Đề bài: Vẻ đẹp thiên nhiên trong bài “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử

Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ được sáng tác khi tác giả đang phải trải qua hoàn cảnh hết sức éo le, với căn bệnh nan y đây ông ra khỏi cuộc đời trần thế. Lòng khao khát trở về với thôn Vĩ luôn thường trực trong trái tim Hàn Mặc Tử.

BÀI LÀM

Hàn Mặc Tử được biết đến là một hiện tượng thơ kì quái bậc nhất trong phong trào Thơ mới. Thơ của ông đầy rẫy những hơn máu, yêu ma bủa vây. Có lẽ chính vì ông phải sống trong cuộc đời đầy bất hạnh của nỗi đau cả về thể xác lẫn tâm hồn. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó thì không thể làm nên tên tuổi lớn của Hàn Mặc Từ trên thi đàn. Vì sau những nỗi đau đó vẫn là tấm lòng yêu cuộc sống, khao khát với cuộc đời trần thế. Điều đó được minh chứng rõ ràng qua bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ với bức tranh thiên nhiên đậm chất Huế thanh khiết, tinh khôi và đầy mê hoặc.

Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ được sáng tác khi tác giả đang phải trải qua hoàn cảnh hết sức éo le, với căn bệnh nan y đây ông ra khỏi cuộc đời trần thế. Lòng khao khát trở về với thôn Vĩ luôn thường trực trong trái tim Hàn Mặc Tử. Cuộc hành hương về thôn Vĩ chỉ tồn tại trong dòng tâm tưởng của tác giả, nhưng nó lại đưa người đọc đến với một thế giới thiên nhiên sống động, tuy có vẻ đứt quãng nhưng thực chất lại liền mạch. Ban đầu là cảnh vườn tược xinh xắn, tiếp đó lại mở rộng ra cảnh thiên nhiên của mây, gió, sông nước. Và cuối cùng khép lại bằng cảnh sương khói mờ ảo đậm chất Huế, Thiên nhiên Vĩ Dạ quả như một bức tranh tuyệt đẹp và người họa sĩ chính là Hàn Mặc Tử.

Ở khổ thơ đầu tiên, tác giả dẫn ta vào một khu vườn thôn Vĩ, nơi luôn gắn bó với con người xứ Huế, để lần đầu tiên ta được chiêm ngưỡng những gì tinh khôi nhất khi:

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

Ta bắt gặp một thứ năng mới là lạ, đó là “nắng hàng cau”; Đây là thứ nắng mới của một ngày. Có lẽ trong vườn, cây cau là cây cao nhất nên sáng sớm, nó được đón những ánh nắng đầu tiên của ngày mới, hàng cau bỗng trở thành một chiếc thước khổng lồ dùng để đo “mực nắng”. Nắng lên cao dần, cao dần, khu vườn với bao nhiêu những loài cây khác được thứ “nắng mới” soi rọi. Câu thơ thứ hai “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc” đẹp cả hình thức lẫn nội dung. Từ “mướt” và “ngọc” dùng thật đắt, cùng biện pháp so sánh, nó đã biến khu vườn bình dị trở nên lộng lẫy hẳn lên. Hẳn là người viết phải yêu quý, trân trọng mảnh vườn quê hương lắm mới có thể miêu tả khu vườn đẹp đến vậy. Những lá biếc sau một đêm sương đã gột rửa hết bụi bẩn, để giờ đây dưới ánh nắng, nó ánh lên sự non tơ mỡ màng sức sống. Đang vẽ lên những nét bao quát, bỗng tác giả thu về một chi tiết “khuôn mặt chữ điền’’ sau khóm trúc. Nhiều người sẽ để ý đến khuôn mặt chữ điền và sự xuất hiện của con người hơn nhưng ở đây cảnh trúc thanh mảnh lại có sự duyên dáng riêng của nó. Đến đây ta nhớ tới một câu thơ:

Vĩ Dạ thôn, Vĩ Dạ thôn
Biếc tre cần trúc không buồn mà say.

Dạo chơi ở khu vườn mới là sự khởi đầu, tác giả bỗng đưa ta tới cảnh mây gió, sông nước và nới rộng bức tranh phong cảnh:

Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?

Cảnh vật bỗng trở nên sống động hơn vì có sự chuyển động của gió, mây và “dòng nước buồn thiu”. Nói đến chuyển động nhưng tác giả lại muốn miêu tả cái tình của không gian. Xứ Huế mộng mơ vốn yên ả, thanh bình như nó hằng có, nay lại nhuộm màu tâm trạng da diết nhớ nên lại càng trở nên u sầu. “Gió - mây” vốn song hành mà nay lại chia hai ngả, mọi thứ như tách rời, chia rẽ. Dòng nước chảy xuôi cũng có tâm trạng của nó, nó chảy mãi và đưa ta đến với dòng sông trăng, vẫn là một hình ảnh quen thuộc của thơ cổ, dòng sông trăng với sự lung linh huyền ảo, một mặt đã tô nền kì ảo của bức tranh cảnh vật, một mặt nó lại gợi nỗi nhớ mong muốn âm thầm trong lòng tác giả. Đứng trước cảnh sông nước, con người không khỏi có những giây phút chạnh lòng để rồi “bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”. Con thuyền neo đậu bến bờ nào đó, liệu có nghe thấy tiếng lòng của “trăng” ở nơi đây?

Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền...

Mọi vật giờ đây đã trở nên kì ảo, và nó đang dần chìm vào cõi hư không trong màn “sương khói mờ nhân ảnh”, vẫn biết cảnh sương khói là cảnh quen thuộc của xứ Huế, nhưng với Hàn Mặc Tử, mọi thứ đã trở thành ảo giác với sắc trắng kì lạ hiện về. Bức tranh làng quê còn đó, bến sông trăng vẫn trải dài vô tận, nhưng sao tất cả chỉ như một giấc mơ, rất gần lại rất xa... để rồi giờ đây cuộc hành hương trong tâm tưởng chỉ còn lại màu trắng huyền ảo ấy?

Như vậy, bức tranh thiên nhiên khép lại trong nhiều suy nghĩ là lạ, ngạc nhiên, thích thú với bao cảnh thực xứ Huế, chìm trong cảnh mộng của sông nước mênh mông để cuối cùng chỉ còn ta bơ vơ trong cảnh ảo dưới làn sương khói. Bài thơ hơn hết thể hiện tấm lòng của tác giả với thiên nhiên, tình yêu quê hương xứ Huế, niềm mong mỏi ngày trở về của một người bệnh đang xa rời cuộc đời từng ngày. Khi đó, bài thơ đẹp như tranh này ra đời vì tác giả của nó vẫn còn sự lạc quan và hi vọng, Hàn Mặc Tử lại thật tài tình khi vẽ ra bức tranh này bằng những thủ pháp như so sánh, ẩn dụ rất hợp lí. Cách sử dụng từ ngữ của ông cũng khiến bài thơ với đề tài không mới nhưng lại không giống bất cứ bức tranh quê hương nào. Nó vừa mang vẻ tinh khôi trong trẻo lại vừa bí ẩn đầy mê hoặc.

Có thể nói, bài thơ ra đời đã trở thành một trong những kiệt tác của phong trào Thơ mới nói riêng và thi đàn Việt Nam nói chung. Nhà thơ đã kết hợp hài hòa giữa việc tả thực Với bút pháp tượng trưng, lãng mạn và trữ tình. Chính vì vậy, đến với bài thơ, ta ấn tượng bởi cảnh sông nước thơ mộng và tâm trạng da diết, bâng khuâng lẫn hoài nghi của một trái tim khắc khoải, một thi sĩ tài hoa mà bất hạnh.

Các bài học liên quan
Đề bài: Màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại trong bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận.
Đề bài: Nêu suy nghĩ của mình về lời nhận xét sau đây của nhà thơ Xuân Diệu: “Tràng giang là bài thơ ca hát non sông đất nước, do đó nó dọn đường cho tình yêu giang sơn Tổ quốc”.
Đề bài: Phân tích khổ cuối bài “Tràng giang”.

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 11 mới cập nhật