Đề bài: Phân tích bi kịch của người tri thức nghèo trong xã hội cũ qua nhân vật Hộ trong truyện ngắn “Đời thừa” của Nam Cao, từ đó nếu giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm

Có thể nói tư tưởng nhân đạo của Đời thừa là bước phát triển tư tưởng nhân đạo trong văn học Việt Nam giai đoạn (1930 - 1945). Đó là những sự thức tỉnh ý thức cá nhân. Con người đã nhận thức được sự sống của mỗi cá nhân trong cuộc đời.

BÀI LÀM

Lao động văn học nghệ thuật là một hoạt động sáng tạo đòi hỏi sự nghiêm túc. Nó không chỉ đòi hỏi tài năng mà còn cần lương tâm trách nhiệm và nhân cách của người cầm bút. Nhà văn muốn viết được những tác phẩm nhân đạo trước hết phải sống cho nhân đạo và phải được phát huy tài năng, được sống nhân đạo. Đó là sự chi phối hầu hết những sáng tác của Nam Cao về đề tài người tri thức tiểu tư sản trước Cách mạng tháng Tám. Chính vì thế nhân vật nào của ông cũng phải trải qua những đau đớn, vật vã xót xa vì gánh nặng của cơm áo mà phải vi phạm nguyên tắc sống của chính mình, bi kịch tinh thần của nhân vật Hộ trong Đời thừa mang tính chất tiêu biểu cho tấn bi kịch của người tri thức nghèo trong xã hội cũ và qua đó nhà văn đặt ra những vấn đề có ý nghĩa xã hội sâu xa.

Hộ không phải kiểu nhân vật mới lạ trong sáng tác của Nam Cao bởi trong nhân vật Hộ đã có hình bóng của: Thứ (Sống mòn), Điên (Trăng sáng), Hài (Quên điều độ) và phần nào của chính bản thân tác giả. Hộ là một nhà văn nghèo có lương tâm và tài năng. Khi chưa có gia đình “với cách viết cẩn trọng của hắn, hắn chỉ kiếm được vừa đủ để một mình hắn sống một cách eo hẹp, có thể nói là cực khổ, nhưng từ khi Hộ tự nguyện “ghép đời Từ vào cuộc sống của hắn“ và nhất là những đứa con của họ liên tiếp ra đời mà “đứa nào cũng nhiều đẹn, nhiều sài, quấy rức, khóc mếu, suốt ngày đêm và quanh năm uống thuốc“. Hộ đã rơi vào những bi kịch đau đớn vì bị “áo cơm ghì sát đất".

Bi kịch tinh thần của nhân vật Hộ trước hết là bi kịch của người tri thức có hoài bão đẹp, muốn tự khẳng định mình trước xã hội, muốn bằng những hoạt động sáng tạo của mình để cống hiến cho xã hội để nâng cao giá trị đời sống của mình, nhưng cuối cùng lại bị gánh nặng cơm áo đè bẹp để chịu một cuộc sống vô ích, một người thừa.

Đối với Hộ, văn chương là một niềm vui to lớn, không có một lạc thú vật chất nào có thể sánh được, anh tâm sự với vợ “Tôi mê văn quá nên mới khổ, ấy địa vị của tôi chưa chắc tôi đã đổi. Tôi cho rằng những khi đọc một đoạn văn như đoạn này mà lại hiểu tất cả cái hay thì dẫu ăn một món ăn ngon đến đâu cũng không thích bằng”. Không chỉ say mê thưởng thức văn chương mà với Hộ văn chương là một “hoài bão lớn”, là sự nghiệp, là lí tưởng sống của đời anh. Anh sẵn sàng hiến cả đời mình cho nghề văn, vì lí tưởng đó là anh có thể hi sinh tất cả. Hắn đọc, ngẫm nghĩ tìm tòi nhận xét và suy tưởng không biết chán. Đối với hắn lúc ấy nghệ thuật là tất cả, ngoài nghệ thuật không còn gì đáng quan tâm nữa”. Anh khao khát vinh quang, anh mơ ước một ngày nào đó sẽ viết được một tác phẩm mà khi ra đời “nó sẽ làm mờ hết các tác phẩm khác cùng ra một thời” và trong lúc chếnh choáng hơi men Hộ cao hứng bộc bạch khát vọng đối với bạn: “Cả đời tôi tôi sẽ chỉ viết một quyển thôi, nhưng quyển ấy sẽ ăn , giải Nobel và dịch ra đủ mọi thứ tiếng toàn cầu”. Đây không phải là biểu hiện của một thói háo danh, ích kỉ mà là khát vọng cao đẹp của một con người không bằng lòng chấp nhận cuộc sống buồn tẻ, mờ nhạt vô danh, vô nghĩa, quấn quanh trong cái “ao đời” bằng phẳng của xã hội cũ mà là khát vọng cao đẹp của một con người muốn khẳng định mình, muốn cống hiến, muốn chứng tỏ sự tồn tại hữu ích của mình “khi đã đứng trong trời đất”. Lỗ dĩ nhiên đối với nhân vật Hộ cả tác phẩm mà anh ao ước đó không phải là một thứ văn nghệ thuật vị nghệ thuật mà tác phẩm ấy phải chứa chan lòng nhân đạo, nó vượt lên bên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm dùng chung cho loài người, “nó phải chứa đựng được cái gì đó lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng tình thương, lòng bác ái, sự công bình, nó làm cho người gần người hơn”. Khát vọng văn chương của Hộ cao đẹp biết bao. Quyết định nghệ thuật của Hộ thật tiến bộ và đáng ca ngợi song thật chua xót, hoài bão cao đẹp mà Hộ quyết đạt tới bằng tất cả niềm say mê và ý chí của cá nhân đã không cho phép anh thực hiện được chỉ vì một cản lực tầm thường và ghê gớm: đó là những “lo lắng tủn mủn về vật chất” là những “bận rộn tẹp nhẹp vô nghĩa lí” và nhất là từ khi Hộ nhận Từ làm vợ, một gánh nặng của cuộc sống gia đình mà Hộ phải lo. Bây giờ Hộ mới thấu hiểu “giá trị của đồng tiền” và “nỗi đau khổ của một người chồng khi thấy vợ con mình đói rách. Hộ không khinh thường những đồng tiền, trái lại anh phải ra sức kiếm tiền và trước kia Hộ “viết thận trọng” thì giờ đây để có tiền, anh không thể tuân thủ theo những yêu cầu khắt khe của nghệ thuật mà phải viết một cách vội vàng qua quýt” viết những báo cáo để người ta đọc rồi quên ngay sau lúc đọc”, “toàn những thứ vô vị nhạt nhẽo, gợi những tình cảm rất nhẹ, rất nông diễn một vài ý rất thông thường, quấy loãng trong một thứ văn bằng phẳng quá ư dễ dãi”.

Tấm bi kịch tinh thần của Hộ chính là ở đó. Đây là điều vô cùng đau đớn đối với một người như Hộ, một sự đau đớn nhục nhã của; một con người rất ý thức được về mình “luôn khao khát làm được một cái gì để nâng cao giá trị đời sống của mình” Nhưng kết cục chẳng làm được cái gì “chỉ lo” những cơm áo mà đã đủ mệt”. Nỗi đau như càng đau hơn khi Hộ ý thức được rằng “văn chương không cần những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho, văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa ai có”. Anh cũng là người hơn ai hết hiểu sâu sắc tính chất nghiêm túc đến nghiệt ngã đòi hỏi cao lương tâm trách nhiệm của người cầm bút “Sự cẩu thả trong bất cứ một nghề gì cũng là bất lương rồi những sự cẩu thả trong văn chương thì thật đê tiện”. Hộ cay đắng nhận ra mình là một kẻ vô ích, một người thừa sau mỗi lần đọc lại, một bài báo hay một đoạn văn kí tên mình “Hắn đỏ mặt lên, cau mày nghiến răng, vò nát sách và mắng mình như một thằng khốn nạn”. Hộ càng đau đớn hơn khi nhớ lại trước đây, biết bao nhiêu mộng đẹp, một căn nhà đáng yêu,... giờ đây chẳng còn là mình nữa. Anh hoảng hốt chợt thấy đời mình như bỏ đi không thể cứu vãn được: “Thôi thế là hết! Ta đã hỏng! Đã hỏng đứt rồi!”. Nỗi đau đớn của Hộ không phải vì anh không có lương tâm mà là nỗi đau phản bội chính mình.

Thế nhìn tấn bi kịch tinh thần của Hộ không chỉ dừng lại ở đây, anh còn bị rơi vào bi kịch thứ hai không kém xót xa, bi kịch của một người coi tình thương lẽ sống cao nhất, sẵn sàng hi sinh tất cả vì tình, thương nay lại chà đạp lên nguyên tắc sống của chính mình.

Trước kia Hộ có những hành động rất đẹp, rất cao thượng của lòng nhân ái vì tình thương Hộ có thể cứu vớt danh dự Từ, cứu sống đời Từ. “Hộ đã cúi xuống nỗi đau khổ đau đớn không bờ bến. Với tư cách một người chồng, một người cha, Hộ nuôi Từ nhận Từ làm vợ, nhận làm bố cho đứa con thơ và chăm nuôi bà mẹ mù của Từ quanh năm nay ốm mai đau và khi bà cụ mất thì Hộ đứng ra lo ma chay cho bà cụ hết sức chu đáo. Biết bao nhiêu ân nghĩa”. Bởi thế, Từ lúc nào cũng là một người vợ “rất ngoan, rất phục tùng và tận tâm”. Và đáng lẽ Hộ phải là một con người thật hạnh phúc. Nhưng cuộc sống gia đình ngày càng quẫn bách đã không cho phép Hộ thực hiện khát vọng văn chương cao quý mà anh đã hàng ôm ấp khiến anh xót xa, đau khổ. Đã có lúc anh nghĩ bỏ mặc vợ con để rảnh rang theo đuổi sự nghiệp văn chương. Anh nghĩ đến câu nói của một triết gia nổi tiếng “phải biết ác phải biết tàn nhẫn để sống cho mạnh mẽ”. Nhưng Hộ không thể sống ác, không thể bỏ lòng thương. Với Hộ, tình thương là lẽ sống, là nguyên tắc sống cao nhất, đó là thứ có thể phân biệt giữa con người và quái vật, anh sẵn sàng hi sinh hoài bão nghệ thuật để giữ lấy tình thương dù sự hi sinh đó quá lớn đối với anh. Triết lí sống của Hộ thật đẹp “kẻ mạnh không phải là kẻ dẫm lên vai của kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ, kẻ mạnh là kẻ giúp đỡ người khác trên đôi vai mình”. Hộ hi vọng sau vài năm bỏ phí để kiếm tiền rồi sẽ làm nghệ thuật. Song, cuộc sống cơm áo ngày càng khó khăn, hi vọng trở thành não huyện. Hộ điên người lên vì phải xoay tiền. Từ đau khổ ngấm ngầm Hộ trở nên gắt gỏng “hắn gắt gỏng với vợ với con, với bất cứ ai. với chính mình”, nhưng khi không chịu nổi cái không khí bực tức ở trong nhà, hắn đang ngồi bỗng đứng phắt lên mặt chan chứa nước, mặt hầm hầm vùng vằng đi ra phố vừa đi vừa nuốt nghẹn” cuộc sống khổ hạnh đã phá vỡ sự yên tĩnh và thư thái của tâm hồn Hộ, yếu tố quan trọng nhất của người viết văn. Có điều Hộ không băn khoăn dao động trong sự chọn lựa giữa tình thương và nghệ thuật, nhưng anh không tránh khỏi những mặc cảm mình phải sống như một kẻ vô ích, một người thừa. Và để quên lãng nỗi đau khổ, đề giải uất, giải sầu, cũng như bao kẻ khác, Hộ lại tìm đến rượu. Nhưng men rượu chỉ làm nung nấu thêm nỗi sầu uất khôn nguôi trong anh. Trong com say Hộ càng thấm thía nỗi khổ sở cay đắng của mình và anh đã trút nó vào vợ con, người mà anh thấy dô là nguồn gốc trực tiếp của tình cảnh bế tắc của mình.

Thế là tất cả những gì anh làm được đều sụp đổ, tự tay anh đã phá vỡ. Con người đầy tình thương đã hi sinh tất cả vì tình thương này lại đối xử thô bạo phũ phàng với vợ con như một gã vô lại.

Khi tỉnh rượu, nhớ lại những hành động của mình đối với vợ, Hộ hối hận. Hối hận vì đã xúc phạm, đã gây ra nỗi đau khổ nặng nề cho vợ anh, người mà anh rất yêu thương. Nhìn vợ ngủ mệt trên võng Hộ đã khóc, khỏe nức nở và tự xỉ vả mình là một thằng khốn nạn. Hộ nghẹn ngào nói với Từ, giọng nói đẫm trong nước mắt “Anh... anh... chỉ là... một thằng... khốn nạn”. Hộ không thể tha thứ cho chính mình. Bi kịch thứ nhất không thực hiện được hoài bão cao đẹp mà phải sống vô vị như một người thừa tuy đau đớn nhưng còn có lí do để an ủi, hi sinh sự nghiệp vì tình thương. Còn bi kịch thứ hai này đối với Hộ không gì có thể an ủi được. Vì thế nó đau đớn, chua xót vô cùng.

Bi kịch của nhân vật Hộ không phải bi kịch mang tính cá nhân đơn lẻ mà là bi kịch của thời đại. Xuân Diệu, một thi sĩ luôn “tha thiết, rạo rực, băn khoăn” với đời cũng thấm thía sâu sắc cái cuộc đời giết chết dần, chết mòn sức sáng tạo của thi sĩ: “Nỗi đời cơ cực đang giơ vuốt/ Cơm áo không đùa với khách thơ”. Với truyện ngắn Đời thừa, Nam Cao đã phản ánh thật cảm động bi kịch của người tri thức nghèo trong xã hội cũ ngột ngạt - một xã hội đã bóp chết mọi ước mơ, tước đi cuộc sống chân chính của con người, đã đầu độc tâm hồn của con người và mối quan hệ giữa người với người. Nam Cao đã gióng lên hồi chuông báo động về sự hủy diệt giá trị sống và nhân cách. Đó cũng là lời kêu gọi thống thiết: Hãy tạo ra môi trường lành mạnh, tạo điều kiện để nhà văn có thể phát triển tài năng, sáng tạo cống hiến cho xã hội. Phải thay đổi cái xã hội ngột ngạt để cứu lấy con người, con người phải được sống lương thiện và được lao động sáng tạo. Đó chính là giá trị nhân đạo sâu sắc mới mẻ của Nam Cao qua Đời thừa.

Tác phẩm là tiếng nói lên án tố cáo hiện thực xã hội tăm tối vô đạo đức, tước đoạt ý nghĩa cuộc sống và hủy hoại nhân cách con người. Một con người như Hộ có hoài bão đẹp, muốn sống có ích mà trở thành Đời thừa, có nhân cách, tình thương mà cuối cùng lại chà đạp lên tình thương một cách thô bạo. Dẫn đến bi kịch này có một phần trách nhiệm cá nhân, nhưng suy tới cùng thì lại do hoàn cảnh xã hội bởi lẽ giữa “nỗi đời cơ cực đang giơ vuốt. Cơm áo không đùa với khách thơ”, thì, một nhà văn, một nhà tri thức như Hộ muốn sống thì có cách nào khác hơn là phải bán rẻ ngòi bút của mình. Hiện thực tối tăm có thể nhuộm đen tâm hồn vốn trong sáng, nhân hậu. Lời ru ở cuối tác phẩm:

Ai làm cho khói lên giời
 Cho mưa xuống đất, cho người biệt li
 Ai làm Nam Bắc phân kì
Xót xa hàng lệ đầm đìa tấm thương.

Thực chất là lời chất vấn, là kết tội hiện thực xã hội đương thời.

Nhưng tư tưởng nhân đạo Nam Cao không chỉ dừng lại ở sự lên án phủ nhận hiện thực mà còn ở sự khẳng định đề cao con người, đề cao lương tâm. không thể để mất lòng tin ở con người là đặc điểm của ngòi bút nhân đạo của Nam Cao.

Những nhân vật tri thức tiểu tư sản trong sáng tác của Nam Cao trước Cách mạng thường không ít lỗi lầm, nhưng họ đều biết ăn năn, sám hối. Họ hay khóc vì ân hận. Đó không phải những giọt nước mắt hời hợt, ồn ào mà đó là những dòng nước mắt được chắt ra từ những con tim đau đớn trong những tâm hồn khao khát hướng thiện. Những giọt nước mắt ấy là dấu hiệu của nhân tính vì vậy Nam Cao thường ngợi ca nước mắt. Nhà văn gọi đó là: hạt trân châu của loài người, “là miếng kính biến hình vũ trụ”.

Ở phần cuối tác phẩm, Hộ đã khóc vì ân hận. Anh còn biết khóc nghĩa là anh còn nhân tính, nghĩa là anh vẫn còn khả năng tìm lại tình thương, nhân cách. Hộ cũng sẽ như những nhà văn của Nam Cao trên hành trình trở lại lương thiện cũng bắt đầu bằng nước mắt. Những giọt nước mắt của Hộ đã giúp anh thành lóe tâm hồn, nâng cao nhân cách của anh, giữ anh đứng lại trên bờ vực của sự sa ngã.

Có thể nói tư tưởng nhân đạo của Đời thừa là bước phát triển tư tưởng nhân đạo trong văn học Việt Nam giai đoạn (1930 - 1945). Đó là những sự thức tỉnh ý thức cá nhân. Con người đã nhận thức được sự sống của mỗi cá nhân trong cuộc đời. Con người phải sống có ý nghĩa. Chính vì vậy, Tỏa nhị Kiều đã phủ nhận lối sống mờ nhạt như không có mặt trên đời. Chính vì vậy, hai đứa trẻ của Thạch Lam đã hướng ngòi bút tới những con người nhỏ bé vô danh, rất dễ vùi họ trong đói nghèo tăm tối. Họ có thể vô danh nhưng đừng để họ trở thành vô nghĩa.

Cũng vì ý thức được ý nghĩa sự tồn tại của mỗi cá nhân, Nam Cao trong Đời thừa đã đòi quyền sống có ích, có nhân cách cho người trí thức nói riêng, cho con người nói chung. Và chính Nam Cao đã sống và viết theo đúng nguyên tắc của mình. Vì thế, Nam Cao và những tác phẩm của ông mãi mãi trường tồn bất diệt với thời gian.

Các bài học liên quan
Đề bài: Những cảm nhận của anh/chị sau khi đọc truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao.
Đề bài: Vì sao khi giết Bá Kiến, Chí Phèo lại kết liễu đời mình? Từ bi kịch đó em hãy nêu lên giá trị hiện thực sâu sắc và giá trị nhân đạo cao cả trong truyện ngắn
Đề bài: “Số đỏ” thể hiện quan điểm sáng tạo nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng: “tiểu thuyết phải là sự thực ở đời”, với những hiểu biết về tác phẩm, em hãy làm rõ điều đó.
Đề bài: Phân tích nghệ thuật trào phúng trong đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” (trích tiểu thuyết “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng).
Đề bài : Phân tích cảnh cho chữ trong “Chữ người tử tù” qua đó nêu lên tư tưởng của tác phẩm và phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân.

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 11 mới cập nhật