Đề bài: Về một khổ thơ mà anh (chị) cho là hay nhất trong bài “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử
Quãng thời gian từ 1930 - 1945 là một khoảng thời gian rất đặc biệt của nền văn học nước nhà. Sự ra đời của phong trào Thơ mới đã đồng hành với sự ra đời của cả “một thời đại trong thi ca”.
- Bài học cùng chủ đề:
- Đề bài: Vẻ đẹp thiên nhiên trong bài “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử.
- Đề bài: Phân tích bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Từ để thấy được vẻ đẹp thiên nhiên.
- Đề bài: Phân tích bức tranh thiên nhiên và tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử.
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
BÀI LÀM
Quãng thời gian từ 1930 - 1945 là một khoảng thời gian rất đặc biệt của nền văn học nước nhà. Sự ra đời của phong trào Thơ mới đã đồng hành với sự ra đời của cả “một thời đại trong thi ca”. Trong đó, cái tên Hàn Mặc Từ được xem như một trong những dấu ấn đáng kể, nổi bật với phong cách thơ không, giống bất cứ ai. Những điều đó đã được thể hiện qua khổ thơ đầu tiên trong bài Đây thôn Vĩ Dạ, khổ thơ được cho là hay nhất bài thơ với sự kết tinh của cảnh thiên nhiên và con người xứ Huế trong trẻo, tinh khôi, tình cảm của người làm thơ ấm áp, tha thiết:
Sao anh không về chơi Thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ được viết khi tác giả đang ở trong hoàn cảnh éo le: đang phải chống chọi với căn bệnh phong quái ác. Cái quái ác mà căn bệnh này mang lại là sự suy giảm về sức khỏe, trải qua những cơn đau về thể xác, nhưng có lẽ đau đớn hơn cả là nỗi khổ về mặt tinh thần khi căn bệnh đã cướp đi mối liên hệ, giao tiếp giữa người bệnh và cuộc đời trần thế. Vì thế, Hàn Mặc Tử bỗng chốc rơi vào tâm trạng tuyệt vọng với bao nỗi đau giằng xé, và ông đã tìm đến Thơ Điên để làm vơi đi nỗi đau này, Tuy vậy, bốn câu thơ đầu trong bài Đây thôn Vĩ Dạ với vẻ trong trẻo, tinh khôi, khác hẳn với vẻ điên loạn, đau thương vốn có của Hàn Mặc Tử lại luôn được xem như kiệt tác của ông nói riêng, của cả một thời đại thi ca nói chung, như vậy có mâu thuẫn gì chăng?
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Đầu tiên, đây là một câu hỏi, với đối tượng là “anh”, với mục đích là “về chơi thôn Vĩ. Vậy còn ai là người hỏi? Đến với thơ ca, ý tại ngôn ngoại, lời ít, ý nhiều, bạn yêu thơ không tránh khỏi việc đưa ra những ý kiến khác nhau về một chi tiết, hình ảnh văn chương. Trong trường hợp này, đã có những ý kiến cho rằng đây là câu hỏi đơn giản, là một cô gái thôn Vĩ hỏi một chàng trai do căn cứ vào địa điểm mới là “thôn Vĩ’. Cũng có ý kiến cho rằng câu hỏi này là của Hoàng Cúc, mối tình đơn phương của Hàn Mặc Tử. Có vẻ đây là ý kiến hợp lí, vì bài thơ này được lấy cảm hứng sau khi tác giả nhận được tấm bưu thiếp của Hoàng Cúc. Nhưng nếu ai đã đọc đời thơ của Hàn Mặc Tử sẽ biết rằng trong tấm bưu thiếp đó không có lời mời mọc nào cả, mà chỉ là một lời chúc sức khỏe mà thôi. Trong thơ ca, mọi thứ đều chỉ là tương đối, chỉ là “gợi”, ta không nên suy đoán theo nghĩa quá cụ thể. Vì vậy, rất có thể đây là lời của chính Hàn Mặc Tử tự phân thân, để an ủi, vỗ về lòng mình. Phân thân tạo thành một cuộc đối thoại giả và độc thoại thật. Khát khao về với thôn Vĩ của tác giả ẩn trong lời mời mọc và như trách móc này, bởi thôn Vĩ là một miền đất mang bao kí ức tươi đẹp, không chỉ có cảnh đẹp mà còn có mối tình đơn phương với người con gái thôn Vĩ. Khi xa cách mảnh đất đó, khát khao và nỗi nhớ trong Hàn Mặc Tự vẫn luôn thường trực trào dâng, bởi:
Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn.
(Chế Lan Viên)
Nhưng khao khát và thực tế không phải lúc nào cũng gặp được nhau. Câu thơ đầu còn mang một nỗi thất vọng ẩn sau hai chữ “không về”. Bởi, bệnh tật đã biến thành một cái vòng giam hãm chàng thi sĩ trẻ, phải xa lìa trần thế, xa lìa mảnh đất thân yêu. Câu hỏi này còn như một lời trách cứ, cảnh đẹp mà người hờ hững. Người hờ hững cũng có lí do của nó. Phải chăng người đã nhận thức được tình yêu của mình chỉ là một phía, như “dòng sông một bờ”, và những khoảng cách sẽ đưa mối tình này trở thành sự mặc cảm trong lòng của thi nhân. Vì vậy lúc này Hàn Mặc Tử chỉ có thể tìm đến dòng tâm tưởng của mình để về với Vĩ Dạ thôn:
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Hình ảnh hiện lên đầu tiên trong tâm tưởng của tác giả là “nặng hàng cau”. Câu thơ được ngắt nhịp 4/3, nhấn mạnh ở cụm từ “nắng mới lên”. “Nắng hàng cau” là một hình ảnh quen thuộc ở xứ Huế, lại là “năng mới” của một ngày khiến ta cảm nhận được sự tinh khôi của buổi sớm. Với kết cấu rất đẹp “nắng - cau - nắng”, câu thơ sẽ đưa ta lên tầng cao của "hàng cau" tới bầu trời để cảm nhận được những khoảnh khắc, những tia nắng đầu tiên của một ngày, tươi tắn và đầy sức sống đang chiếu xuống;. Chính hình ảnh "nắng mới" này đã làm nên nét riêng biệt của bài thơ với những hình ảnh như “nắng trở chiều” trong Thơ duyên của Xuân Diệu hay “nắng chang chang” trong Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử: vẻ đẹp lung linh, tinh khiết của buổi sớm ban mai. Nói thêm về hình ảnh này, có nhà văn đã ví những cây cau như một chiếc thước đo khổng lồ để đo độ rộng, dài của năng. "Nắng mới" như mở ra không gian cao rộng và đưa ta đến với khu vườn thôn Vĩ.
Nếu ở câu trước miêu tả nắng ở tầng cao thì ở câu “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”, tác giả lại tả khu vườn ở tầng thấp. Gây ấn tượng với bạn đọc đầu tiên là “xanh mướt” và “ngọc” hiện ra trước mắt chúng ta là bức tranh thôn Vĩ với khu vườn mướt một màu xanh như ngọc. Có lẽ sau một đêm, những cành lá cây được gột rửa sạch sẽ bởi sương đêm, lại được đón những tia nắng đầu tiên chiếu xuống, nó trở nên lung linh hơn bao giờ hết. Ta tưởng tượng những cành lá xanh non tơ, mỡ màng, tràn trề sức sống và có ánh nước đã biến khu vườn trở thành một viên ngọc sáng. Cái hay ở chỗ nơi vườn tược vốn được xem là thanh bình, bình dị đó, giờ đây dưới sự trân trọng của người làm thơ, nó như có vẻ đẹp hút hồn, bỗng trở nên cao sang hẳn lên. Khu vườn thật trù phú và chắc hẳn chủ nhân của khu vườn đã chăm sóc nó thật cẩn thận. Nhưng, khu vườn không thể xác định được chủ nhân bởi chữ “ai” phiếm chỉ. Chữ “ai” này cũng nằm trong hệ thống của bốn chữ “ai” trong bài thơ, nó khiến cuộc trở về thôn Vĩ trong tâm tưởng này trở nên mơ hồ và khó nắm bắt. Trong cuộc trở về đó, con người cảm thấy ngạc nhiên, bất ngờ khi đứng trước màu xanh mướt cuốn hút của khu vườn, với màu xanh của làng quê xứ Huế, hay chính là bao màu xanh khác của cuộc sống đang mời gọi phía trước. Cùng với màu nắng ở trên và màu xanh ở dưới, hay nói cách khác, tính từ “xanh” ở dưới đã được hứng nắng từ câu trên. Tất cả đã được hòa quyện thành bức tranh thiên nhiên, phong cảnh, bức tranh quê hương xứ Huế, có nơi đâu thanh bình như nơi đây.
Khi mà cảnh đẹp đang được rộng mở, được thứ “nắng mới” soi rọi, thì tác giả bỗng thu về một chi tiết nhỏ:
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Cùng với đó là sự xuất hiện của con người thôn Vĩ. Hình ảnh “lá trúc”, cành trúc lại là hình ảnh rất quen thuộc của thôn Vĩ. Ta tìm thấy hình ảnh này trong những câu thơ của nhà thơ Bích Khê:
Vĩ Dạ thôn, Vĩ Dạ thôn
Biếc che cần trúc không buồn mà say.
Nhưng có lẽ sự xuất hiện của con người với khuôn mặt chữ điền vẫn thu hút sự chú ý hơn cả. Có vẻ như “khuôn mặt chữ điền” cũng gây ra những sự suy đoán, tưởng tượng khác nhau. Nó là khuôn mặt của chàng trai hay cô gái? Rất có thể câu thơ vẫn được lấy cảm hứng từ bức bưu thiếp của Hoàng Cúc, bởi trên đó có hình một cô gái và một cành trúc rủ bóng. Nhưng dù hiểu thế nào, đây vẫn là hình ảnh đẹp khi mà đã khắc họa hình ảnh của người mang khuôn mặt chữ điền phúc hậu đứng e lệ, khép nép sau khóm trúc. Sự thành công về mặt tạo hình là ở chỗ tác giả đã khéo léo giảm nhẹ sự vuông vức của “mặt chữ điền” khi kết hợp với hình dạng thanh mảnh của cành trúc.
Con người xứ Huế cũng như phong cảnh nơi đây có chút gì đó yên ả, thanh bình “phá lẫn trầm tư”. Chính vì thế mà cảnh và người xứ Huế vẫn luôn ngự trị trong nỗi nhớ của nhà thơ. Tất cả đã quá đủ cho một lời mời gọi đầy hấp dẫn trở về nơi chốn cũ người xưa ...
Đây thôn Vĩ Dạ là một thi phẩm xuất sắc viết về thiên nhiên và con người xứ Huế, để lí giải cho thắc mắc có hay không sự mâu thuẫn giữa phong cách thơ của Hàn Mặc Tử ở tập Thơ Điên và trong bài thơ này, đặc biệt là khổ đầu. Khổ đầu bài thơ quả thực đã gắn với bao nhiêu tinh túy được tác giả gửi gắm. Một con người sống giữa thực tế của sự đau khổ, tuyệt vọng sao có thể xuất thân những câu thơ hướng đến sự tinh khôi, tinh khiết, trong trẻo của cuộc sống đến thế. Vượt lên trên mọi khổ đau là một Hàn Mặc Tử mang tấm lòng tha thiết với quê hương, với mảnh đất Vĩ Dạ thôn, nơi đó cảnh thì tinh khiết, tinh khôi, con người thì chất phác, nhân hậu. Bao trùm lên khổ thơ bốn câu này là tình cảm của người làm thơ với cuộc sống. Để có được những điều đó, chỉ có thể là một Hàn Mặc Tử yêu sống, ham sống, khát khao về với cuộc đời trần thế để tận hưởng cuộc sống tươi đẹp vẫn đang ở phía trước với một chàng trai mới có 26 tuổi. Tình yêu cuộc sống vẫn lớn đến thế nào, ngay cả khi chàng thi sĩ quần quại với những yêu ma, hồn máu, thì trong sâu thẳm của những giây phút cuồng loạn đó vẫn là tâm hồn tươi đẹp, trong trẻo như cảnh đẹp của thôn Vĩ, xứ Huế. Người đọc cũng tìm thấy nhiều cảm xúc khi đến với khổ đầu này: say đắm cùng tác giả với thiên nhiên tươi tắn, xinh đẹp, thấu hiểu tình yêu quê hương xứ Huế thật đáng trân trọng, hay đồng cảm với nỗi lòng nhà thơ vì dưới những câu chữ đẹp đẽ kia vẫn là nỗi buồn, sự tiếc nuối của con người đã bị bệnh tật đây xa Vĩ Dạ, và chôn chặt mối tình đơn phương mãi mãi chỉ là một hoài niệm trong kí ức.
Không chỉ có những thành công về mặt nội dung, bài thơ còn có vẻ đẹp trong cách sử dụng từ ngữ, những biện pháp so sánh, đồng thời thể hiện được phong cách thơ rất riêng của Hàn Mặc Tử với sự mơ hồ, những ám ảnh. Với bốn câu thơ, mỗi câu mang một dư vang khác nhau, và nếu đọc bằng giọng Huế thì việc cảm nhận bằng ca từ sẽ rất đi vào lòng người.
Qua khổ thơ, với những gì mà ta đã cảm nhận, thật dễ hiểu tại sao bài thơ lại được xếp vào hàng xuất sắc trong phong trào Thơ mới. Bởi hầu hết, bài thơ vẫn toát ra nỗi cô đơn của cái tôi sắp phải xa lìa trần thế nhưng luôn có lòng yêu mến cuộc sống thân thương. Chính vì vậy, nó làm tôi thấy rất đáng trân trọng!
- Tuần 1 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 2 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 3 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 4 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 5 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 6 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 7 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 8 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 9 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 10 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 11 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 12 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 13 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 14 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 15 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 16 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 17 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 18 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 19 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 20 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 21 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 22 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 23 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 24 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 25 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 26 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 27 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 28 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 29 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 30 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 31 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 32 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 33 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 34 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 35 sgk ngữ văn lớp 11
- Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo