Đề bài: Viết bài văn nghị luận xã hội nêu suy nghĩ của em về câu nói sau đây của nhà văn Nga: “Nơi lạnh nhất không phải Bắc Cực mà chính là nơi thiếu tình thương”
“Tình thương” là một phẩm chất, một đức tính quý báu của con người. Từ ngàn xưa, nhân loại đã lấy “tình thương” làm cơ sở để xây dựng cộng đồng. “Tình thương” gắn kết mọi người lại thành xã hội, nhỏ là làng xã, lớn là đất nước.
- Bài học cùng chủ đề:
- Đề bài: Viết một bài văn nghị luận nêu suy nghĩ của em về câu nói: “Không phải nghề nghiệp làm danh giá con người mà chính con người làm danh giá nghề nghiệp”. - “Louis Pasteur”-
- Đề bài: Dân gian có câu: “Ở hiền gặp lành ”, nhưng trong tác phẩm "ở hiền", nhà văn Nam Cao lại để cho Nhu suy nghĩ: “Tại sao ở đời lại có nhiều sự bất công đến thế? Tại sao ở hiền không phải bao giờ cũng gặp lành?
- Đề bài: Viết bài văn nghị luận nêu suy nghĩ của em về tính trung thực trong học tập thi cử của học sinh hiện nay.
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
BÀI LÀM
“Tình thương” là một phẩm chất, một đức tính quý báu của con người. Từ ngàn xưa, nhân loại đã lấy “tình thương” làm cơ sở để xây dựng cộng đồng. “Tình thương” gắn kết mọi người lại thành xã hội, nhỏ là làng xã, lớn là đất nước. Tình thương là sức mạnh, là cội nguồn, là mục đích sống của con người. Nếu không có “tình thương”, con người sẽ sống ra sao? Để lí giải điều đó, một nhà văn Nga đã nói: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực, mà là nơi không có tình thương”.
Thật vậy! Trên Trái đất có hai nơi lạnh nhất, đó là Bắc Cực và Nam Cực quanh năm băng giá, tuyết phủ, gió gào. Thiên nhiên hoang vu, thời tiết khắc nghiệt gây nhiều trở ngại cho cuộc sống của con người. Chỉ có rất ít động vật có sức chịu đựng cao mới chống chọi được cái lạnh ghê gớm đó. Còn đối với các nhà thám hiểm, các nhà khoa học nghiên cứu Bắc Cực thì cái lạnh cắt da cắt thịt là thử thách, cam go mà họ phải có nghị lực, ý chí mãnh liệt mới vượt qua được.
Tuy vậy, cái lạnh kinh khủng của Bắc Cực cũng không đáng sợ bằng cái “lạnh” của “nơi không có tình thương”. Nói một cách khác, điều đáng sợ nhất là khi trong trái tim không còn hơi ấm của “tình thương”, nghĩa là không còn cảm xúc, rung động trước niềm vui hay nỗi đau của người khác. Con người sống không có “tình thương” sẽ thờ ơ trước vẻ đẹp của đất trời, sẽ hững hờ trước sự sôi động của cuộc sống. Họ dửng dưng, vô cảm trước sự việc xảy ra xung quanh. Người không có “tình thương” thường có lối sống ích kỉ, thu mình lại trong vỏ ốc cá nhân. Triết lí sống của họ là; “Mũ ni che tai”, “Đèn nhà ai nấy rạng”, “An phận thủ thường”. Họ tự tách mình ra khỏi cộng đồng, vì thế mà cuộc sống của họ tẻ nhạt, nhàm chán và vô vị. Đối với những người sống vị kỉ, xã hội luôn quan tâm nhắc nhở và giáo dục họ. Người xưa từng khuyên nhủ: “Ăn một mình đau tức, làm một mình cực thân”. Ca dao đã khơi dậy tình nhân ái bằng câu: “Thương người như thể thương thân”; “Sông có khúc, người có lúc”; “Đông tay vỗ nên kêu”; “Không ai nắm tay suốt ngày tới tối”.
Tình thương là tình cảm giữa con người với con người, xuất phát từ tấm lòng chân thành của mỗi cá nhân, là nơi bắt đầu của những tình cảm thiêng liêng nhất. Nơi có tình tình thương là nơi con người sống trong sự yêu thương. Họ cùng nhau chia sẻ nỗi buồn, khó khăn cho nhau và cùng chung vui những phút giây hạnh phúc. Nơi đó, con người sống trong hòa bình và biết hi sinh cho nhau vì bản thân con người chứ không phải vì vụ lợi cá nhân.
Tình thương còn là một nhu cầu của con người, nhu cầu được yêu thương, được sẻ chia, đồng cảm. Đó là tình thương của ông bà, cha mẹ dành cho con cháu. Một mái nhà đầm ấm, vững chắc sẽ khiến ta bình yên hơn. Đó là tình thương giữa những người đồng trang lứa, khi ấy, ta gọi là tình bạn. Một tình bạn đẹp và bền vững là điều mơ ước của biết bao nhiêu người như tình bạn giữa Các Mác và Ăng-ghen. Nơi có tình thương là nơi ấm áp tình người, cứu vớt bao con người khổ đau, bất hạnh. Trong truyện Chí Phèo của Nam Cao, tình thương làm thức tỉnh Chí Phèo sau những cơn say vô tận. Tình thương nâng đỡ sự sống cho Giôn-xi bởi sự hi sinh của cụ Bơ-men trong Chiếc lá cuối cùng của O. Hen-ri.
Nếu như ở Bắc Cực, vẫn còn có dấu chân của con người thì nơi không còn tình thương là một hoang đảo không có sự sống, là một thế giới mà con người không thể tồn tại và phát triển. Và nơi đó quả là khắc nghiệt, lạnh lẽo nhất.
Được yêu thương và yêu thương là điều mà ai cũng mong muốn trong cuộc đời này. Yêu nhau và thương nhau, hay được yêu và cho đi tình yêu là để bớt cô đơn trong cuộc đời này, Những ai đánh mất tình yêu sẽ cảm thấy cuộc đời chỉ toàn là xấu xa, nhỏ nhen; tầm thường, ích kỉ và sẽ rất bi quan.
Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường thì sự phân biệt đẳng cấp, phân biệt giàu nghèo là đương nhiên không thể phủ nhận. Nhưng những người giàu có cần thương yêu, chia sẻ, giúp đỡ người nghèo khổ. Những người khỏe mạnh, thông minh cần nâng đỡ cưu mang những người yêu ớt, cơ nhỡ với tinh thần: “Lá lành đùm lá rách”; “Một con ngựa đau ,cả tàu bỏ cỏ”; “Những điều phủ lấy giá gương. Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Cả xã hội cần mở rộng tấm lòng nhân ái, góp sức hỗ trợ, đùm bọc bà con bị thiên tai, bão lụt, hỏa hoạn, sẵn lòng giúp đỡ những người không may bị bệnh hiểm nghèo...
Câu nói của nhà văn Nga ở một chừng mực nhất định nào đó có thể coi là phương châm sống đúng đắn. Thông điệp mà nhà văn gửi gắm đến mọi người là xin đừng vô cảm trước nỗi đau của đồng loại. Hãy chung tay xây dựng một mái ấm tràn đầy “tình thương” giai cấp, dân tộc và nhân loại. Sự chia sẻ và liên kết, sự nồng ấm của “tình thương” sẽ làm cho băng giá của thói ích kỉ tan chảy; mỗi trái tim sẽ rạo rực tình yêu và sức sống.
- Tuần 1 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 2 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 3 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 4 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 5 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 6 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 7 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 8 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 9 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 10 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 11 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 12 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 13 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 14 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 15 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 16 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 17 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 18 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 19 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 20 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 21 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 22 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 23 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 24 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 25 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 26 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 27 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 28 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 29 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 30 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 31 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 32 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 33 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 34 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 35 sgk ngữ văn lớp 11
- Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo