Đề bài: Bình giảng đoạn thơ sau trong bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử: Gió theo lối gió, mây đường mây... Có chở trăng về kịp tối nay?
Trong cuộc đời ngắn ngủi gặp nhiều bất hạnh của mình, Hàn Mặc Tử đã để lại cho nền thơ ca Việt Nam hiện đại một vài bài thơ xứng đáng là những kiệt tác, trong số đó có Đây thôn Vĩ Dạ in trong tập Thơ Điên.
- Bài học cùng chủ đề:
- Đề bài: Bình giảng khổ thơ đầu bài ”Đây thôn Vĩ Dạ” - Hàn Mặc Tử.
- Đề bài: Phân tích bài “Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử).
- Soạn bài Đây thôn Vĩ Dạ, trang 38 SGK Văn 11
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
Đề bài: Bình giảng đoạn thơ sau trong bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử:
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
BÀI LÀM
Trong cuộc đời ngắn ngủi gặp nhiều bất hạnh của mình, Hàn Mặc Tử đã để lại cho nền thơ ca Việt Nam hiện đại một vài bài thơ xứng đáng là những kiệt tác, trong số đó có Đây thôn Vĩ Dạ in trong tập Thơ Điên. Bài thơ không chỉ làm sáng danh cho một thi sĩ tài hoa mà còn góp phần làm rạng danh cho một xứ sở vốn đã nổi tiếng mộng và thơ. Bài thơ gồm ba khổ, khổ thứ nhất là cảnh Vĩ Dạ lúc hừng đông, khổ thứ hai miêu tả bầu trời sông nước Vĩ Dạ xứ Huế, khổ thơ thứ ba là nỗi niềm da diết, day dứt của nhà thơ trước cảnh thơ mộng trong sáng và tình người thôn Vĩ. Đoạn thơ bình giảng là khổ thứ hai trong bài thơ:
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đỏ
Có chở trăng về kịp tối nay?
Vĩ Dạ nói riêng và Huế nói chung vốn là xứ mộng và thơ. Đã có lần Tố Hữu viết:
Du khách bảo đây vườn kín đáo
Với hương dịu dịu ý ngàn xưa
Trời mây xanh nhạt màu hư ảo
Đây xứ mơ màng đây xứ thơ
Cô gái thẫn thờ về ảo mộng
Nghiêng nghiêng vành nón dáng chờ ai
Ven bờ sông phẳng con đò mộng
Lả lướt đi về trong gió mai.
Về với Vĩ Dạ, với Huế và núi Ngự sông Hương, Hàn Mặc Tử đã cảm nhận được linh hồn rất Huế ấy. Khung cảnh Huế dưới ngòi bút Hàn Mặc Từ có sông nước, có bờ bãi, có gió mây, có con thuyền ai đó đậu dưới ánh trăng nơi bến vắng... Tất cả tạo nên một bức tranh êm đềm thơ mộng:
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay.
Hai câu thơ tả gió mây, tả dòng nước và hoa bắp nhưng tình người luôn thấm vào cảnh vật và hiện rõ trên mỗi màu sắc, đường nét. Hai câu thơ gợi cảm giác chia li, buồn vắng não nề. Phải chăng có một mối tình đơn phương chưa có những giây phút gặp gỡ ngọt ngào đã sớm rơi vào cảnh ngộ đắng cay chia lìa? Vì thế cảnh cũng như hòa vào lòng người mà sầu tủi phân li. Mây bay là nhờ gió thổi, mây gió thường một chiều nhưng ở đây bỗng dưng đôi đường đứt gãy: gió theo lối gió, mây đường mây gợi sự chia li. Ta hiểu vì sao gió, mây được nhắc lại đến hai lần trong câu thơ, nhưng lại bị đẩy ra một khoảng cách xa hơn. Sự li tán đó có phải chăng cũng chính là sự li tán của lòng người? Và ngay đến cả dòng nước vô tri kia cũng trở nên “buồn thiu”, những bông hoa bắp cũng chỉ khẽ nhẹ lay trong gió hắt hiu.
Hai câu thơ không chỉ nhằm tả cảnh mà còn tả tình trong cảnh và dường như nhà thơ còn muốn diễn tả cái nhịp điệu của cảnh. Đó là cái nhịp điệu êm ả lững lờ, cái nét trầm tư rất điển hình không nơi nào có được của Huế mộng và thơ. Nhịp điệu câu thơ khoan thai, chậm rãi cũng đã diễn tả rất thành công hình ảnh đó. Hai chữ "buồn thiu" được đặt giữa dòng thơ là sự lan tỏa trong cái buồn lặng lẽ phủ lên dòng nước đang trôi lại vừa ngắm vào hoa bắp trên sông. Trong cái tâm trạng buồn trĩu nặng của cảnh chia li ấy, nhà thơ như đắm mình trong ảo mộng. Cảnh hiện lên như không còn là thực nữa mà như ở một cõi xa xăm nào, trong tâm tưởng nhà thơ như chợt bừng lên cuống quýt một lời nhắn gửi:
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
Thiên nhiên thấm đẫm một màu trắng mới. Ở khổ một, bức tranh còn đẫm ngợp trong ánh “nắng mới lên”, vậy mà bây giờ cảnh đã nhuộm màu ánh trăng. Câu thơ nào cũng toát lên một sắc màu, đều có nét ánh lên, càng làm cho hôn người đã cảm nhận rõ hơn sự trống trải đơn lạnh của chính mình. Hàn Mặc Tử là người rất mê trăng, trăng đã trở thành nhân vật huyền thoại trong thơ ông:
Không gian dày đặc toàn trăng cả
Tôi cũng trăng mà nàng cũng trăng.
(Huyền ảo)
Áo ta rách rưới trời không vá
Suốt bốn mùa trăng mặc vải trăng.
(Lang thang)
Vì vậy, viết về xứ Huế mộng mơ, Hàn Mặc Tử không thể không tả trăng. Trăng dưới ngòi bút tài hoa của ông bỗng trở nên huyền ảo, tạo ra một không gian nửa thực, nửa hư:
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
Chỉ có trong mộng thì sông mới là sông trăng mà thuyền mới chở đầy trăng. “Thuyền chở trăng” chính là ước mơ hội ngộ giao duyên giữa cảnh và người. Ở đây Hàn Mặc Tử quả là một con người có con mắt rất mơ, rất ảo: “Nhìn vào sự thực thì sự thực thành chiêm bao. Nhìn vào chiêm bao lại thấy biến thành huyền diệu. Lời thơ của Tử thanh cao quá, ngọt lịm cả người” (Bích Khê).
Trong thơ của Hàn Mặc Tử, người thơ ở đây đang rất đơn côi, đang khao khát được chia sẻ tâm sự. “Có chở trăng về kịp tối nay?” là cả một nỗi lòng mong đợi, một câu hỏi gần như là một sự khắc khoải, bồn chồn. Một niềm vui phấp phỏng hi vọng chờ đợi một cái gì đó đang dời đi biết khi nào quay trở lại? Câu thơ nhói lên một sự nuối tiếc; xót xa. Cả bài thơ là sự ảo hóa của bút pháp tài tình Hàn Mặc Tử, tác giả vô tình tạo cảm giác về cái không rõ ràng, sự chập chờn giữa hư và thực. Đại từ phiếm chỉ “ai” vang lên trong suốt ba khổ thơ thể hiện một phần đặc điểm này: “vườn ai” (khổ 1), “thuyền ai” (khô 2);” tình ai” (khổ 3), ẩn chứa nỗi niềm day dứt khôn nguôi của nhà thơ về thiên nhiên và con người Vĩ Dạ. Khổ thơ trên góp phần quan trọng làm rõ những đặc điểm trên và góp phần khẳng định tài năng của Hàn Mặc Tử.
- Tuần 1 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 2 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 3 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 4 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 5 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 6 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 7 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 8 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 9 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 10 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 11 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 12 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 13 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 14 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 15 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 16 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 17 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 18 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 19 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 20 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 21 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 22 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 23 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 24 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 25 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 26 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 27 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 28 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 29 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 30 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 31 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 32 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 33 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 34 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 35 sgk ngữ văn lớp 11
- Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo