Bài số 61: Cảm nhận về giọng điệu trong bài thơ Con cò của Chế Lan Viên
Khi đọc Con cò của Chế Lan Viên ấn tượng về giọng điệu âu yếm, tình cảm làm người đọc khó quên. Giọng điệu ấy được cảm nhận thông qua hệ thống ngôn từ mà nhà thơ sử dụng trong tác phẩm.
- Bài học cùng chủ đề:
- Bài số 52: Cảm nhận về bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy.
- Bài số 53: Những trăn trở, suy tư của người lính sau chiến tranh qua bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy.
- Bài số 54: Bài học sâu sắc mà em cảm nhận được từ Ánh trăng của Nguyễn Duy.
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
BÀI LÀM
Giọng điệu là yếu tố làm nên ấn tượng sâu sắc vẻ một tác phẩm văn học đối với người đọc. Sẽ không ai quên chất giọng lửng lơ, xa vời trong Tiếng sáo thiên thai của Thế Lữ hay giọng mơ màng trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư, giọng sôi nổi trong Vội vàng của Xuân Diệu. Và khi đọc Con cò của Chế Lan Viên ấn tượng về giọng điệu âu yếm, tình cảm làm người đọc khó quên. Giọng điệu ấy được cảm nhận thông qua hệ thống ngôn từ mà nhà thơ sử dụng trong tác phẩm. Phải chăng cảm hứng ngợi ca tình yêu thương bao la của mẹ đã tạo nên chất giọng ấy trong suốt bài thơ.
Mở đầu bài thơ là giọng điệu của những câu hát dân gian:
Con còn bế trên tay
Con chưa biết con cò
Nhưng trong lời mẹ hát
Có cánh cò đang bay
Đối tượng gọi của lời hát là “con” - một phần máu thịt của mẹ. Giọng thơ tình cảm, âu yếm thiết tha kể về lời ru của mẹ. Trong lời ru con có cả quê hương, có cánh đồng cò bay thẳng cánh, có những cuộc đời lam lũ gian nan, có những số phận đắng cay tủi nhục và có tình yêu thương bao la, những vỗ về âu yếm mẹ luôn dành cho con.
Ngủ yên! Ngủ yên! Cò ơi, chớ sợ!
Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng!
Dù con còn trong nôi, con chưa biết con cò, chưa hiểu lời mẹ hát, nhưng giọng tình cảm âu yếm ấy sẽ là vành nôi ru con vào giấc ngủ.
Đến đoạn thơ thứ hai, những nét khái quát về cuộc đời niên thiếu và trưởng thành của con được miêu tả lướt nhanh với một giọng điệu kể truyện tuần tự, nhằm diễn đạt một hình ảnh tâm hồn luôn luôn bên con: hình ảnh con cò. Con cò từ ca dao, con cò bước vào lời ru của mẹ, con cò cùng con lớn lên con cò làm nên tâm hồn thi sĩ của con. Nhịp điệu dài, ngắn với khoảng lặng ở câu cuối cùng gợi âm hưởng ngân nga của lời ru những buổi trưa hè. Cánh cò từ khi nào đã trở thành máu thịt cuộc đời con làm nên “hơi mát” cho câu văn thi sĩ và cánh cò sẽ mãi mãi bên con.
Đoạn thơ thứ ba giọng thơ thấm đảm cảm xúc yêu thương:
Dù ở gần con,
Dù ở xa con,
Lên rừng xuống bể,
Cò sẽ tìm con,
Cò mãi yêu con.
Những câu thơ ngắn có hình thức giống những lời dặn dò của mẹ trong những đêm hè mẹ kể con nghe. Lời dặn giản dị mộc mạc mà hàm nghĩa sâu xa. Sự lặp lại liên tục của những từ ngữ ở gần con, dù ở xa con như láy đi láy lại cảm xúc yêu thương đang trào dâng trong tâm hồn mẹ. Mà có thể cả con cũng chẳng thể nào hiểu hết. Đó là quy luật của mọi tấm lòng người mẹ trên đời, là quy luật chỉ riêng mẹ hiểu. Đến đây giọng thơ như lắng lại lời ru của mẹ trải ra trong cảm xúc riêng mình:
Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.
Kết thúc bài thơ, lời thơ trở về với hình thức của tiếng ru: “à ơi”. Nhịp điệu của câu thơ dồn về với những vần “ôi”, “ơi”, “ơi”, “ôi” nối tiếp nhau trong khổ thơ!
"À ơi!
Một con cò thôi,
Con cò mẹ hát
Cũng là cuộc đời
Vỗ cánh qua nôi.
Ngủ đi! Ngủ đi!
Cho cánh cò, cánh vạc,
Cho cả sắc trời
Đến hát
Quanh nôi.
làm cho câu thơ dù ngắn mà vẫn gợi cảm giác như là lời ru, ngân nga mãi trong lòng người đọc.
Vì thế, dù hình thức câu chữ không tương ứng với lời ru truyền thống nhưng cả bài thơ vẫn đậm đà chất giọng ru hời của tiếng ru đồng bằng Đắc Bộ. Linh hồn của tiếng ru ấy là tình yêu thương bao la, là những cảm xúc vỗ về âu yếm, là nỗi lo lắng của mẹ dõi theo con suốt cuộc đời. Mượn giọng điệu lời ru của mẹ, nhà thơ đã dựng lại thế giới tâm hồn Việt Nam trong những con người Việt Nam. Ở đó luôn ngự trị một hình ảnh đẹp nhất, không bao giờ phai mờ: Người mẹ. Tình mẹ là vầng mặt trời sưởi ấm khi con vấp ngã, là vầng trăng dịu dàng xoa những vết đau. Và chính bởi giọng điệu ấy mà những triết lí trong bài thơ thấm đẫm tình cảm chủ quan, cảm hứng ngợi ca, ngưỡng mộ của tác giả.
Đó chính là ấn tượng đặc biệt về giọng điệu khi đọc Con cò của Chế Lan Viên.
- Bài 1 sgk ngữ văn 9
- Bài 2 sgk ngữ văn 9
- Bài 3 sgk ngữ văn 9
- Bài 4 sgk ngữ văn 9
- Bài 5 sgk ngữ văn 9
- Bài 6 sgk ngữ văn 9
- Bài 7 sgk ngữ văn 9
- Bài 8 sgk ngữ văn 9
- Bài 9 sgk ngữ văn 9
- Bài 10 sgk ngữ văn 9
- Bài 11 sgk ngữ văn 9
- Bài 12 sgk ngữ văn 9
- Bài 13 sgk ngữ văn 9
- Bài 14 sgk ngữ văn 9
- Bài 15 sgk ngữ văn 9
- Bài 16 sgk ngữ văn 9
- Bài 17 sgk ngữ văn 9
- Bài 18 sgk ngữ văn 9
- Bài 19 sgk ngữ văn 9
- Bài 20 sgk ngữ văn 9
- Bài 21 sgk ngữ văn 9
- Bài 22 sgk ngữ văn 9
- Bài 23 sgk ngữ văn 9
- Bài 24 sgk ngữ văn 9
- Bài 25 sgk ngữ văn 9
- Bài 26 sgk ngữ văn 9
- Bài 27 sgk ngữ văn 9
- Bài 28 sgk ngữ văn 9
- Bài 29 sgk ngữ văn 9
- Bài 30 sgk ngữ văn 9
- Bài 31 sgk ngữ văn 9
- Bài 32 sgk ngữ văn 9
- Bài 33 sgk ngữ văn 9
- Bài 34 sgk ngữ văn 9
- Các thể loại văn tham khảo lớp 9