Đề bài: Suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề dạy và học thêm trong trường, ngoài xã hội và của chính bản thân mình trong thời điểm hiện tại

Học là phương thức duy nhất để trang bị kiến thức cho sự tồn tại của con người. Trong thời đại hiện nay, tri thức nhân loại ngày càng mở rộng, phong phú. Để có thể nắm bắt thật nhiều kiến thức, mọi người đều dạy và học thêm nhiều hơn.

BÀI LÀM

Học là phương thức duy nhất để trang bị kiến thức cho sự tồn tại của con người. Trong thời đại hiện nay, tri thức nhân loại ngày càng mở rộng, phong phú. Để có thể nắm bắt thật nhiều kiến thức, mọi người đều dạy và học thêm nhiều hơn. Việc dạy và học thêm đang trở thành xu thế trong nhà trường và ngoài xã hội.

Không ai có thể phủ nhận vai trò của việc học tập trong sự chuẩn bị hành trang cho cuộc đời. Học để thực hiện lí tưởng cao đẹp, học để vươn ra biển rộng, học để bay cao, bay xa tìm kiếm những chân trời mới. Hơn thế nữa, cuộc sống ngày nay, không chỉ đòi hỏi kiến thức sống mà còn yêu cầu kĩ năng sống. Để trở thành con người toàn diện, mỗi học sinh cần phải học nhiều hơn.

Học tập là một quá trình phấn đấu và rèn luyện không ngừng. Tuy nhiên, một bài học nếu dạy một lần trên lớp chính khóa, nhiều học sinh có thể chưa thấm nhuần, chưa tiếp thu hết ngay được. Tùy thuộc vào năng lực, trình độ, tư duy, phẩm chất trí tuệ của từng học sinh, có một số học sinh nắm vững nhưng cũng có những học sinh chưa nắm vững bài học. Một tập thể lớp học sẽ có sự phân loại từng nhóm khác nhau, và đó là điều tất yếu.

Bên cạnh đó, phần lớn chương trình chính khóa chỉ cung cấp cho học sinh những kiến thức chuẩn, vừa phải. Chính vì học chính khóa chưa đủ thời gian để học trò nắm vững kiến thức nên có nhu cầu học thêm, học phụ đạo. Bởi một vấn đề, thầy nói một lần thì trò chưa rõ, thầy nói nhiều lần trò sẽ hiểu hơn “mưa dầm thấm lâu” mà. Những nội dung giáo viên giảng dạy thêm đa phần là những kiến thức bổ ích học trò cần tiếp thu. Do đó việc dạy và học thêm ngày càng có vai trò quan trọng. Đối với học sinh, đây là cơ hội để có thể tiếp nhận nhiều tri thức. Học sinh có thể chọn cho mình những môn học yêu thích để bổ sung thêm hiểu biết như vật lí, toán học, hóa học, văn học, tiếng Anh ..., đồng thời có thể rèn luyện kĩ năng sống trong các hoạt động ngoại khóa. Đối với giáo viên, đây là thời gian để kiểm tra trình độ của học sinh, nhất là học sinh chuyên và bồi dưỡng những kiến thức nâng cao hơn.

Do đó, không chỉ các nhà trường mở các lớp dạy và học thêm, trung tâm học thêm mọc lên ngày càng nhiều, các thầy cô dạy thêm cũng tăng lên. Đây thực sự là một vấn đề nan giải cho các học sinh trong việc học thêm và tự học. Học thầy cô nào để đạt được kết quả tốt nhất? Nhiều học sinh thực sự đang rơi vào tình trạng “kẹt” vì chọn nơi học và thời gian không phù hợp. Có thể là thầy cô giáo dạy thêm không có chất lượng; có thể là thầy cô giảng dạy kiến thức quá cao so với năng lực bản thân; có thể là chọn quá nhiều nơi học. Có học sinh đi học thêm như “chạy sô”, mỗi môn học học tới hai, ba thầy cô giáo, cả tuần không có ngày nghỉ. Thậm chí có học sinh còn mang bên mình.

Để hạn chế những tiêu cực của việc dạy thêm, học thêm, trước hết, phải khẳng định rằng, đây là một nhu cầu của xã hội. Có cung ắt có cầu theo quy luật của cuộc sống, vì vậy, không nên chỉ nói một chiều với những mặt trái của vấn đề. Yêu cầu đặt ra ở đây là gia đình, là nhà trường cần có sự phối hợp hài hòa để có phương pháp định hướng quản lí cho phù hợp, để dạy thêm, học thêm có thể phát huy được những mặt tích cực góp phần nâng cao kiến thức giúp học sinh nắm chắc kiến thức khoa học, kiến thức phổ thông.

Để có thể đạt được kết quả cao, chúng ta cần xác định cho mình phương thức học. Một trong những phương thức học quan trọng và hiệu quả nhất vẫn là tự học. Tự học giúp con người rèn luyện tư duy sáng tạo, độc lập, tự tìm tòi, khám phá. Hai nhà vật lí học nổi tiếng là M.Faraday và J.Henry đều trưởng thành bằng con đường tự học. Thế nhưng, như ông cha ta đã dạy, “Không thầy đố mày làm nên”. Bởi vì không phải ai cũng có thể tự học tốt, chúng ta cần có người hướng dẫn, mở đường để đi tìm kiến thức. Nếu chọn học thêm, chúng ta phải xác định năng lực bản thân đang ở trình độ nào để chọn nơi học phù hợp, không lãng phí thời gian và tiền bạc rồi không nhận được kiến thức nào chỉ vì chọn sai nơi học.

Riêng bản thân tôi, tôi cho rằng học sinh là điều kiện tiên quyết cho việc học, còn thầy cô là người hướng dẫn. Vì vậy, tôi chỉ chọn cho mình học thêm ở nhà trường. Thầy cô giáo ở trường sẽ cung cấp cho chúng ta những kiến thức cơ bản, là cơ sở cho chúng ta tìm hiểu và tiếp cận tri thức cao hơn. Tự mình tìm kiếm kiến thức thì chúng ta sẽ nhớ được lâu hơn so với kiến thức tự đến. Tuy nhiên, tự học hay học thêm đều có thể mang lại cho chúng ta kết quả tốt.

Dạy và học thêm ở trong nhà trường đang trở thành một xu thế. Đứng ngoài hay hòa nhập vào xu thế đó là quyền của mỗi người. Bạn phải xác định cho mình một mục tiêu và phương thức học tập tốt để có những kết quả cao trong học tập. Đừng để lãng phí thời gian và tiền bạc vào những nơi học không phù hợp mà bản thân lại không thu nhặt được những kiến thức nào.

Xã hội ta vốn có truyền thống tôn sư trọng đạo, “nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, bậc cha mẹ nào cũng mong muốn con em mình trở thành con ngoan trò giỏi, lớn lên thành công dân có ích cho xã hội. Bởi vậy, hãy nhìn nhận việc dạy thêm, học thêm là một hiện tượng xã hội bình thường, chúng ta cần khách quan và công bằng hơn để từ đó có giải pháp quản lý và thực hiện theo đúng định hướng của sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp trồng người.

Các bài học liên quan
Đề bài: Viết bài văn nghị luận xã hội nêu suy nghĩ của em về câu nói sau đây của nhà văn Nga: “Nơi lạnh nhất không phải Bắc Cực mà chính là nơi thiếu tình thương”.
Đề bài: Viết một bài văn nghị luận nêu suy nghĩ của em về câu nói: “Không phải nghề nghiệp làm danh giá con người mà chính con người làm danh giá nghề nghiệp”. - “Louis Pasteur”-
Đề bài: Dân gian có câu: “Ở hiền gặp lành ”, nhưng trong tác phẩm
Đề bài: Từ ý tưởng trong lời bài hát của Trịnh Công Sơn: “Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng”, em hãy viết bài văn nghị luận về “tấm lòng”
Đề bài: Nếu một người được gọi là phu quét đường hãy quét những con đường như Michelangcle đã vẽ tranh, hãy quét những con đường như Beethoven đã soạn nhạc và hãy quét những con đường như Shakerpear đã làm thơ.
Đề bài: Viết một bài văn nghị luận xã hội nêu suy nghĩ của em về câu ngạn ngữ Hi Lạp sau: “Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào”.

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 11 mới cập nhật