Đề bài: Anh chị hãy bàn luận ý kiến “Cuộc đời là biển cả, ai không bơi sẽ chìm”
Nhân vật Xantiago của Hêmingway đã từng nói: “Biển cả nuôi sống ta, nhưng chính biển cả làm cuộc sống của ta bi thảm”. Không phải ngẫu nhiên mọi thứ tốt đẹp đều đến với con người.
- Bài học cùng chủ đề:
- Đề bài: Hãy bình luận ý kiến: “Những thói xấu ban đầu là người khách qua đường, sau trở nên người bạn thân ở chung nhà và kết cục biến thành một ông chủ nhà khó tính”
- Đề bài: “Hiền tài là nguyên khí của đất nước: Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh và vươn cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà xuống thấp” (Thân Nhân Trúng). Từ quan điểm trên, anh (chị) suy nghĩ như thế nào về trách nhiệm của mình?
- Đề bài: Viết bài văn nghị luận xã hội nêu suy nghĩ của em về câu nói sau đây của nhà văn Nga: “Nơi lạnh nhất không phải Bắc Cực mà chính là nơi thiếu tình thương”.
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
BÀI LÀM
Nhân vật Xantiago của Hêmingway đã từng nói: “Biển cả nuôi sống ta, nhưng chính biển cả làm cuộc sống của ta bi thảm”. Không phải ngẫu nhiên mọi thứ tốt đẹp đều đến với con người. Muốn nhận được niềm vui thì ta phải chia sẻ nỗi buồn, muốn hạnh phúc thì ta phải trải qua bất hạnh và muốn sống thì ta phải đối đầu với những khó khăn. Có một câu danh ngôn đã nói: “Cuộc đời là biển cả, ai không bơi sẽ chìm”.
Thật vậy, cuộc sống vốn mênh mông, phức tạp, đầy khó khăn và thử thách. Con người muốn thành công, muốn đi tới đích phải luôn nỗ lực, cố gắng bằng chính sức lực của mình. Để tồn tại và có một cuộc sống tốt đẹp, con người phải vươn lên, nỗ lực tìm kiếm và khám phá giá trị của cuộc sống. Lúc ta bắt đầu cuộc sống cũng là lúc ta đứng trước đại dương bao la. Bước vào cuộc sống, ta bắt đầu hành trình xuyên qua nó. Đích đến của hành trình khám phá này là hạnh phúc, là thành công cùng niềm tự hào chiến thắng. Giống như biển cả luôn nổi cơn giông tố, những đợt sóng từng nuốt chửng con người vào sự lặng im của nó, cuộc sống luôn tiềm ẩn những trở ngại, khó khăn. Bao khó khăn trở ngại ấy có thể xảy ra vào những lúc không mong chờ nhất như để thử thách lòng dũng cảm của con người. Đó có thể là những trở ngại nhỏ hay khó khăn lớn, có thể là do khách quan hay là những ngục tù do chính mình đưa vào.
Để vượt biển cả, ta cần phải bơi qua nó. Trong đại dương cuộc sống, ta cũng phải “bơi”. Biết bơi là một kĩ năng quan trọng nhưng biết sống lại là một kĩ năng quan trọng hơn. Bởi vậy, trước hết, ta cần phải học. Ta phải biết học mọi lúc mọi nơi, không chỉ trong sách vở mà còn phải học hỏi ngay chính mọi người xung quanh. “Thiên nhiên là một cuốn sách, bản thân ta là một cuốn sách, cha mẹ ta là sách, bạn bè xung quanh ta cũng là sách”. Học là phương thức duy nhất để trang bị cho sự tồn tại của con người trong cuộc sống. Học để thực hiện lí tưởng cao đẹp; học để vươn ra biển rộng, để bay cao, bay xa tìm kiếm những chân trời mới. Học sống chan hòa, biết yêu thương, biết nở nụ cười, mở rộng tấm lòng và lắng nghe tất cả.
Và trong cuộc sống, một điều hết sức cần thiết là phải có ý chí và nghị lực. Một ý chí sắt đá để theo đuổi ước mơ, hoài bão, một nghị lực phi thường để vượt qua mọi khó khăn, trở ngại. Cuộc sống là hành trình nỗ lực không mệt mỏi để tự khẳng định chính mình. Hạnh phúc, thành công chỉ đến với những người đã luôn cố gắng để vượt qua giông tố của cuộc đời.
Trong lịch sử thế giới, có biết bao tấm gương nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để thành công. Một trong những tấm gương đó là Beethoven, nhạc sĩ thiên tài người Đức. Năm ba mươi tuổi, ông đã đối diện với bi kịch lớn nhất đời mình, đó là bị mất đi thính giác. Ông bị điếc dần dần, bắt đầu là bằng nghe tiếng vo ve và ậm ừ trong lỗ tai và cho đến năm 50 tuổi, ông bị điếc hoàn toàn. Sự mất đi thính giác của một nhạc sĩ thực sự rất đau lòng. Nhưng khó khăn không đánh gục được ông. Vì không thể nghe, ông từ từ ngừng việc chơi đàn và trình diễn nơi công cộng để đã tập trung vào việc viết nhạc và lần lượt sáng tác những bài giao hưởng, concerto và sonate đã làm say đắm người nghe suốt hai thế kỉ. Ông đã làm việc miệt mài, cần cù hướng tới sự hoàn hảo và không đầu hàng tật nguyền của bản thân và ông đã được tặng điều ông lúc nào cũng mơ ước sự trường tồn của chính ông.
Trong lịch sử văn học Việt Nam, có lẽ Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ bất hạnh nhất. Trên đường lên kinh ứng thí, nghe tin mẹ mất, ông chẳng màng mười năm đèn sách mà quay ngay về nhà để chịu tang mẹ. Do quá thương nhớ mẹ, Nguyễn Đình Chiểu đã khóc thật nhiều, và sau khi trải qua một cơn bạo bệnh, đôi mắt ông trở nên mù lòa. Mẹ mất, gia cảnh sa sút, gia đình vốn có hôn ước với ông nay đã trở mặt, bội tín. Cuộc đời ông rơi vào bế tắc với bao đau khổ, cùng cực. Đối với người khác, như vậy là quá đủ để chấm dứt cuộc đời hay sống buông thả, thờ ơ mặc dòng đời đẩy đưa. Nhưng Nguyễn Đình Chiểu không như thế. Ông vẫn quay về quê nhà bốc thuốc chữa bệnh cho dân, lấy sức lấy tài của mình để mở lớp dạy học, đào tạo nhân tài cho đất nước.
Và còn nhiều nhiều nữa những tấm gương đẹp như thế. Tấm gương sáng ngời của họ đã giúp chúng ta soi lại chính mình và càng có ý thức không ngừng nỗ lực và cố gắng trong cuộc sống.
Nhưng thật đáng tiếc, có những thanh niên đang chôn vùi tuổi trẻ vào những chốn ăn chơi vô bổ, không giáo dục, không việc làm, ăn bám gia đình và xã hội. Họ giống như những hạt cát chìm xuống đáy biển, bị lãng quên; bị sóng gió đẩy dạt về chỗ cũ, không thể nào ra biển lớn. Đó là cái giá phải trả cho lối sống buông thả mình, không cố gắng, không nỗ lực.
Có một câu chuyện về loài hươu khiến chúng ta phải tự nhìn lại bản thân mình. Khi sinh con, hươu mẹ không nằm mà lại đứng; và như vậy hươu con chào thế giới bằng một cú rơi hơn 3 mét xuống đất và nằm ngay đơ. Rồi hươu mẹ làm một việc kì lạ: đá hươu con cho đến khi nào chú ta đứng dậy mới thôi. Khi hươu con mỏi chân và nằm xuống, hươu mẹ lại thúc chú đứng lên. Đến lúc hươu con đã thực sự đứng được, hươu mẹ lại đẩy chú ngã xuống để chú phải nỗ lực tự mình đứng dậy lần nữa. Điều này nghe có vẻ lạ đối với chúng ta, nhưng lại thật sự cần thiết cho hươu con bởi vì hươu con cần phải tự đứng được để có thể tồn tại với bầy đàn, nếu không hươu con sẽ trơ trọi với cuộc đời và trở thành miếng mồi ngon cho thú dữ.
Chúng ta cũng thế, thật dễ nản chí khi mọi việc trở nên tồi tệ. Nhưng cho dù đang phải đối mặt với nhiều gian khổ thì ta vẫn phải giữ vững niềm tin. Hãy ghi nhớ rằng mỗi khi ta phải đối mặt với nghịch cảnh, trong ta luôn có một sức mạnh tiềm ẩn. Đừng bao giờ để thất bại quật ngã mà hãy để nó trở thành thầy dạy của chúng ta. Đây chính là bí quyết để thành công. Người ta không thua khi bị đánh bại mà chỉ thua khi đầu hàng. Thomas Edison đã nói: “Tôi không bao giờ nản chí vì đối với tôi mỗi một nỗ lực không thành công là một bước tiến bộ”.
Cuộc sống vốn chứa đựng những khó khăn, thử thách. Không có một giới hạn cụ thể nào cho biết khi nào và có bao nhiêu khó khăn, thử thách sẽ xảy đến trong cuộc đời mỗi người. Vì thế, hãy chuẩn bị cho mình luôn trong tư thế sẵn sàng để chinh phục chúng. Thử thách giúp bạn tự mình bứt phá ra khỏi những khuôn khổ, những lối mòn sẵn có, phát triển cá tính riêng của bạn; khai mở những con đường mới. Qua khó khăn, thử thách, cuộc sống mang lại cho bạn những cơ hội thật bất ngờ, thật tuyệt vời mà nếu không có nó, có lẽ bạn sẽ chẳng bao giờ trưởng thành và trải nghiệm. Bằng niềm tin và sức mạnh của bản thân, bạn đã can đảm đương đầu lẽ ra bạn nên xem những khó khăn đó chính là cơ hội cho sự trưởng thành thay vì chỉ biết trốn chạy: Hãy nhìn khác đi, mỉm cười và trân trọng đón nhận những trở ngại phía trước vì sau cùng - điều đó sẽ tốt cho bạn.
Vì vậy, bạn hãy luôn nhớ rằng: “Cuộc đời này là biển cả, ai không bơi sẽ chìm…”. Để có một cuộc, sống tốt đẹp, ta phải nỗ lực học tập, rèn luyện với ý chí và nghị lực của mình. Ta phải biết dành tuổi trẻ, sức lực cho những việc có ích, không tiêu phí thời gian cho những trò vô nghĩa. Hãy bước ra ngoài, ngước lên bầu trời và tự hỏi. Trong muôn vàn ngôi sao kia, bạn sẽ là ngôi sao sáng lấp lánh hay mờ nhạt nơi cuối chân trời?
- Tuần 1 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 2 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 3 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 4 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 5 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 6 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 7 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 8 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 9 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 10 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 11 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 12 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 13 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 14 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 15 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 16 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 17 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 18 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 19 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 20 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 21 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 22 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 23 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 24 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 25 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 26 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 27 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 28 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 29 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 30 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 31 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 32 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 33 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 34 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 35 sgk ngữ văn lớp 11
- Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo