Đề bài: Viết bài văn nghị luận nêu suy nghĩ của em về tính trung thực trong học tập thi cử của học sinh hiện nay
Từ xưa đến nay, trung thực là một trong những đức tính đáng quý và cần có ở mỗi con người. Đặc biệt là ở học sinh thì đức tính trung thực càng trở nên cần thiết và được thể hiện rõ trong học tập và thi cử.
- Bài học cùng chủ đề:
- Đề bài: Từ ý tưởng trong lời bài hát của Trịnh Công Sơn: “Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng”, em hãy viết bài văn nghị luận về “tấm lòng”
- Đề bài: Nếu một người được gọi là phu quét đường hãy quét những con đường như Michelangcle đã vẽ tranh, hãy quét những con đường như Beethoven đã soạn nhạc và hãy quét những con đường như Shakerpear đã làm thơ.
- Đề bài: Viết một bài văn nghị luận xã hội nêu suy nghĩ của em về câu ngạn ngữ Hi Lạp sau: “Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào”.
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
BÀI LÀM
Từ xưa đến nay, trung thực là một trong những đức tính đáng quý và cần có ở mỗi con người. Đặc biệt là ở học sinh thì đức tính trung thực càng trở nên cần thiết và được thể hiện rõ trong học tập và thi cử.
Trung thực là ngay thẳng, thật thà. Người có đức tính trung thực là luôn tôn trọng sự thật, chân lí, lẽ phải, không làm khác đi sự thật. Người có đức tính trung thực là người luôn nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật và sẽ luôn được mọi người tin tưởng.
Đức tính trung thực của con người được thể hiện qua cách sống ngay thẳng, thật thà, dám nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. Trong cuộc sống, đức tính trung thực được thể hiện rõ ràng nhất đó là thật thà, thẳng thắn nhận lỗi khi mình mắc lỗi, không báo cáo sai sự thật; không tham lam, gian dối.
Tính trung thực trong học tập, thi cử của học sinh được hiểu là không hỏi bài khi thi, không quay cóp, không có hành vi gian lận, dối trá trong khi làm bài kiểm tra, có thái độ nghiêm túc làm bài đúng với kiến thức và khả năng của mình, không lấy của người khác làm bài của mình. Trong học tập, thi cử, những biểu hiện của tính trung thực của mỗi học sinh là không quay cóp, chép bài của bạn, không mang theo tài liệu và mở tài liệu trong lúc thi hoặc kiểm tra, không chạy điểm, không dùng bằng giả ...
Có thể thấy trung thực là đức tính cần thiết, quý báu của mỗi người. Nếu có tính trung thực, nhân cách của mỗi người sẽ dần được hoàn thiện. Bản thân mỗi người sẽ được người khác kính trọng, yêu mến. Điều quan trọng hơn cả là bản thân người có tính trung thực sự tự xây dựng cho mình một hình ảnh, một chữ “tín” trong lòng mỗi người bạn và mọi người trong xã hội. Nhờ có tính trung thực trong học tập, chúng ta sẽ có được những kiến thức thực do chính chúng ta thu nhận và rèn luyện chứ không do học vẹt, học máy móc, hoặc qua loa, đối phó.
Tính trung thực còn giúp chúng ta có cái nhìn, đánh giá đúng năng lực của mỗi người. Học sinh có tính trung thực thì thầy cô giáo mới đánh giá đúng năng lực của mỗi học sinh để có kế hoạch bồi dưỡng và nâng cao kiến thức. Nếu học sinh có những việc làm không thể hiện tính trung thực của mình, các bạn vẫn có thể sửa những lỗi sai của mình để trở thành người tốt góp phần làm cho xã hội trong sạch, văn minh và ngày càng phát triển.
Sự thiếu trung thực sẽ gây ra những hậu quả xấu. Bởi trong cuộc sống, điều quan trọng nhất là chữ “tín”, là lòng tin của mọi người vào mình. Đánh mất chữ tín đồng nghĩa với đánh mất niềm tin và sự tôn trọng của mọi người đối với mình. Nếu chúng ta không trung thực trong học tập thì thầy cô, bạn bè không còn tin ở chúng ta nữa.
Hiện nay, trong các kì thi sự gian lận, thiếu trung thực còn khá phổ biến. Điều đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả thực chất của học sinh và việc dạy của giáo viên, gây dư luận xấu trong xã hội. Thiếu trung thực trở thành căn bệnh lây lan nhanh, làm xuống cấp đạo đức xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến nền giáo dục nước nhà.
Mỗi người cần phải có những hành động, việc làm cụ thể của riêng mình để giảm thiểu tình trạng thiếu trung thực trong nhà trường. Mỗi chúng ta cần xây dựng ý thức trung thực từ việc nhỏ đến việc lớn. Đặc biệt, đối với mỗi học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường việc luyện đức tính thật thà là rất cần thiết. Để được như vậy, chúng ta cần chú ý nghe giảng, trau dồi kiến thức phong phú. Nhà trường cần biểu dương một số tấm gương tiêu biểu về đức tính trung thực để học sinh noi theo và khuyến khích, động viên học sinh tham gia vào gìn giữ và phát huy đức tính tốt đẹp này. Đồng thời, chúng ta cũng cần lên án sự thiếu trung thực và từng bước đẩy lùi những tiêu cực do thiếu trung thực gây nên tùy theo khả năng của mỗi người.
Trung thực là đức tính rất cần thiết trong cuộc sống. Trong thời đại hiện nay, nhất là khi chúng ta đang trong thời kì hội nhập với nền kinh tế tri thức toàn cầu thì đức tính trung thực lại càng cần thiết hơn bao giờ hết vì sống trung thực giúp chúng ta, nâng cao phẩm giá, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội và sẽ được mọi người tin yêu, kính trọng. Vì vậy, mỗi người cần xác định đúng tư tưởng để có một tương lai tốt đẹp. Là một học sinh, em sẽ cố gắng phát huy đức tính trung thực của học sinh để góp phần hoàn thiện nhân cách bản thân như lời dạy của Bác Hồ “khiêm tốn, thật thà, dũng cảm” và nhận được sự tin yêu của thầy cô, bạn bè.
- Tuần 1 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 2 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 3 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 4 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 5 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 6 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 7 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 8 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 9 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 10 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 11 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 12 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 13 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 14 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 15 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 16 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 17 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 18 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 19 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 20 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 21 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 22 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 23 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 24 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 25 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 26 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 27 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 28 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 29 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 30 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 31 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 32 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 33 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 34 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 35 sgk ngữ văn lớp 11
- Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo