chúng ta còn vất vả hơn họ vì trong khi chúng ta phải mất tiền mua rau thì họ lại có thể tự trồng”.

Trong cuộc sống cũng vậy, những giá trị cuộc sống phải do chính chúng tôi nuôi dưỡng và chưng cất. Sự bình yên, tình bạn hay cao hơn là tình người đều vậy cả. Chẳng thể có sự bình yên nào khi chúng ta sống ích kỉ, trong lòng ta là giông bão vì những ý nghĩ xấu xa. Chẳng có một tình bạn nào mà tự dưng keo sơn, gắn bó mà phải do chúng ta đã sống hết mình và cao thượng, và chẳng thể có một tình người ấm áp, bao la khi không thương nổi một cô bé có hoàn cảnh khó khăn, hay thờ ơ với những người xung quanh đang khốn khó cần đến chúng ta, chúng ta đã quay mặt không hề thương cảm. Những giá trị đó không phải tự dưng ai mang đến, càng không thể dùng tiền mà mua được. Câu chuyện trên chỉ có thể giúp ta hiểu một phần của hạnh phúc, tình yêu, tình bạn. Hay nói rộng ra là những trái ngọt từ cuộc sống. Đó là bắt nguồn từ những điều đơn giản nhất. Nhưng cũng chính từ câu chuyện ấy, ta cũng có câu trả lời cho câu hỏi “Làm thế nào để có được hạnh phúc”. Tất nhiên hạnh phúc là phải có sự vun trồng nhưng phải chăng hạnh phúc đã có ngay trong cuộc sống bình thường của chúng ta? Giới trẻ hiện nay thường cho rằng những gì ta có là chưa đủ hoặc tự ti rằng mình không giàu bằng người khác. Bởi vậy họ không thấy được những điều hạnh phúc sẵn có và nhìn Lại cuộc sống của mình, đặt mình vào hoàn cảnh éo le hơn để thấy được hạnh phúc của mình là rất cần thiết.

Cuộc sống luôn có những món quà ý nghĩa xung quanh chúng ta, giữa cuộc đời này. Nếu có một khoảng lặng để nhìn lại, ta sẽ thấy hạnh phúc của cuộc đời, đó chính là những quả ngọt được chính chúng ta chăm chút và vun trồng. Vì thế, hãy biết quý trọng những điều đó để.mỗi chúng ta không phải hối hận. Hạnh phúc không tự nhiên đến, mà cần được tìm kiếm và vun trồng.

Bài thơ nhắc nhở chúng ta về thói quen muôn thuở của loài người: mong chờ hạnh phúc từ trên trời rơi xuống, mong chờ những điều tốt đẹp sẽ xảy đến với mình. Nhưng cuộc đời sẽ là nơi dạy con người biết rằng không có gì tự dưng mà có, tất cả đều phải có sự cố gắng mà thành. Ngay cả quán hàng phù thủy, quán hàng của những phép màu, của những điều kì diệu trong cuộc sống cũng không thể đảm bảo điều đó... Chúng ta phải biết tự ý thức được vai trò của bản thân trong việc tạo ra hạnh phúc cho chính mình.

BÀI SỐ 2

Trong cuộc sống, con người luôn luôn có nhu cầu kiếm tìm hạnh phúc, luôn luôn có những cuộc sống. Đây là khát vọng mãnh liệt, thường trực trong con người từ xưa đến nay, là cái đích mà nhân loại vươn tới. Trên con đường đi kiếm tìm tình yêu và hạnh phúc, con người có nhiều cách khác nhau, có thể đúng đắn, có thể sai lầm. Nhà thơ Ấn Độ K. Badjadro Pradip đã kể một câu chuyện về một anh chàng đi tìm tình yêu, hạnh phúc, bình yên và tình bạn trong bài thơ Quán hàng phù thủy:

Một phù thủy
Mở quán hàng nho nhỏ
“Mời vào đây
Mua cái gì cũng có!”
Tôi là khách đầu tiên
Từ bên trong
Phù thủy ló ra nhìn
Anh muốn gì?
Tôi muốn mua tình yêu
Mua hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn
Hàng chúng tôi chỉ bản cây non
Còn quả chín, anh phải trồng, không bản.
                                        (Thái Bá Tân dịch)

Chính câu trả lời của phù thủy đã khiến người đọc phải ngẫm nghĩ, phải suy tư về cái gọi là hạnh phúc thiêng liêng, tình bạn cao quý, tình yêu đích thực hay đơn giản là sự bình yên. Đó đều là những cái và con người kiếm tìm, theo đuổi suốt cuộc đời của mình.

Có những người suốt cuộc đời than rằng mình bất hạnh, họ có biết đâu rằng hạnh phúc, sự bình yên, tình yêu và tình bạn vẫn luôn ở trong họ, từng giây từng phút. Nhưng những điều đó, bạn chỉ có thể bạn cảm nhận, được khi tâm hồn bạn mở rộng. Những suy nghĩ trong tư tưởng, tâm hồn mỗi người chính là chìa khóa để mở cánh cửa hạnh phúc, tình yêu... Chỉ khi nào ta biết trân trọng nó, đón nhận nó, tự khắc nó sẽ đến với tâm hồn mỗi chúng ta. Mỗi người sinh ra đều được rắc một hạt mầm tình yêu, một hạt mầm hạnh phúc, một hạt tình bạn, sự bình yên... Nhiệm vụ của mỗi người là phải biết nuôi dưỡng, chăm sóc những hạt mầm bé nhỏ ấy để một ngày nào đó, chúng sẽ trở thành quả chín. Đó chính là thành quả đạt được mà chúng ta đã tự rèn luyện, phấn đấu mà có được nó bằng chính khả năng của mình.

Nhân vật “tôi” phải chăng chính là đại diện cho thế hệ thanh niên hiện nay. Có thể thấy, nhiều bạn trẻ đã vô tình cho rằng thứ gì trên đời này cũng mua được bằng tiền. Họ quan niệm: Có tiền là có tất cả, kể cả tình yêu, tình bạn, hạnh phúc, bình yên. Nhưng không phải vậy. Có tiền ta có thể mua được mọi thứ vật chất chúng ta muốn, nhưng không thể mua được những giá trị tinh thần. Ngay cả cửa hàng của phù thủy với đầy phép màu nhiệm, “cái gì cũng có” cũng không thể đáp ứng được yêu cầu đó. Những đồng tiền không thể mua được hạnh phúc, sự bình yên, tình yêu và tình bạn. Hạnh phúc sao mua nổi bằng tiền, có tiền chưa chắc hạnh phúc. Ngày nay, nhiều bạn trẻ dường như quên đi cái tinh thần, cái hiểu biết bên trong, quên đi cả hạnh phúc, tự đánh mất sự bình yên, tình bạn, tình yêu của tất cả mọi người xung quanh dành cho họ. Xu hướng sống ích kỉ ấy đang dần ăn sâu vào tâm thức của một bộ phận giới trẻ.

Chúng ta hãy hiểu rằng, những thứ chúng ta khao khát kiếm tìm, thậm chí nghĩ rằng có thể dùng tiền để mua được là tình yêu, hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn... đều do chính chúng ta tạo nên. Đó chính là những cây non mà đôi khi ta không nhìn thấy. Nhưng nếu chúng ta đã thấy rồi hãy chăm sóc, nuôi dưỡng, trân trọng để nó ngày càng tốt, càng đẹp. Có được cây non sẽ có được mầm hạnh phúc, tình yêu, bình yên và tình bạn.

Hạnh phúc, tình yêu, tình bạn, sự bình yên không phải ngày một ngày hai mà có được, để có được nó, cả đời này, từng ngày, từng giờ ta phải tìm kiếm, phải rèn luyện. Đó là cả một quá trình kì công, đầy chông gai mà để có được quả chín ta phải khổ luyện, chăm sóc và vun trồng từ cây non, mầm nhỏ.

Hãy sống sao cho đáng với chữ "con người". Hãy ươm mầm hạnh phúc, tình yêu, sự bình yên, tình bạn... không gì có thể đổi lấy hay mua được nó, vậy từ mỗi chúng ta hãy tự mở lòng đón tiếp, trân trọng lấy những gì mà mình đang có.

Các bài học liên quan
Đề bài: “Hiền tài là nguyên khí của đất nước: Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh và vươn cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà xuống thấp” (Thân Nhân Trúng). Từ quan điểm trên, anh (chị) suy nghĩ như thế nào về trách nhiệm của mình?
Đề bài: Viết bài văn nghị luận xã hội nêu suy nghĩ của em về câu nói sau đây của nhà văn Nga: “Nơi lạnh nhất không phải Bắc Cực mà chính là nơi thiếu tình thương”.
Đề bài: Viết một bài văn nghị luận nêu suy nghĩ của em về câu nói: “Không phải nghề nghiệp làm danh giá con người mà chính con người làm danh giá nghề nghiệp”. - “Louis Pasteur”-
Đề bài: Dân gian có câu: “Ở hiền gặp lành ”, nhưng trong tác phẩm
Đề bài: Từ ý tưởng trong lời bài hát của Trịnh Công Sơn: “Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng”, em hãy viết bài văn nghị luận về “tấm lòng”
Đề bài: Nếu một người được gọi là phu quét đường hãy quét những con đường như Michelangcle đã vẽ tranh, hãy quét những con đường như Beethoven đã soạn nhạc và hãy quét những con đường như Shakerpear đã làm thơ.

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 11 mới cập nhật