Đề bài: Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Vích-to Huy-gô

Vích-to Huy-gô (1802 - 1885) hiện thân của trường phái lãng mạn Pháp, đồng thời cũng là hiện thân của một thế kỉ văn học. Ông sinh ra tại thành phố Bê-san-côn.

BÀI LÀM

Vích-to Huy-gô (1802 - 1885) hiện thân của trường phái lãng mạn Pháp, đồng thời cũng là hiện thân của một thế kỉ văn học. Ông sinh ra tại thành phố Bê-san-côn. Bố mẹ xung khắc dẫn đến gia đình tan vỡ, Huy-gô lớn lên trong vòng tay nuôi nấng của mẹ. Từ bé, ông đã sớm bộc lộ khí chất mạnh mẽ, đa cảm và không chấp nhận cái tầm thường.

Năm 17 tuổi, Huy-gô đã được Viện Hàn lâm trao tặng giải thưởng thơ và được mệnh danh là “thần đồng thi ca”.

Năm 1841, ông được bầu vào Viện Hàn lâm Pháp. Năm 1845, ông trở thành nguyên lão nước Pháp. Năm 1851, ông rời bỏ nước Pháp, chấp nhận cuộc sống lưu vong, sống trên hòn đảo nhỏ giữa biển khơi. Đây cũng là thời kì Huy-gô đạt đến đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác. Tác phẩm của ông. được đánh giá là “một tiếng vọng âm vang của thời đại”. Không những thế, Huy-gô còn là một người suốt đời có những hoạt động xã hội và chính trị tác động mạnh mẽ tới những nhân vật và khuynh hướng tiến bộ của thời đại.

Năm 1870, đế chế Na-pô-lê-ông sụp đổ. Huy-gô trở về Pháp và cùng thời điểm này ông đã mất gần hết người thân.

Tháng 5 năm 1885, ông đi vào cõi vĩnh hằng. Thi hài ông được an nghỉ tại điện Păng-tê-ông - nơi an táng các vĩ nhân của nước Pháp.

Huy-gô nổi tiếng với các tác phẩm: tiểu thuyết: Nhà thờ Đức Bà Pa-ri (1831), Những người khốn khổ (1862), Chín mươi ba (1874)... Thơ, tiêu biểu như: Lá thu (1831), Tia sáng và bóng tối (1840), Trừng phạt (1853), Truyền kì các thời đại (1959), Khúc hát phố phường và đồng nội (1865)... Kịch: Crôm-oen (1827), Ec-na-ni (1830).

Huy-gô là nhà văn lãng mạn bậc thầy, ông được cả thế giới ngưỡng mộ. Hơn thế nữa, ông còn chiến đấu không ngừng nghỉ vì sự tiến bộ của con người. Năm 1985, nhân kỉ niệm 100 năm ngày mất của ông, thế giới đã làm lễ kỉ niệm Huy-gô - Danh nhân văn hóa nhân loại.

Các bài học liên quan
Đề bài: Trình bày vắn tắt quan điểm nghệ thuật của Nam Cao.
Soạn bài Vào phủ chúa Trịnh trang 3 SGK Ngữ Văn 11

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 11 mới cập nhật