Đề bài: “Hạnh phúc là gì? Bao lần ta lúng túng. Hỏi nhau hoài mà nghĩ mãi chưa ra ” (Bùi Minh Quốc)

Hạnh phúc là một khái niệm rất trừu tượng. Lắm lúc hạnh phúc lớn lao như vừa đạt được một điều gì đó rất lớn trong cuộc sống nhưng có lúc hạnh phúc rất đỗi bình dị... như một tách trà ấm giữa đêm đông giá lạnh hay một bàn tay nhẹ lau giùm những giọt nước mắt đang ngăn dài trên má.

BÀI LÀM

Hạnh phúc là một khái niệm rất trừu tượng. Lắm lúc hạnh phúc lớn lao như vừa đạt được một điều gì đó rất lớn trong cuộc sống nhưng có lúc hạnh phúc rất đỗi bình dị... như một tách trà ấm giữa đêm đông giá lạnh hay một bàn tay nhẹ lau giùm những giọt nước mắt đang ngăn dài trên má. Hạnh phúc là vậy, đến bất ngờ và ra đi cũng thật nhanh chóng khiến cho người ta luôn có cảm giác hụt hẫng để rồi cái phút giây hạnh phúc ngắn ngủi đó trở thành một kỉ niệm thật khó quên... Trong thi phẩm Bài thơ về hạnh phúc nhà thơ Bùi Minh Quốc đã tự hỏi: “Hạnh phúc là gì? Bao lâu ta lúng túng Hỏi nhau hoài mà nghĩ mãi vẫn chưa ra”.

Hạnh phúc là cảm xúc, là trạng thái tâm lí của con người là niềm vui đạt được những gì mình mong muốn. Có thể hỏi hạnh phúc là khi niềm vui lên đến đỉnh điểm.

Trong cuộc sống, có những niềm hạnh phúc đến bất chợt, không biết trước mà khi ta kịp nhận ra thì ta đã là “người hạnh phúc” rồi. Hạnh phúc này thường mang đến cho người có nó cái cảm giác lâng lâng khó tả, nghẹn ngào không thốt nổi lên lời, không một ngôn từ hay bút mực nào có thể tả được, nó để lại trong lòng “chủ nhân” một ấn tượng khó phai. Nó có thể xoa dịu cả những nỗi đau tột cùng nhất nhưng thường chỉ mang tính ngắn ngủi không gian và thời gian. Còn có một niềm hạnh phúc do chính chủ nhân của nó tìm ra nó, cố gắng để được nó và khi có được nó thường thì là cảm giác của sự mãn nguyện. Nó mang dư âm sâu lắng và tồn tại mang tính bền bỉ vì nó là kết tinh của những nỗ lực và cố gắng.

Vạn vật, luôn có hai mặt cùng song song tồn tại và đối lập nhau. Hạnh phúc cũng không nằm ngoài quy luật này. Nó có thể khiến con người ta cảm thấy sung sướng cực độ nhưng xét ở một khía cạnh khác, khía cạnh nằm bên kia của sợi chỉ ranh giới thì hạnh phúc cũng có thể khiến con người ta đắm chìm trong hư ảo mà bỏ quên đi những vấn đề thực tế hiện tại đang xảy ra xung quanh. Nó cũng có thể giết chết nhân cách của một con người khi nó gieo vào tâm họ hạt giống “tự phụ”. Vì vậy, dù có thế nào đi nữa thì hãy luôn ghi nhớ rằng: “ta vẫn là ta”, ta không là một ai khác, ta vẫn sống theo tư tưởng và mục đích ta đã chọn như ta đã, đang và sẽ sống.

Hạnh phúc chỉ là một nốt nhạc hay, bay bổng hay một gam màu sáng trong bức tranh tổng thể của cuộc đời ta, là chất xúc tác cho ta thêm nghị lực, niềm vui để tiếp tục bước đi trên con đường đời chứ hạnh phúc không phải là tất cả. Ý nghĩa hạnh phúc là mãi mãi, còn cảm giác hạnh phúc phải là tức thời. Và vấn đề là chúng ta phải làm chủ được hạnh phúc của mình, biến cảm xúc hạnh phúc thành tư tưởng sống lạc quan yêu đời, điều đó sẽ mang lại sức sống mãnh liệt cho bạn, loại bỏ những muộn phiền và làm bùng cháy lên ngọn lửa sinh mệnh trong bạn. Có khi hơi ấm của ngọn lửa đó còn lan truyền sang những người xung quanh và giúp họ vui hơn. Nếu bạn lạc quan bạn sẽ thấy cuộc sống của mình thật ý nghĩa, thấy mình muốn sống và cần phải sống vì có rất nhiều việc mà bạn muốn làm. Ngược lại, nếu bạn tự ti, u buồn thì bạn sẽ không thấy được niềm vui trong cuộc sống, cảm thấy cuộc sống trôi qua thật nhàm chán, vô bổ. Ranh giới giữa hạnh phúc và đau khổ, lạc quan và bi quan rất mong manh, nó như một sợi chỉ trong đêm tối vậy. Cái cốt lõi là chính ta là người trong cuộc thi ta phải hiểu rõ chính mình hơn ai hết.

Trong cuộc sống, muốn có được hạnh phúc chúng ta cần phải biết đồng cảm, chia sẻ, biết vui trong niềm vui của mọi người, biết dành thời gian động viên, an ủi cho bè bạn, người thân khi họ vấp ngã. Biết dang rộng đôi tay sưởi ấm cho những con người nhỏ bé, thiếu tinh thần, cần biết giơ tay lên gạt nước mắt cho những buồn đau trên đôi mắt và trong con tim họ.

Với dòng chảy, nhịp nhảy nhanh của thời gian, với sự phát triển của đất nước. Con người dần bị lún sâu vào áp lực “cơm áo gạo tiền”, họ dành thời gian hơn để chia sẻ, tâm sự với nhau. Hạnh phúc là bỏ qua mọi nhỏ nhen, mọi ích kỉ thường nhật, là biết vì người khác, Trước khi hành động hay trước khi nói, chúng ta cũng nên nghĩ trước, nghĩ sau: “không nên làm cho thỏa đói, không nên nói cho thỏa giận”.

Có đôi khi, hạnh phúc mà bạn mang đến cho người khác là một nụ cười, một ánh mắt chân thành hay sống bằng một trái tim chứa chan tình yêu thương. Thử hỏi có cái gì cao quý và tốt đẹp hơn khi bản thân mình chính là niềm vui của mọi người xung quanh. Hãy sống làm sao để gặp nhau dù chỉ một lần nhưng ấn tượng về mình trong mắt của mọi người là một ấn tượng tốt đẹp. Hạnh phúc là thứ tình cảm xúc tưởng như là vô hình nhưng thật sự đó là hữu hình, là nụ cười trên môi, là có một trái tim rộng mở luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người xung quanh. Biết vậy, nhưng ngày nay con người dường như vô cảm và lạnh lùng là phần lớn bởi họ không mở rộng cánh cửa yêu thương của mình, bởi họ sống khép kín hay do lối sống ích kỉ chỉ biết nghĩ cho bản thân mình.

Nhạc sĩ thiên tài Beethoven khẳng định: “Trong cuộc sống không có cái gì cao quý và tốt đẹp hơn là đem lại hạnh phúc cho người khác”, Đem lại hạnh phúc cho người khác đồng thời mang lại niềm vui cho chúng ta. Đó là một điều cao quý và tốt đẹp bởi chúng ta cần vượt qua ích kỉ của bản thân, cần vượt qua mọi tham vọng tiêu cực để dành thời gian trang trí cho trái tim của bản thân có đủ màu sắc của cầu vồng. Hãy là một bờ vai ấm áp, hãy là một người biết cho đi bởi như vậy sẽ làm cho bản thân chúng ta vui vẻ hơn, chúng ta nhận thức được cuộc sống tốt đẹp hơn. Nếu làm được những điều đó, bạn sẽ được mọi người xung quanh tôn trọng, yêu mến. Đem lại hạnh phúc cho người khác là sức mạnh vô hình nhưng nó có một ma lực cực kì ghê gớm, nó làm cho người gần người hơn, nó làm chúng ta vui vẻ...

Hạnh phúc là khi bạn có một trái tim nhân hậu, khi bạn biết sẻ chia cho người khác. Một lần được sống, nên chúng ta đừng sống hoài, sống phí. Đơn giản hạnh phúc của một người mẹ là nhìn thấy đứa con yêu quý của mình bước những bước đi chập chững đầu đời, cùng tiếng “mẹ, mẹ” trên đôi môi xinh xắn. Hạnh phúc là biết che chở để mang lại niềm vui cho mọi người xung quanh.

Như chúng ta đã biết “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình thương”. Hạnh phúc là hi sinh những thứ hỏi những điều ta hi sinh cho mọi người xung quanh có tầm thường, nhỏ bé? Không, có thật sự là điều đáng quý, đáng trân trọng. Chúng ta hãy sống làm sao, mỗi ngày trôi qua là một ngày ý nghĩa bởi những việc làm thiết thực mang lại hạnh phúc cho người khác. Biết hạnh phúc đồng nghĩa với mang lại hạnh phúc cho người khác, bởi lúc đó tâm hồn của chúng ta như được thanh lọc, được gột rửa.

Những ai chưa đem lại hạnh phúc cho nhiều người thì hãy tận dụng thời gian để làm cho cuộc sống có ý nghĩa hơn. Biết an ủi động viên, biết đồng cảm chia sẻ, biết hi sinh, biết yêu thương bỏ qua những toan tính đời thường. Đó là cách để chúng ta mang đến hạnh phúc cho người khác, là cách mang đến niềm vui của chúng ta.

Vậy bí quyết của hạnh phúc đích thực tức là bạn không thể mua được tình yêu thương và thời gian là vô giá. Hãy sống mỗi ngày như thể nó không bao giờ quay trở lại và tận dụng hết sức những gì mình có. Vậy, hạnh phúc thực sự không phải là khó, phải không các bạn?

Các bài học liên quan
Đề bài: Đọc bài thơ “ Quán hàng phù thủy” K. Badjadro Ấn Độ.  Một phù thủy... Còn quả chín, anh phải trồng, không bán (Thái Bá Tân Dịch)  Anh chị có suy nghĩ gì về ý nghĩa triết lí của bài thơ trên trong cuộc sống của mỗi chúng ta.
Đề bài: Suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề dạy và học thêm trong trường, ngoài xã hội và của chính bản thân mình trong thời điểm hiện tại.
Đề bài: Hãy bình luận ý kiến: “Những thói xấu ban đầu là người khách qua đường, sau trở nên người bạn thân ở chung nhà và kết cục biến thành một ông chủ nhà khó tính”
Đề bài: “Hiền tài là nguyên khí của đất nước: Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh và vươn cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà xuống thấp” (Thân Nhân Trúng). Từ quan điểm trên, anh (chị) suy nghĩ như thế nào về trách nhiệm của mình?
Đề bài: Viết bài văn nghị luận xã hội nêu suy nghĩ của em về câu nói sau đây của nhà văn Nga: “Nơi lạnh nhất không phải Bắc Cực mà chính là nơi thiếu tình thương”.
Đề bài: Viết một bài văn nghị luận nêu suy nghĩ của em về câu nói: “Không phải nghề nghiệp làm danh giá con người mà chính con người làm danh giá nghề nghiệp”. - “Louis Pasteur”-

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 11 mới cập nhật