Đề bài: Em suy nghĩ gì về câu nói: “Phải biết nói lời cảm ơn”

Lời cảm ơn hay lòng biết ơn tạo nên sợi dây liên kết bền vững, kéo mọi người lại gần nhau. Trong cuộc sống hằng ngày, hai tiếng “cảm ơn” tưởng như quá đơn giản và quen thuộc nên thường bị lãng quên.

BÀI LÀM 1

Lời cảm ơn hay lòng biết ơn tạo nên sợi dây liên kết bền vững, kéo mọi người lại gần nhau. Trong cuộc sống hằng ngày, hai tiếng “cảm ơn” tưởng như quá đơn giản và quen thuộc nên thường bị lãng quên.

Câu nói “cảm ơn” chỉ gồm hai tiếng ngắn gọn nhưng nó lại mang ý nghĩa to lớn. Câu nói này ai cũng có thể nói được, hiểu được và đem đến sự thoải mái trong giao tiếp: “Cảm ơn” thể hiện một sự cảm kích chân thành từ phía người nói dành cho người nghe. Nhưng trên hết, trong một xã hội văn minh hiện đại, lời “cảm ơn” luôn là biểu hiện của người có văn hóa và hiểu biết.

Lời cảm ơn có thể dùng trong vô vàn tình huống. Trong một buổi học giáo dục nhân cách, học sinh được yêu cầu nói về bất cứ điều gì các em cảm thấy biết ơn và suy nghĩ cách để cảm ơn bằng hành động. Cả lớp rộn ràng, ồn ào, sôi nổi kể: “Em cảm ơn bạn An đã cho em mượn cây bút chì hôm thứ hai!”, “Em cảm ơn cô đã bọc lại vở cho em”, “Em cảm ơn bác lao công đã quét lớp sạch sẽ”... Thật sự, một đứa trẻ có thể quên đi nhiều kiến thức, nhưng khi bước vào đời, chúng sẽ không bao giờ quên được những giờ học “Biết ơn” sôi nổi như thế, để rồi trở thành một người biết nghĩ đến mọi người.

Có cậu bé nhặt giúp cô giáo viên phấn. Cô giáo đã nói lời cảm ơn, và chỉ một lời cảm ơn ấy khiến cậu bé vui cả tuần. Hay khi chiếc ô tô buýt vừa khép cửa chuyển bánh, bác tài xế nhìn thấy một bạn học sinh đang chạy vội đến. Bác liền dừng xe và mở cửa chờ. Bạn học sinh bước vội lên xe và nói: “Cháu cảm ơn bác!”. Lời cảm ơn khiến cô trở nên thật đáng yêu trong mắt mọi người.

Lời cảm ơn như một chất xúc tác giữa “cho” và “nhận”. Chúng ta hẳn còn nhớ, trong World Cup 2010 ở Nam Phi, nước chủ nhà kết thúc lễ bế mạc hoành tráng bằng một màn hình chiếu từ “cảm ơn” bằng gần ba mươi thứ tiếng trên thế giới. Màn cảm ơn đó không chỉ thể hiện sự cảm kích chân thành của nước chủ nhà mà còn thể hiện tình hữu nghị, sự đoàn kết giữa tất cả các dân tộc trên

Tôi muốn kể cho bạn nghe một câu chuyện có thật. Một ngày kia, căn bệnh ung thư quái ác đã cướp mất sinh mệnh của một chàng trai trẻ. Bạn bè anh, những người thân yêu của anh đều kêu than, trách móc cuộc đời bất công với anh. Còn anh, trong giây phút lâm chung, anh chỉ kịp viết hai chữ ngắn ngủi rồi ra đi mãi mãi. Đó là hai chữ: “Cảm ơn”. Một người đi gần hết đoạn cuối của hành trình nhân sinh, tưởng nhớ lại những ân huệ mà cuộc sống đã ban tặng mà càng thấy biết ơn cuộc sống. Câu cảm ơn trong tình huống này thực sự khiến người ta cảm động.

Tuy nhiên, nhiều người rất ngại nói lời cảm ơn vì họ cho rằng lời cảm ơn có vẻ khách khí và đôi khi là giả tạo. Nhưng vấn đề ở đây là sự thật lòng. Khi chúng ta chân thành biết ơn một ai đó vì họ đã làm cho ta một việc dù là rất nhỏ thì lời nói cảm ơn không hề sáo rỗng chút nào. Tiếng “cảm ơn” thốt ra làm người nói và người nghe đều vui - người nói được trải lòng mình, người nghe thấy mình cần phải tốt hơn. Thật thú vị và ý nghĩa khi người ta gắn vào những chiếc thùng rác vô tri vô giác tấm biển có dòng chữ: “Cảm ơn vì đã bỏ rác vào tôi”.

Để làm người đã khó, để làm người sống có văn hóa càng khó hơn. Không phải là ngẫu nhiên mà cha ông ta đã dạy: “Học ăn, học nói, học gói, học mở” hay “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, Hãy coi trọng những lời nói tưởng chừng như bình thường, giản dị và thậm chí là nhỏ bé... Hãy nói lời cảm ơn trước sự giúp đỡ của người khác - bất cứ họ là ai và bất cứ vì việc gì. Có thể nói, hai chữ “Cảm ơn” là câu nói đẹp nhất của nhân loại. Lời cảm ơn như là những món quà nhỏ, rất có ý nghĩa trong cuộc sống này. Nó làm mọi người xung quanh nao lòng vì cảm động trước vẻ đẹp văn hóa ứng xử. Ai đã không biết cảm ơn vì những điều nhỏ nhặt nhất sẽ không thể làm được những điều vĩ đại nhất.

(Sưu tầm và sửa chữa)

BÀI LÀM 2

Lời cảm ơn xuất phát từ lòng biết ơn của một người được nhận với người cho. Dĩ nhiên, trong cuộc sống, có nhiều việc không thể cứ nhất nhất phải trả ơn trả nghĩa, nhưng hãy nói một câu “cảm ơn” để thể hiện lòng biết ơn chân thành của mình với người.

Lời “cảm ơn” không phải chỉ đơn giản là thể hiện sự biết ơn mà.còn là bày tỏ cho người thấy mình cảm động với ơn nghĩa người ta làm cho mình. “Cảm ơn” còn là thể hiện cho họ biết rằng mình coi trọng họ, mình hiểu, lòng tốt của họ, hành động của họ đều đã tác động tốt cho mình. Lời cảm ơn cũng có nghĩa muốn người đã giúp mình biết rằng, mình không phải là kẻ vô ơn, mình không phải người chỉ biết hưởng mà không biết đến người khác, và mình sẽ có được sự coi trọng từ họ.

Lời cảm ơn có thể bắt gặp trong nhiều tình huống, xã giao thường ngày. Lời cảm ơn dường như đối với mỗi người là một thói quen sau khi được giúp đỡ. Nó thể hiện phép lịch sự, và cao hơn là tấm lòng, nhất là đạo đức của người nói. Lời cảm ơn và thái độ của người cảm ơn cũng góp phần thể hiện con người, tính cách, đạo đức,... của người nói: Đừng bao giờ nói lời cảm ơn lấy, bởi lời cảm ơn phải xuất phát từ chính tấm lòng biết ơn của mình với người khác.

Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay, một số người đã quên đi những giá trị “cho” và “được cho”. Những ai không muốn nói lời cảm ơn là người kiêu ngạo, ngang tàng và nhạt nhẽo. Anh ta cảm thấy anh ta không nợ ai, không xin ai. Những thứ anh ta đang có đều là những thứ anh phải được có, do công sức anh bỏ ra nên không cần phải nói lời cảm ơn ai cả. Nhưng chúng ta cần biết rằng, không phải bỗng nhiên mà chúng ta được xuất hiện trên thế giới này. Phải có cha mẹ sinh ra và nuôi dưỡng ta phải có thầy cô dạy dỗ ta. Từ hạt gạo, mớ rau và những thực phẩm, đồ dùng khác mà chúng ta dùng hàng ngày chẳng phải là nhờ vào sự vất vả, khó nhọc của những nông dân, công nhân và những người lao động khác hay sao?

Ông cha ta đã dạy, làm người thì “tiên học lễ, hậu học văn”. Lời cảm ơn chính là một trong những lễ nghi đầu tiên. Nó không phải bắt buộc, cũng không phải thủ tục cứng nhắc. Lời cảm ơn được nói ra để cho cả người nói, người nghe đều cảm thấy mình đã làm được việc có ý nghĩa tốt đẹp. Lời cảm om khi xuất phát từ lòng chân thành thì sẽ thể hiện cả sự tôn trọng, khiêm nhường, bao dung. Hãy nói với bất kì ai đã mang lại niềm vui cho chúng ta dù là rất nhỏ câu nói đi ra từ đáy lòng mình: “Cảm ơn!”.

Các bài học liên quan
Đề bài: Trình bày vắn tắt quan điểm nghệ thuật của Nam Cao.
Soạn bài Vào phủ chúa Trịnh trang 3 SGK Ngữ Văn 11

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 11 mới cập nhật