Đề bài: “Vấn đề Đôi mắt đã được đặt ra từ trước Cách mạng qua các tác phẩm của ông”. (Nguyễn Hoành Khung) Dựa vào những tác phẩm đã học và đọc thêm của Nam Cao, anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên
Nhà thơ Raxun Gamratốp đã từng đề cao “đôi mắt” của người nghệ sĩ: “Đừng nói hãy cho tôi một đề tài mà nói hãy cho tôi một đôi mắt”. Đối với mỗi người cầm bút, vấn đề đôi mắt luôn có ý nghĩa định hướng quan trọng.
- Bài học cùng chủ đề:
- Đề bài: Phân tích bi kịch của người tri thức nghèo trong xã hội cũ qua nhân vật Hộ trong truyện ngắn “Đời thừa” của Nam Cao, từ đó nếu giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.
- Đề bài: Phân tích truyện ngắn “Đời thừa” của Nam Cao.
- Đề bài: Phân tích bi kịch của người trí thức Hộ trong tác phẩm”Đời thừa” của Nam Cao
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
BÀI LÀM
Nhà thơ Raxun Gamratốp đã từng đề cao “đôi mắt” của người nghệ sĩ: “Đừng nói hãy cho tôi một đề tài mà nói hãy cho tôi một đôi mắt”. Đối với mỗi người cầm bút, vấn đề đôi mắt luôn có ý nghĩa định hướng quan trọng. Có lẽ chính vì vậy vấn đề “Đôi mắt” đã được đặt ra từ trước cách mạng qua các tác phẩm của Nam Cao (Nguyễn Hoành Khung).
Nêkratốp đã từng lí giải nguồn gốc các sáng tác của mình là do những nỗi đau khổ từ lâu bị kiềm chế, nay rạo rực sôi lên trong lòng. Còn đối với nhà văn Nam Cao, những trang văn lại được thôi thúc từ chính “Đôi mắt”. Nói “Đôi mắt” ở đây ta không đề cập đến góc độ sinh học, là một bộ phận của con người mà trong văn học, đôi mắt là cách nhìn, cách đánh giá về cuộc sống của nhà văn. Đây là một khía cạnh trong sáng của tác phẩm người nghệ sĩ. Trong tác phẩm Đôi mắt, Nam Cao đã từng nhắc tới hai hình ảnh đối lập là đôi mắt của tình thương và đôi mắt của người ích kỉ. Hai đôi mắt đối lập ấy là tượng trưng cho hai cách nhìn đời khác nhau. Đôi mắt ráo hoảnh của phường ích kỉ là đôi mắt không có lòng thương, ích kỉ, hẹp hòi. Đó chính là cái nhìn cuộc sống phiến diện, xuôi chiều, chỉ thấy mặt xấu trong xã hội của Hoàng. Còn đôi mắt của tình thương là đôi mắt đã phát hiện ra những cảnh ngộ đáng thương của cuộc đời. Đôi mắt ấy không bao giờ nhìn sự việc, sự vật qua vẻ bề ngoài hoặc qua một số hiện tượng từ bề nổi để áp đặt vào nội dung bên trong. Theo Nam Gao, người nghệ sĩ phải tìm được những nguyên cớ bên trong. Nhân vật Độ có lúc cũng thấy “gần như thất vọng” khi thấy người nông dân phần đông dốt nát, nhát sợ, nhịn nhục một cách đáng thương. Nhưng với đôi mắt của tình thương, Độ đã phát hiện ra vẻ đẹp tâm hồn ẩn kín trong những con người rất đỗi bình dị ấy. Đôi mắt viết năm 1948 đã thể hiện rõ vấn đề cá nhân của Nam Cao nhưng vấn đề “Đôi mắt” ấy thực chất đã được đặt ra từ trước Cách mạng. Nhà văn đã đặt ra yêu cầu về cách nhìn đời, nhìn con người đối với người nghệ sĩ.
Khi soi vào thực tế sáng tác của ông, người đọc thấy được mặc dù tác phẩm Đôi mắt sau Cách mạng mới ra đời nhưng vấn đề “Đôi mắt” đã được đề cập và thể hiện rất rõ qua các sáng tác trước Cách mạng. Những sáng tác của Nam Cao trước Cách mạng đều là sản phẩm kết tinh từ đôi mắt của tình thương, của trái tim nhân đạo. Dẫu rằng viết văn nói một giọng điệu sắc lạnh nhưng nhân vật của ông là được đánh giá chính xác trên cơ sở niềm tin, tình thương. Những tác phẩm Chí Phèo, Lão Hạc, sống mòn, Đời thừa đã chứng minh cho đôi mắt tình thương ấy.
Nếu thế giới nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng mở ra theo diện rộng của không gian với một thế giới nhân vật đông đúc thì thế giới nghệ thuật của Nam Cao chỉ là một vùng nông thôn nhỏ hẹp hay một góc thành thị nghèo nàn. Trong các sáng tác của Nam Cao, không gian ấy đã gắn liền với từng số phận nhân vật. Không gian nông thôn trong truyện ngắn của Nam Cao là một vùng quê nghèo, ảm đạm, nơi những con người đã chìm lấp trong đói nghèo. Có lẽ cũng vì thế mà vấn đề miếng ăn và cái đói luôn ám ảnh nhà văn. Truyện viết về người nông dân có khi chỉ diễn ra trong một điện không gian nhỏ hẹp nhưng sức khái quát của truyện lại rất lớn. Chí Phèo, Lão Hạc, Dì Hảo... không chỉ là câu chuyện về cảnh ngộ, một số phận của một con người mà đó là tiếng nói về một kiếp người, một giai cấp trong xã hội trước Cách mạng. Không gian thành thị trong Nam Cao cũng chỉ là một góc thành thị nghèo, tù túng nơi những tri thức tiểu tư sản nghèo đang bị cơm áo đè sát đất. Cuộc đời vốn đầy khát vọng cái đẹp của họ chỉ là “những toa đầy nặng khổ đau”(Tế Hanh).
Với những không gian chật hẹp, những thân phận bé nhỏ ấy tưởng như ngòi bút của Nam Cao sẽ thấy không đủ điều kiện để khai thác nhưng không phải. Người nghệ sĩ có tài không chỉ phóng bút trước những miền không gian xa xôi, rộng lớn, cũng không phải chỉ phản ánh một thế giới nhân vật dày đặc với hàng trăm ngàn cảnh đời khác nhau. Thiên tài có khi chỉ đào sâu, tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi trên mảnh đất nhỏ hẹp, đã khai phá. Ngay trong không gian quen thuộc, nhỏ hẹp, với hai đề tài cũ: là viết về người nông dân và tri thức. Nam Cao vẫn hấp dẫn người đọc bởi vốn sống và đôi mắt tình thương của mình. Những trang văn của ông là những trang đời, là tâm, là huyết, là máu lệ hóa thân thành chữ nghĩa (Chu Văn Sơn).
Viết về đề tài người nông dân, trước Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan đã có những tác phẩm rất thành công, in đậm dấu ấn riêng. Là người đến sau nhưng Nam Cao không phải là người thấy “kẻ khác ăn khoai cũng vác dao đi mập. Ngòi bút của ông đã bắt rễ sâu vào hiện thực cuộc sống. Giữa lúc người ta đang đắm mình trong những chuyện tình thơ mộng và hùa nhau phụng sự cái thị hiếu tầm thường của độc giả, Nam Cao đã mạnh dạn đi theo con đường riêng. “Con đường ấy xuất phát từ chính đôi mắt tình thương sâu sắc. Trong trang văn ấy không có chân dung của chị Dậu, anh Pha mà chỉ có hình ảnh lão Hạc. Chí Phèo..., đầy ám ảnh.”
Trong Lão Hạc, người đọc bắt gặp cái nhìn sâu sắc của nhà văn với lão Hạc. Cả cuộc đời lão là một chuỗi ngày dài đầy nước mắt và khổ đau. Lão sống cuộc đời nghèo khổ với số tiền ít ỏi “bán vườn” và “làm thuê”. Nhưng còn đau khổ hơn khi lòng lão lúc nào cũng đè nặng nỗi đau tinh thần. Con trai vì bất đắc dĩ mà bỏ đi phu đồn điền bỏ lại lão cô đơn với con chó vàng. Nhưng rồi vì cuộc sống, lão cũng đành bán con Vàng. Bán chó là lão đã bán đi niềm vui mong manh cuối cùng, là bán đi “cái người bạn” ngày đêm bên mình. Nỗi đau đã “nỡ lừa con chó” của lão cứ day dứt khôn nguôi. Trong tác phẩm Nam Cao viết: “Chao ôi, đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn”. Ở Lão Hạc, Nam Cao đã khéo léo, tài tình khi để cho nhiều người đánh giá lão Hạc dưới nhiều góc độ nhìn khác nhau. Ông giáo dù cảm thương lão Hạc nhất nhưng cũng có lúc không hiểu lão. Ông giáo từng so sánh việc bán con chó vàng của lão Hạc với việc ông bán năm quyển sách của mình. Nhưng đến khi thấy lão hu hu khóc thì ông giáo mới vỡ lẽ vì sao lão Hạc băn khoăn mãi khi bán con chó. Khi lão Hạc xin bả chó, ông giáo cũng thất vọng than thở: “Hỡi ơi, lão Hạc thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết... Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn”. Chỉ đến khi chứng kiến cái chết của lão, ông giáo mới vỡ lẽ cho sự ngộ nhận trước đó. Binh Tư sẵn có một tâm lí .nhìn người “lòng vả cũng như lòng sung” nên nhìn lão Hạc dưới con mắt: ‘Thật ra thì lão chỉ tầm ngầm thế, nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu...”. Vợ ông giáo, một con người khổ quá “cũng nhìn lão với đôi mắt vị kỉ: “Cho lão chết! Ai bảo lão có tiền mà chịu khổ”. Nam Cao đã lật đi lật lại vấn đề, không nhìn phiến diện mà bằng đôi mắt của sự cảm thông, Nam Cao đã thấy được những phẩm chất của lão. Lòng nhân hậu, thương con, giàu lòng tự trọng của lão đã làm ấm nóng cả thiên truyện. Xuất phát từ tình thương cao đẹp ấy, lão đã sẵn sàng chết. Lão chết để giữ nhân phẩm cho mình, cho con. Chết nhưng không muốn phiền hàng xóm. Không muốn con trai lão khi trở về tứ cố vô thân như một Chí Phèo với những cơn say chửi trời, chửi đời, chửi cả người đẻ ra hắn. Qua truyện, Nam Cao đã đưa ra một thông điệp: phải nhìn người nông dân hàng cái nhìn cảm thông, toàn diện để thấy rõ bản chất, cái đẹp tâm hồn ẩn kín quá bề ngoài gàn dở mà có khi vì phiến diện, lệch lạc, nông cạn, con người khó phát hiện ra. Nhân vật “tôi” không phải có sẵn một đôi mắt tình thương. Hành trình khám phá tìm hiểu đánh giá về người khác phải trải qua những ngộ nhận để rồi mới vỡ lẽ. Đó là hành trình đi tìm đôi mắt tình thương.
Cũng viết về người nông dân nhưng Chí Phèo lại gợi cho độc giả những ấn tượng khác. Nhân vật Chí Phèo xuất hiện trong tác phẩm thường đi liền với những cơn say, đi kèm với ngôn ngữ chửi và luôn luôn gắn liền với những hành động gây sự: rạch mặt, ăn vạ. Chí Phèo đã từng “phá bao nhiêu cơ nghiệp, đạp đổ bao nhiêu cảnh yên vui”. Một con người - một con quỷ như thế dễ gì có được sự cảm thông, yêu thương của người đời. Nhưng Chí Phèo càng giống quỷ dữ bao nhiêu thì chứng tỏ đôi mắt tình thương của Nam Cao càng sâu sắc bấy nhiêu. Quá trình phát hiện ra tính người của Chí Phèo quả là một hành trình của Nam Cao: đi tìm phát hiện ra hạt ngọc ẩn sâu trong mỗi người. Ngay từ đoạn văn mở đầu, Nam Cao đã thể hiện tình thương của mình khi nói về tiếng chửi của Chí Phèo. Hắn đang đi trên sa mạc cô đơn, niềm khát khao giao cảm của Chí như ngọn lửa thiêu đốt Chí. Đáp lại những tiếng chửi của Chí là tiếng chó sủa, tiếng: “Thế thì có phí rượu không?”. Những lời lẽ ấy chính là tiếng lòng thổn thức, xót xa của Chí và cũng là tiếng nói cảm thông chân thành của nhà văn. Theo diễn biến câu chuyện, đôi mắt tình thương ấy cứ quan sát cuộc đời nhân vật, bênh vực, cãi trắng án cho Chí Phèo: “Hắn làm tất cả những việc ấy trong lúc say”. Nhà văn đã biện minh cho những việc làm của Chí, khẳng định thủ phạm gây ra việc làm, hành động ấy chính là rượu. Trong suốt tác phẩm, nhà văn có một niềm tin mãnh liệt vào tính người của nhân vật. Tính người của Chí Phèo hé dần cho đến khi thị Nở xuất hiện đã mở toang cánh cửa tình người từ lâu khép chặt trong lòng Chí. Bát cháo hành của thị Nở chính là biểu hiện của tình thương cao đẹp. Người ta có nói: “Có lẽ vì vậy mà người ta đã gọi lương tâm là một khối ba góc ở trong tim ta. Khi ta làm gì tốt thì nó nằm yên. Khi ta làm gì xấu, nó quay và đâm các góc nhọn vào ta. Nếu ta cứ làm điều xấu, các góc nhọn của nó mòn dần và không làm ta cảm thấy gì nữa” (Weapons and Workers). Nam Cao không muốn và không tin con người sẽ trở nên như vậy. Kết thúc Chí Phèo là một minh chứng cho niềm tin ấy. Chí Phèo chết nhưng đó là cái chết “mở” đầy ý nghĩa. Đó là biểu hiện cao nhất của tình người ở Chí. Qua Chí Phèo, nhà văn đã thể hiện tấm lòng cảm thông, sẻ chia sâu sắc. Đây cũng là cái gốc của đôi mắt tình thương mà người đọc bắt gặp trong Một hữu no...
Không chỉ thể hiện đôi mắt nhìn ấy trong đề tài người nông dân mà trong Đời thừa, Sống mòn,... nhưng trông vẫn đầy cảm động về người trí thức ta cũng bắt gặp đôi mắt ấy. Nhân vật Hộ trong Bởi thừa sẽ dễ dàng bị đánh giá sai lệch nếu không có cái nhìn cảm thông, tin yêu bởi đó là một nghệ sĩ tự làm hỏng sự nghiệp của mình, một người cha vi phạm lẽ sống tình, thương, một người chồng đánh đập vợ con. Hộ thất vọng trong văn chương, buồn chán trong không khí gia đình. Anh tìm đến men rượu để quên đi tất cả. Và cũng giống như Chí Phèo, Nam Cao để anh làm những việc sai trái trong những cơn say như để bênh vực cho nhân vật. Bằng tình thương, Nam Cao nhận ra sau mỗi lần vi phạm lẽ sống, là một lần Hộ ân hận, tự nguyền rủa mình “à kẻ khốn nạn”. Ông đã từng viết những trang văn “bằng phẳng và quá ư dễ dãi” sau mỗi lần đọc lại, “đôi mắt” xấu hổ giận dữ với chính mình, tự nguyền rủa mình là kẻ bất lương. Dường như nhân vật của Nam Cao đã biết ăn năn, sám hối. Ta nhận ra bi kịch tinh thần của con người. Gánh nặng cơm áo đè sát đất đã biến những ước mơ, khát vọng của Hộ trở nên xa vời. Ngòi bút của nhà văn đã đi sâu vào mọi ngõ ngách trong tâm hồn Hộ để “cố tìm và hiểu”. Nếu không đôi mắt tình thương làm sao Nam Cao có được những trang văn xúc động đến thế!
Trong tiểu thuyết Sống mòn, người đọc đã bắt gặp cả một nhóm những trí thức đến bữa ăn cãi nhau như họp, lại chi li từng đồng tiền bát gạo, nghĩ xấu về nhau. Thứ trong truyện là một người “sống mòn”. Sự tù túng của cuộc sống xung quanh đã làm cho tâm hồn Thứ nguội lạnh, khô héo. Thứ nghi ngờ vợ, nghe tin Đích ốm, Thứ đã mong cho Đích chết. “Cái chất độc ở ngay trong sự sống đã ngấm dần khiến Thứ đã chết” dần từ lúc nào. Nhưng cũng với đôi mắt tình thương. Nam Cao đã nhận ra sự ăn năn, hối hận của Thứ. Thứ đã buồn bã vì nhân cách của y, đã khóc vì sự hoen ố của bản thân mình. Dòng nước mắt của Thứ là giọt nước mắt sung sướng cho sự hồi tỉnh của một nhân cách. Thứ đã cảm nhận được cuộc sống của mình “sẽ mốc lên, sẽ gỉ đi, sẽ mòn, sẽ mục ra” nhưng chính Thứ đã hi vọng vào cuộc sống khác “sau cuộc chiến tranh này, có lẽ cuộc sống sẽ dễ dàng hơn, công bằng và tốt đẹp hơn”. Đó cũng là niềm tin mà Nam Cao muốn gửi gắm cho mỗi số phận khổ đau của mỗi nhân vật. Phải chăng chính vì Nam Cao viết về những nhân vật này ngòi bút Nam Cao không lạnh lùng, khách quan mà tha thiết gắn bó. Tác giả xem mình là ’’người trong cuộc” (Hà Minh Đức).
Tuy không nêu trực tiếp như một tuyên ngôn nghệ thuật nhưng đọc những trang văn của Nam Cao trước Cách mạng, ta vẫn cảm nhận được sâu sắc của vấn đề đôi mắt. Những trang văn nóng hổi được soi chiếu bằng đôi mắt của tình thương ấy là sản phẩm của tình thương và trách nhiệm của người viết. Phải nhìn con người bằng đôi mắt của tình thương - đó phải chăng chính là bức thông điệp mà nhà văn Nam Cao muốn gửi đến muôn đời. Quả thực; vấn đề ”Đôi mắt” là vấn đề cơ bản của chủ nghĩa hiện thực Nam Cao (Nguyễn Đăng Mạnh).
Trước Cách mạng, tác phẩm của Nam Cao đã khẳng định sâu sắc vấn đề đôi mắt. Đó cũng là tâm niệm của các nhà thơ những người nghệ sĩ lớn từ xưa đến nay, Xuân Diệu đã từng bộc bạch: “Tôi nhìn rõ trong đêm vì trái tim tôi sáng”.
“Đôi mắt” là cách nhìn đời, nhìn người, và bao giờ cũng hết sức quan trọng đối với những nghệ sĩ chân chính. Phải có chỗ đứng đúng, thì mới có cách nhìn nhận đúng. Nếu như trước Cách mạng, Nam Cao hay đi sâu vào bi kịch tâm hồn của người trí thức, mong muốn có sự thay đổi hoàn cảnh để họ phát triển, thì nay ông đặt vấn đề trách nhiệm của trí thức trước sự nghiệp chung của dân , tộc. Điều này chứng tỏ sự chuyển biến của một nhà văn lớn ở những giai đoạn khác nhau của văn học và lịch sử. Bớt nói: “Trong cái nhìn có trí tuệ, linh hồn và cả thể xác”. Nêu lên vấn đề “Đôi mắt” cũng chính là Nam Cao đã nhận ra con đường đi của những người nghệ sĩ lớn. Và quả thực những trang văn của ông đã bất tử với đời.
- Tuần 1 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 2 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 3 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 4 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 5 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 6 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 7 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 8 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 9 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 10 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 11 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 12 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 13 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 14 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 15 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 16 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 17 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 18 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 19 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 20 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 21 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 22 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 23 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 24 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 25 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 26 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 27 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 28 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 29 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 30 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 31 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 32 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 33 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 34 sgk ngữ văn lớp 11
- Tuần 35 sgk ngữ văn lớp 11
- Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo