Đề bài: Phân tích truyện ngắn “Đời thừa” của Nam Cao
Trong văn xuôi đương thời có lẽ chỉ có Nam Cao xứng đáng với danh hiệu nhà văn hiện thực tâm lí. Ở ông có thể nói đến một chủ nghĩa tâm lí. Ông coi tâm lí mới chính, là hiện thực địa hạt cuối cùng của hiện thực đời sống mà nhà văn cần phải chiếm lĩnh khám phá, Say mê chiếu rọi vào mọi ngõ ngách của nội tâm cả những miền u tối của đời sống tinh thần, nhà văn đã làm thay đổi cả diện mạo văn xuôi.
- Bài học cùng chủ đề:
- Đề bài: Phân tích bi kịch của người trí thức Hộ trong tác phẩm”Đời thừa” của Nam Cao
- Tấn bi kịch tinh thần của Hộ
- Phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm “Đời thừa” của nhà văn Nam Cao
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
BÀI LÀM
Trong văn xuôi đương thời có lẽ chỉ có Nam Cao xứng đáng với danh hiệu nhà văn hiện thực tâm lí. Ở ông có thể nói đến một chủ nghĩa tâm lí. Ông coi tâm lí mới chính, là hiện thực địa hạt cuối cùng của hiện thực đời sống mà nhà văn cần phải chiếm lĩnh khám phá, Say mê chiếu rọi vào mọi ngõ ngách của nội tâm cả những miền u tối của đời sống tinh thần, nhà văn đã làm thay đổi cả diện mạo văn xuôi. Tâm lí đã thâm nhập vào ngòi bút của Nam Cao, thâm nhập vào cốt truyện, kết cấu hình tượng ngôn ngữ,... Ở thành phố nào nó cũng lắm lấy vai trò thao túng, thống lĩnh độc tôn. Nhờ thế mà ông đã thổi vào văn xuôi một luồng sinh lí khác hẳn. Những điều ấy đã không còn là gì mới đối với tri thức về Nam Cao. Điều cần nhấn mạnh là ở chỗ: trong các dạng thức, các quá trình của đời sống con người Nam Cao sành nhất là ăn năn hối lỗi. Có thể do Nam Cao là một tri thức trong sáng vô ngần lúc nào cũng muốn hoàn thiện nên đã luôn đấu tranh với những điểm yếu kém của mình. Nhưng sâu xa hơn, có lẽ đây là dấu vết đời sống xưng tội của một người Công giáo in vào cảm quan nghệ thuật quan niệm thân sinh của nhà văn này. Chính những điều đó đã làm nên Nam Cao.
Ăn năn là một trạng thái tinh thần mà trong đó người ta nghiêm khắc kiểm đi ôm mình, dũng cảm phán xét những tội lỗi yếu kém của mình. Thực chết ăn năn là một cuộc đấu tranh âm thầm. Một cuộc vật lộn không nhân nhượng: cái tốt, cải thiện tuyên chiến với cái xấu, cái ác. Cái cao cả phủ định cái thấp hèn lòng vị tha đang vượt lên sự vị kỉ. Cho nên ăn năn là phần chính để hoàn thiện, con người đối diện với chính mình để bồi đắp vun trồng phần người của bản thân mình. Viết về sự ăn năn hối cải là viết về cái phần sâu trong mỗi con người là khám phá cái phần sâu nhất trong đời sống, cái phần quyết định đến sự tiến bộ. Cho nên ăn năn cũng là biểu lộ sự sâu kín mà chân thực của tình người. Nam Cao đã nhìn nhận con người và cuộc đời ở tầng sâu nhất. Nhà văn đã thăm dò mọi diễn biến giằng co tinh vi dai dẳng nhất của trạng thái ăn năn. Những tác phẩm đã được tổ chức theo cái diễn biến trong khuôn khổ sinh động của những quá trình xa vào lầm lỗi, tha hóa rồi thức tỉnh một cách đau đớn của nhân vật. Nghĩa là tái hiện trạng thái ăn năn đã thực sự trở thành một phương thức mô tả nghệ thuật của văn xuôi nơi Nam Cao.
Đối tượng mà sở trường tâm lí của Nam Cao có thể phát huy tận độ hắn phải là trí thức. Viết về nông dân dù muốn dù không, ông vẫn phải nhập vai. Còn viết về tri thức là viết về mình là đem chính cái con người mình ra mà phán xét. Hay nói như Nguyễn Minh Châu là căng nọc mình ra trên giấy để mà hành hạ, đầy ải, dày vò. Bởi vì chính cái ăn năn là đau khổ, không thoát khỏi ăn năn là một bi kịch tinh thần nên văn của Nam Cao đâu còn là văn! Nó là tiếng kêu, tiếng rên của một tinh thần bị gào xé. Nó là tâm, nó là huyết, là máu lệ hóa thân thành chủ nghĩa.
Mà mỗi giây vô thức nhức nhối vẫn là: sống và viết. Đâu chỉ là những trăn trở nhận thức để từ đó bật lên những tuyên ngôn nghệ thuật về nghề văn; mà trước hết là vật vã quằn quại của một con người trong cuộc sống hàng ngày mà tấn bi kịch tinh thần có thể hủy hoại cả đời người, có thể đánh hỏng cả những nhân cách vốn trong trẻo, thuần khiết.
Đời thừa chính là tấn bi kịch đó. Nhân vật nhà văn Hộ cứ bị giết chết những ước mơ đẹp nhất, cứ bị hủy diệt dần những tâm tính tốt nhất. Từ một nhà văn chân chính với đạo đức nghề nghiệp mẫu mực, đã trở thành một ngòi bút bất lương, đê tiện, từ một con người nhân từ cao cả, thành một kẻ tồi tệ, khốn nạn. Hộ đã đánh mất mình, hàng ngày chứng kiến cái anh chàng Hộ của ngày xưa đang chết dần, chết mòn trong mình một cách thảm hại mà vô phương cứu chữa. Điều duy nhất cho thấy Hộ còn chưa chết hẳn, còn được là chính mình chút ít, ấy là sự ăn năn. Nhưng điều bi kịch nhất của Hộ là chỉ biết ăn năn suông. Nghĩa là Hộ không thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn của ăn năn.
Đầu tiên là chuyện viết. Nhập vào dòng ăn năn của nhân vật Nam Cao đã phác họa cái chân dung đầy luyến tiếc của Hộ. Trước Hộ là một ngòi bút kiêu hãnh: đặt nghệ thuật cao hơn tất cả: đâm xả thân cho lí tưởng; viết thận trọng với một ấp ủ nung nấu về một tác phẩm lớn vừa đau đớn vừa phấn khởi, ca ngợi tình thương, lòng bác ái và sự công bằng, tầm cỡ vượt ra ngoài bờ cõi và ăn giải Nobel; coi sáng tạo là nhân cách người cầm bút. Nghĩa là một nghệ sĩ có quan niệm khắt khe về nghề nghiệp, có đạo đức về nghề nghiệp, có ý chí lớn về nghề, tâm huyết lớn với đời. Đó không phải là chân dung được vẽ bằng những nét lãng mạn. Đó chính là cái thời bay bổng lãng mạn của Hộ được vẽ bằng những nét hiện thực. Hộ đang bay trên đôi cánh của khát vọng tới những viễn tưởng đầy hứa hẹn ấy là ngày xưa. Hồi ấy Hộ mới biết là chưa thực sống. Giờ đây, khi ghép mình vào đời tư, phải gánh vác cả một gia đình cuộc sống cơm áo đã vắt kiệt sức lực, đã làm tiêu tan bất lực của Hộ. Trước Hộ coi thường đồng tiền, giờ đồng tiền đã làm Hộ khốn đốn, đồng tiền đã biến Hộ thành tù nhân, thành nạn nhân từ lúc nào Hộ không nhớ nữa. Vợ con Hộ muốn sống, cần phải có tiền. Hộ chỉ có một cách kiếm tiền duy nhất là viết. Muốn không chết đói phải viết, muốn viết nhưng phải nhanh. Muốn viết nhanh phải viết ẩu. Dễ dãi, cẩu thả, bất lương, đê tiện, đó là cơ chế vô hình để cuộc đời đánh hỏng một nhà văn. Không phân tích ăn năn, chắc Hộ không đau khổ. Người ta chỉ thực sự sa vào bi kịch khi ý thức về bi kịch của mình. Hộ đã tự sỉ vả bằng những lời thậm tệ nhất “sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng đã là bất lương rồi Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật đê tiện”. Hộ đã đay nghiến, dằn vặt mình, không tha thứ cho mình. Văn chương vốn được Hộ coi như cái đạo thiêng liêng của kẻ viết, thì bây giờ chính Hộ lại biến nó thành “cần câu cơm”. Sáng tạo từng được coi là tư cách của nghệ sĩ, giờ đây đã bị lối viết lần hồi kiếm ăn biến thành những trò khéo tay tầm thường. Hộ đang trở thành chính những gì mà Hộ căm ghét, lên án, ghê tởm. Hộ đang chà đạp lên những gì mình tôn thờ. Làm nghệ sĩ mà không sáng tạo thì là một sự phỉ báng nghệ thuật, là sự tước bỏ tư cách nghệ sĩ của mình. Trong trạng thái ăn năn thành thực gay gắt, Hộ thấy mình là kẻ vô ích, một người thừa. Buồn chán, nhục nhã ê chề, đau đớn, lương tâm của Hộ bị quất từ mọi phía. Ăn năn là trạng thái thanh lọc bản thân nếu nó tìm được lối thoát để vượt mình. Những cuộc ăn năn của Hộ chỉ dìm Hộ sâu vào bi kịch, nó chỉ cho thấy cái nguy cơ tất yếu: Hộ sẽ chết đuối trong bi kịch ấy!
Thực ra, Hộ có tìm thấy lối thoát, một lối thoát ngỡ là hữu hiệu, ấy là hi sinh. Thật là một sự lựa chọn nghiệt ngã, muốn tiếp tục theo đuổi lí tưởng thì phải bó mặc vợ con, còn muốn cưu mang thì phải từ bỏ lí tưởng. Hoặc làm nghệ thuật, hoặc là tình thương; hoặc là khát vọng, hoặc là bổn phận. Muốn thành công cho mình thì phải tàn nhẫn. Hộ chỉ có quyền lựa chọn và chỉ một cách. Trong tình huống ấy, Hộ thấy khát vọng là vị kỉ, chạy theo khát vọng là nhẫn tâm. Hộ đành hi sinh, bởi Hộ tôn thờ lẽ sống, tình thương. Nếu sáng tạo làm nên tư cách một nghệ sĩ thì tình thương làm nên tư cách một con người. Không sáng lạng, Hộ chỉ không làm được một nghệ sĩ, nhưng bỏ tình thương thì Hộ sẽ không còn là con người. Lựa chọn của Hộ là cao cả: vùi sâu chôn chặt khát vọng sáng tạo tận đáy lòng, chuyên tâm gánh vác cái gánh nặng cơm áo để làm một con người.
Nhưng cuộc sống tàn ác không chịu buông tha. Nó không cho Hộ được, làm nghệ sĩ mà cùng kiên quyết không cho Hộ làm một con người. Đó là bi kịch song đôi, bi kịch nhân đôi của anh tri thức nghèo dấn thân vào bút mực.
Cùng trong ăn năn dai dẳng của nhân vật, Nam Cao đã làm sống dậy con người ngày xưa của Hộ. Có thể nói, Hộ đã đến với Từ như một ông thánh. Trong lúc Từ bị một tên sở khanh phản bội, cả tính mệnh và danh dự bị đe dọa, Hộ đã đến với Từ. Không phải bằng tình yêu - tình yêu không có được sức mạnh ấy - mà bằng tình thương. Chỉ có tình thương lớn mới có hi sinh lớn. Hộ không đến với Từ như một tình nhân đến với một tình nhân, mà là một ân nhân cứu vớt một nạn nhân. Hộ đã nguyện cả đời che chở, chăm sóc những con người yếu ớt, những số phận đáng thương như thế. Lúc này, Hộ cũng vứt bỏ khát vọng thiêng liêng nhất của mình để tiếp tục cưu mang, tiếp tục chung thủy với lẽ sống, tình thương.
Nhưng cái khát vọng kia không chịu chết. Nó chưa bao giờ chết hẳn. Nó vẫn âm thầm sống và tìm cơ hội thức dậy. Nó thức dậy và không cho Hộ được sống. Ấy là khi Hộ gặp những người bạn văn chương hay nghe tin về sự thành đạt của một đồng nghiệp. Cái mặc cảm vô ích, sống thừa, mặc cảm thua kém, mặc cảm giữa đường đứt gánh đã hành hạ Hộ một cách đau đớn. Hộ thấy hận đời, sầu đời. Ban đầu Hộ tìm đến rượu để quên, nhưng rượu lại như một thứ dầu tưới vào lửa hận. Cái mối hận trầm kha đó đã trở thành một thứ ác quỷ, ngày một hủy hoại tình thương của Hộ, phá phách tâm hồn của Hộ. Từ một ông thánh đầy độ lượng nhân từ, bao dung đối với vợ con, Hộ đã trở thành một kẻ thô bạo, tàn nhẫn yếu đuối mà mình tự nguyện che chở - bao nhiêu là tàn nhẫn, phũ phàng, mù quáng. Hộ đã trở thành một thứ “Chí Phèo”, “Chí Phèo” trí thức.
Nếu chỉ trượt dài trên cái đà ấy một lần, Hộ sẽ hoàn toàn thành một kẻ tồi tệ, khốn nạn. Nhưng Hộ không đau khổ, điều đau đớn là Hộ có lúc phản tỉnh ăn năn và Hộ rơi vào bi kịch. Nhìn ra tất cả sự thảm hại trong con người mình, Hộ đã khóc, khóc một cách cay đắng, chua xót, khỏe một cách bất lực và tuyệt vọng: bởi Hộ chỉ có thể ăn năn mà không thể thoát khỏi sự ăn năn. Ăn năn để cho lương tâm trừng phạt mình một cách không khoan nhượng, không buông tha. Nhưng ăn năn cũng chỉ để thấy mình là một “thằng khốn nạn”: “Anh... anh... chỉ là một thằng khốn nạn mà thôi”.
Là một người vợ nhân từ, hiền hậu, Từ có nhìn ra thực chất con người Hộ và cất lời bào chữa: “Trong Anh chỉ là một người khổ sở!..”. Đó cũng là lời bào chữa của Nam Cao: khổ sở đã khiến con người trở nên khốn nạn.
“Ai làm cho khói lên trời?...” Tiếng ru ai oán của Từ được Nam Cao dùng để khép lại thiên chất là lời chất vấn cái xã hội ấy. Đó cũng là lời kết án một xã hội thù địch với khát khao vươn lên hoàn thiện của con người. Một xã hội không vun xới cho những ước mơ cao đẹp, không vun trồng cho những tâm tính tốt đẹp, mà chỉ đánh hỏng những đời người, thì đó là một xã hội phi nhân tính. Chất người đang chết là một xã hội đang chết... Trái tim của Nam Cao đang đau nỗi đau của cả giới tri thức, đau nỗi đau của cả cuộc đời này. Thế đấy, không có trái tim nhân đạo thì không thể có một ngòi bút hiện thực. Giá trị hiện thực, tự nó đã bao hàm giá trị nhân đạo. Đâu còn là những trang văn mà là những trang đời, đó là những dòng đời hiện lên trong nước mắt, ứa ra từ một tâm hồn đau!
- Tuần 1 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 2 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 3 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 4 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 5 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 6 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 7 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 8 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 9 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 10 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 11 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 12 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 13 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 14 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 15 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 16 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 17 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 18 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 19 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 20 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 21 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 22 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 23 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 24 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 25 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 26 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 27 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 28 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 29 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 30 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 31 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 32 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 33 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 34 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 35 sgk ngữ văn lớp 11
- Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo